Tác dụng của cây xô thơm

Cây xô thơm (Sage) còn gọi là cây ngải đắng hay CỎ Đức mẹ, tượng trưng cho sự hòa mục, sự tôn kính…

Đặc điểm sinh học của cây xô thơm

Xô thơm là loài hương thảo được sử dụng rất rộng rãi ở châu Âu, là loài thực vật dùng làm thuốc cổ xưa đã có hơn 1.000 năm lịch sử. Xô thơm được rất nhiều người ưa chuộng chọn dùng làm rau gia vị, phù hợp làm các món thịt và cá.

Đặc biệt phù hợp với thịt hộp và xúc xích. Lá và hoa của cây có thể dùng pha trà, người châu Âu thường dùng xô thơm để làm nguyên liệu pha rượu. Chủng loại và màu sắc hoa xô thơm rất đa dạng, cũng là loài thực vật dùng để ngắm, có thể trồng thành bồn, cũng có thể trồng thành từng chậu bày biện trong nhà.

Xuất xứ của cây xô thơm

Xô thơm vốn phân bố ở bờ Địa Trung Hải và miền Nam châu Âu, hiện được trồng chủ yếu: ở Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Nga và Syria.

Ở Việt Nam chưa trồng xô thơm rộng rãi mang tính nguyên liệu bởi khí hậu không phù hợp. Chủ yếu trồng làm hoa cảnh ở vùng mát: Sapa, Đà Lạt…

Đặc điểm khoa học của cây xô thơm

Xô thơm là cây bụi nhiều năm, thân cao từ 30 – 80cm, rễ chất gỗ, phần dưới của cánh cứng như gỗ, cành non hình tứ lăng. Lá mọc đối xứng, hình bầu dục dài hoặc hình trứng tròn, tùy từng chủng loại mà mặt lá thô ráp hay trơn bóng, viền lá có hoặc không có răng cưa. Hoa nhỏ hình môi, có màu trắng, hồng, đỏ, lam, tím thường nở từ tháng 4 – 10.

Xô thơm ưa khí hậu ấm áp, hơi khô, cũng có khả năng chịu lạnh khá tốt, sinh trưởng phù hợp ở nhiệt độ 12 – 25 độ C, chịu hạn khá tốt, không chịu được úng nước, ưa môi trường đầy đủ ánh sáng và thông thoáng. Không yêu cầu cao về đất trồng, đất thông thường đều có thể sinh trưởng, ưa đất đá vôi hơi mặn, thoát nước tốt.

ứng dụng của cây xô thơm

Xô thơm là một loài thực vật có hoa trong họ hoa Môi, hoa có màu tím nhạt hay sẫm rất đẹp nên còn trồng làm cây cảnh.

Các thuộc tính chủng của tinh dầu

Cân bằng hóc môn; Chống nấm; Tái tạo da; Khử mùi: Sát trùng; An thần; Kích thích hệ thống tiêu hóa; Kích thích hưng phấn cảm xúc.

Ngoài ra, tinh dầu xô thơm còn được sử dụng thiết yếu trong việc trị liệu một số vấn đề sức khỏe của phụ nữ như: Lão hóa da; Trầm cảm sau khi sinh; Thần kinh mệt mỏi; Giãn tĩnh mạch; Lo âu; Viêm; Mệt mỏi và đau cơ bắp do lao động quá sức; Mãn kinh; Kinh nguyệt không đều, Đau bụng kinh; Viêm âm đạo.

Các nhà khoa học Anh vừa phát hiện sản phẩm từ cây Xô thơm (sage) có thể cải thiện trí nhớ của con người. Theo họ,

một số thành phần trong loại thực vật này kích thích mức hóa chất truyền thông tin trong não.

Một số ứng dụng khác của tinh dầu xô thơm

Ngoài việc sử dụng trị liệu trong Aromatherapy, tinh dầu nguyên chất xô thơm còn nổi tiếng trong ngành công nghiệp sản xuất nước hoa. Nhất là ở Anh, Pháp và Ma-rốc, loại tinh dầu này rất được ưa chuộng trong thành phần nước hoa.

Tinh dầu xô thơm cũng được sử dụng phổ biến trong công nghệ chế biến xà phòng, mỹ phẩm và các sản phẩm tẩy rửa. Nó cũng được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát. Tinh dầu xô thơm có hiệu quả cao khi bạn kết hợp với một số loại tinh dầu sau: Bergamot, hoa nhài, oải hương, đàn hương, cúc la mã, phong lữ, gỗ hồng mộc, ngọc lan tây, cam và tinh dầu họ cam chanh quýt cần thiết khác.

An toàn khi dùng tinh dầu xô thơm

Tuy nhiên phụ nữ trong thời kỳ mang thai KHÔNG sử dụng tinh dầu này và KHÔNG kết hợp chúng với các chất cồn như rượu, bia,… khi sử dụng tinh dầu này.

Khi bạn dùng tinh dầu xô thơm với số lượng lớn, nó có thể cho bạn cảm giác buồn ngủ. Vì thế, nên dùng số lượng vừa phải thích hợp với mục đích sử dụng.

Câu chuyện truyền thuyết của cây xô thơm

Cây xô thơm xưa có rất nhiều truyền thuyết cảm động lòng người. Tương truyền cây xô thơm vốn là một nàng tiên xinh đẹp sống trong rừng, ngày ngày sống cuộc đời vô lo vô nghĩ. Một hôm cô đang dạo bước trong rừng đột nhiên gặp một người thanh niên đẹp trai đang săn bắn, nàng tiên ngay lập tức đem lòng yêu chàng mà vốn nàng tiên không được phép yêu loài người. Người thanh niên nọ là một vị quốc vương, khi quốc vương chú ý tới nàng tiên xinh đẹp nọ thì chàng cũng lập tức bị mê mẩn bởi cô. Nhưng họ vốn ở hai thế giới khác nhau, vốn không thể đến với nhau, nhưng hai con người đang yêu cuồng si sẵn sàng từ bỏ tính mệnh của mình để bảo vệ tình yêu nồng thắm. Quốc vương bèn ôm chặt lấy nàng tiên, một ngọn lửa tình bừng cháy lên trong họ, vì thế cây xô thơm cũng được coi là biểu tượng của tình yêu nồng cháy.

Một truyền thuyết khác cho rằng trên đường Đức mẹ Maria ôm Jesus đi chạy trốn, chân mỏi khiến bà bước không nổi nữa mà bọn binh lính thì đã truy sát cận kề sau lưng, Đức mẹ đành phải chui vào vườn hoa bên cạnh. Đức mẹ nói với hoa hồng: “Hoa hồng ơi, xin người hãy giấu kín mẹ con ta.” Hoa hồng nghĩ mình quá xinh đẹp bên ngạo mạn từ chối lời thỉnh cầu của Đức mẹ. Sau đó Đức mẹ cũng cầu cứu hoa dâm bụt nhưng cũng bị từ chối. Lúc này có một loài cây nhỏ bé nhất mà người ta thường gọi là xô thơm đã giang rộng những chiếc lá xanh của mình trùm lên hai mẹ Con người bị nạn. Từ đó, cây xô thơm được gọi là cây Đức

mẹ, những người tôn sùng Đức mẹ cũng vì thế mà vô cùng tôn kính loài cây này.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...