Đặc điểm sự thành thục của cá

Tuổi thành thục của cá

Quy luật chung về phát dục của sinh vật nhiệt đới là tuổi thành thục sớm, chu kỳ sinh sản ngắn. Do vậy, hầu hết các loài cá kinh tế ở nước ta cũng có tuổi thành thục sớm. Có thể chia các loài cá ở nước ta theo nhóm tuổi thành thục lần đầu như sau:

– Nhóm cá thành thục khi đủ 12 tháng tuổi: cá Trê, cá Sặc rằn, cá Mè vinh, cá He, cá bống tượng.

– Nhóm cá thành thục khi đạt 24 tháng tuổi như: cá Tai tượng, Mè trắng, Chép.

– Nhóm cá thành thục từ 3 năm trở lên: cá Tra, cá Basa.

Mặc dù vậy, vẫn có một số cá thể đạt tới mức chín muồi sinh dục rất sớm so với tuổi thành thục lần đầu của các loài như cá Mè vinh có thể thành thục lúc 8 tháng tuổi, cá Trê vàng sau 8 tháng tuổi có thể mang sản phẩm sinh dục.

Đặc điểm sự phát dục của tuyến sinh dục của cá

Các kết quả nghiên cứu về tổ chức học của buồng trứng một số loài cá cho thấy quá trình phát triển của tuyển sinh dục cũng trải qua tuần tự các giai đoạn từ thấp đến cao.

Sự phân chia giai đoạn thành thục của noãn sào

Dựa vào sự phân chia tuyển sinh dục cá theo 6 thang bậc của Kixelevits (1925), Sakun và Butskaia (1968) và Nguyên Khoa Diệu Thu (1975) có thể phân chia như sau:

– Giai đoạn I: tuyển sinh dục chỉ là hai sợi nhỏ, màu sắc trong, nằm sát hai bên xương sống và thường dính sát với hai dãy mỡ chạy dọc hai bên xương sống. Mắt thường không phân biệt được đực cái.

– Giai đoạn II: tuyển sinh dục vẫn là hai dãy mỏng liên kết chặt chẽ với mô mỡ, mạch máu và mô liên kết kém phát triển. Mắt thường vẫn chưa phân biệt được đực cái.

Ở giai đoạn I và II, độ béo của cá cao nhất, thường ở mức Ball = 4 – 5.

– Giai đoạn III: kích thước và khối lượng buồng trứng tăng lên rõ rệt, mắt thường đã phân biệt được đực cái. Các tế bào trứng ở giai đoạn này đã thể hiện mức độ không đồng đều về mức độ phát triển, kích thước và màu sắc giữa các tế bào trứng không đồng nhất. Trong buồng trứng đã có một số ít tế bào trứng ở giai đoạn IV, tế bào ở giai đoạn III chiếm 20 – 30%, còn lại tế bào trứng ở giai đoạn I, II.

– Giai đoạn IV: buồng trứng đạt kích cỡ cực đại, chiếm 2/3 xoang bụng. Mạch máu và mô liên kết rất phát triển, tế bào trứng đạt kích thước tối đa, tròn và rời. Tuỳ theo mức độ phát triển của tế bào trứng mà người ta chia giai đoạn IV làm nhiều giai đoạn phụ khác:

+ Giai đoạn IVa: noãn hoàng mới tích luỹ từ trong ra, bụng đã to nhưng cứng, phát triển trong 20 ngày.

+ Giai đoạn IVb: nhân ở giữa, bụng đã mềm, có con hậu môn đã hơi lồi lên.

+ Giai đoạn IV: noãn hoàng phát triển tối đa, nhân chuyển về cực động vật.

Chỉ khi nào tuyển sinh dục đạt đến cuối giai đoạn IV thì toàn bộ hoạt động sinh lý của cá mới ở trạng thái sẵn sàng sinh sản.

– Giai đoạn V: là giai đoạn buồng trứng ở trạng thái sinh

sản, các tế bào đã chín và rụng ở trạng thái lưu động. Trong buồng trứng, ngoài các tế bào trứng ở giai đoạn này còn gặp các tế bào trứng ở giai đoạn IV cùng với các màng folicul.

– Giai đoạn VI: là giai đoạn cá đã đẻ xong, noãn sào teo nhỏ lại, trên bề mặt noãn sào có màu đỏ bầm, mạch máu dần to. Trong buồng trứng có nhiều bọc folicul rỗng. Các tế bào trứng ở giai đoạn IV và tế bào trứng ở các pha khác.

Sau khi cá đẻ xong, quá trình thoái hoá và tái hấp thu xảy ra liên tục. Tuỳ theo đặc điểm sinh sản của từng loài mà sau khi thoái hoá tuyển sinh dục có thể trở về giai đoạn II hoặc III và ở ngoài tự nhiên, quá trình thoái hoá và tái hấp thu tương đương với thời gian tạo trứng.

Quy luật biến đổi thành phần sinh hoá trong chu kỳ phát dục của tuyến sinh dục.

Buồng trứng phát triển theo giai đoạn và theo chu kỳ nhất định, đó là sự chuyển biến bên trong cơ thể nói chung và trong buồng trứng nói riêng. Khối lượng buồng trứng ở giai đoạn IV, gấp 100 lần giai đoạn I, khối lượng vật chất này chủ yếu được cung cấp từ thức ăn ở bên ngoài và được cơ thể cá hấp thụ và chuyển hoá thành. Nghiên cứu một số chất cơ bản trong buồng trứng, gan và cơ qua các giai đoạn phát triển cho thấy:

– Từ giai đoạn II đến giai đoạn IVã, thành phần protein, gluxit, lipit đều tăng ở cả ba bộ phận, chứng tỏ ở giai đoạn này toàn bộ cơ thể đều tích luỹ chất dinh dưỡng. Chính vì vậy đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ thức ăn.

– Từ giai đoạn IV, đến giai đoạn IVc, sự tích luỹ các chất dinh dưỡng ở tuyến sinh dục tăng mạnh, còn ở gan và ở cơ giảm đi rõ rệt.

Vì vậy có thể chia quá trình phát triển của cơ thể cá thành 2 giai đoạn chính:

– Giai đoạn sinh trưởng (giai đoạn II – IV.): cần tập trung thức ăn và cho ăn tốt để cá tích luỹ mỡ cao, tạo điều kiện cho cá phát dục thành thục.

– Giai đoạn thành thục (giai đoạn IVề – IV): chủ yếu xảy ra quá trình chuyển hoá nội tại, các chất dinh dưỡng đã tích luỹ

gan, cơ được chuyển hoá để cung cấp cho quá trình phát triển của buồng trứng. Giai đoạn này cường độ hấp thụ thức ăn của cá giảm đi. Vì vậy, lượng thức ăn cung cấp cho cá cũng giảm theo.

Mùa vụ sinh sản và các điều kiện sinh thái sinh sản của cá

Mùa vụ sinh sản của cá

Đại đa số các loài cá đều có chung mùa sinh sản, tập trung vào tháng 3-5 sau đó giảm dần và có thể chấm dứt vào tháng 9-10. Tuỳ theo nhu cầu sinh thái sinh sản của từng loài đơn giản hay phức tạp mà cá chọn cho mình thời điểm thích hợp. Dựa vào những đặc điểm môi trường sống và đặc tính sinh sản có thể chia ra như sau:

– Nhóm cá đẻ một lần trong năm: những loài này có yêu cầu về các điều kiện sinh thái phức tạp và phần lớn có tập tính di cư sinh sản. Thuộc nhóm này bao gồm các loài cá phân bố ở các sông lớn, hoặc các thuỷ vực có liên hệ với sông như: cá Tra, cá Hồi, …

– Nhóm cá đẻ rải rác trong năm: những loài cá có đặc điểm như vậy thường tập trung ở thuỷ vực nước nông, lưu tốc nước không đáng kể, thậm chí đó là thuỷ vực nước đứng như cá Chép, cá Trê… những loài cá này thường đẻ rải rác quanh năm nhưng tập trung mạnh nhất vào tháng 3 – 7 hàng năm.

Điều kiện sinh thái sinh sản

Việc phân tích điều kiện bãi đẻ tự nhiên của cá có ý nghĩa rất lớn đối với vấn đề nghiên cứu ứng dụng trong sinh sản nhân tạo hoặc lợi dụng các điều kiện sẵn có trong ao để thúc đẩy cá thành thục tốt hơn.

Qua những kết quả nghiên cứu về sinh học một số loài, đặc điểm của tế bào trứng sau khi thụ tinh và đối chiếu với các tài liệu trong, ngoài nước, ta thấy môi trường bãi đẻ tự nhiên của cá chủ yếu phụ thuộc vào vị trí, chiều rộng, độ sâu. tính chất thuỷ văn ở đó.

Vi trí

Bất cứ loài cá nào khi sinh sản đều tìm đến một môi trường có các điều kiện thích hợp để đẻ trứng.

Những loài có tập tính đẻ trứng bán trôi nổi, đẻ với số lượng lớn thường tìm tới nơi có điều kiện thuỷ văn phức tạp, lưu tốc nước, độ sâu nước, diện tích lớn… để đẻ trứng như cá Mè vinh, cá He, cá Chài,…

Trong khi đó một số loài lại tìm đến những khu vực có mực nước nông hơn, có cây cỏ thuỷ sinh và điều kiện làm tổ, làm hang để đẻ trứng. Đó là những thuỷ vực vốn bị ngập nước vào mùa mưa nhưng khô cạn vào mùa nắng. Nhóm cá đẻ trứng như vậy có cá Trê, cá Tra.

Những nơi có đủ điều kiện sinh thái sẽ thu hút được nhiều loài có tập tính sinh sản giống nhau đến đẻ trứng. Như vậy không phải mỗi loài có bãi đẻ riêng cho mình mà chỉ có một vị trí nào đó trong bãi đẻ tự nhiên của cả quần xã cá tham gia đi đẻ.

Ví dụ: trong một bãi đẻ bị ngập nước ven sông, nơi có mực nước nông, ta có thể gặp cá Leo tìm tới các hang hốc, gốc cây để đẻ, cá Trê trắng đào đất ở bờ làm hang để đẻ, cá Sặc rằn tìm đến những nơi có mực nước 0,2-0,3m có cỏ để phun bọt đẻ trứng.

Diện tích và độ sâu

Ngoài tự nhiên diện tích bãi đẻ của cá biến thiên rất lớn. Đây là điều kiện cần cho cá đẻ. Những tài liệu điều tra về bãi đẻ tự nhiên của cá Mè trắng trên sông Hồng cho thấy bãi đẻ dao động từ vài chục đến vài ngàn mét vuông. Trong khi đó độ sâu của bãi đẻ dao động không lớn.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng độ sâu và diện tích của bãi đẻ của cá là điều kiện cần cho cá sinh sản, chính những nơi này chỉ khi nào các điều kiện môi trường khác xuất hiện mới có tác dụng thu hút cá đến đẻ trứng.

Lưu tốc dòng nước

Lưu tốc dòng nước đặc biệt quan trọng đối với những loài cá đẻ trứng bám trôi nổi như cá Mè vinh, cá Mè, Trắm cỏ… Thông thường bãi đẻ của các loài cá này tập trung ở những nơi gặp nhau của các con sông hoặc một vị trí nào đó thuộc vùng trung lưu hoặc thượng lưu của các con sông lớn. Ở những nơi này lưu tốc nước có thể đạt tới 1,0-1,5m/s.

Khi lưu tốc nước tăng vào mùa mưa hoặc sau các trận mưa lớn kéo dài ở gần khu vực cá đẻ thường kéo theo các điều kiện thuỷ văn khác xuất hiện như mực nước đột ngột dâng cao, kèm theo đó lưu tốc dòng chảy cũng bị thay đổi, độ trong thay đổi… khi các điều kiện này xuất hiện đồng thời và có tác động đến cá sẽ có tác dụng thúc đẩy cá đẻ trứng.

Nhiệt độ nước

Nhiệt độ nước là yếu tố có tác động đối với sự sinh sản của cá. Cá chỉ đẻ trứng trong một phạm vi nhiệt độ thích hợp. Mặt khác tuỳ từng loài mà nhiệt độ sinh sản cũng khác nhau. Đối với những loài cá ở nước ta nhiệt độ sinh sản thích hợp từ 26-30°C.

Một số yếu tố khác

Các yếu tố môi trường khác có tác dụng tham gia vào việc kích thích sinh sản của cá như độ trong, ánh sáng, pH… chỉ phản ánh ở góc độ thích nghi của cá đối với quá trình bảo vệ nòi giống chứ không có tác dụng quyết định tới sự đẻ trứng của cá.

Tóm lại, ở tự nhiên khi cá đẻ trứng thì bất cứ một yếu tố riêng biệt nào đều không thể làm cho cá sinh sản được, mà cần đòi hỏi có sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố môi trường.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...