Khái niệm “hương thảo”
Khái niệm “hương thảo” bắt nguồn từ khu vực Địa Trung Hải cổ đại, khái niệm “hương thảo” này đã mở rộng ra nhiều hơn, chỉ những loài thực vật thân cỏ hay bụi nhỏ có mùi thơm, có thể dùng làm thuốc hoặc hương liệu hoặc gia vị. Tiếng Anh là “herb”, xuất phát từ chữ “herba” trong tiếng La-tinh, chỉ những loài thực vật thân Cỏ màu xanh để phân biệt với những loài cây khác, trước kia còn gọi là “dược thảo” hay “hương dược thảo”.
Tương truyền, thời cổ đại người địa phương có thói quen sử dụng một số loài thực vật thân có hoặc lá cây có hương thơm để làm nước uống, không chỉ có tác dụng khiến tinh thần sảng khoái mà còn có lợi cho sức khỏe.
Chủng loại các loài thực vật có mùi thơm rất nhiều, có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi trong tự nhiên, trong số đó vừa bao gồm những loài thực vật bậc cao nở hoa sặc sỡ, loài dương xỉ không hoa không quả, rêu; vừa bao gồm những loài thân gỗ cao lớn và những loài thực vật thân Cỏ yếu mềm.
Có thể thấy rằng, hương thảo là một thành viên rất nhỏ trong đại gia đình thực vật có mùi thơm, nhưng lại là loại mà con người hiểu rõ và ưa thích nhất. Do đó, hương thảo” thường được dùng làm đại từ chỉ chung cho những loài thực vật có mùi thơm, ngoài giới khoa học không cần thiết phải tách biệt hai khái niệm này.
Quê hương của các loài hương thảo
Phần lớn các loài hương thảo đều có nguồn gốc từ khu vực bờ Địa Trung Hải, bao gồm miền Nam châu Âu, Bắc Phi và Tiểu Á, như hoa oải hương, xô thơm đều là những loài hương thảo nổi tiếng. Do đó, bờ Địa Trung Hải được mệnh danh là “xứ xở hương thảo”. Bờ biển Aegean cũng được thêu dệt nên nhiều truyền thuyết đẹp liên quan tới hương thảo, thổi hồn văn hóa vào đó, khiến những loài hương thảo bé nhỏ vừa trở nên thần bí vừa có sức cuốn hút lạ kỳ.
Một số loài hương thảo bắt nguồn từ những khu vực khác, chủ yếu tập trung tại châu Á, Nam Phi và Nam Mỹ, đặc biệt là từ tiểu đại lục Ấn Độ như húng quế và cây sả. Sự lan truyền của La Mã cổ đại về phía Đông đã giúp tăng cường sự giao lưu về kinh tế, văn hóa Đông Tây, những loài hương thảo này đã sớm được người châu Âu biết tới, dần trở thành loài hương liệu quan trọng không thể thiếu được trong các bữa ăn. Sau đó, đường hàng hải được khai phá khiến nhiều loài hương thảo ở Nam Phi, Nam Mỹ dần được đưa vào đại gia đình hương thảo, trong đó có loài thiên trúc quỳ và hoắc hương được nhiều người biết tới.
Hình dáng các loài hương thảo
Không phải mọi loài hương thảo đều là thực vật thân cỏ, trong số đó có rất nhiều loài là thực vật thân gỗ, phần lớn hương thảo là loài cây bụi, cũng có nhiều loài sinh trưởng nhiều năm dần trở thành loài thân gỗ nhỏ.
Ví dụ như: loài hoa oải hương và xô thơm, hai loài này thực ra là loài thực vật thân gỗ điển hình, nhưng tại sao nhiều người lại tưởng đó là loài thân cỏ? Trên thực tế, điều này có mối liên hệ mật thiết đối với phương thức trồng hương thảo của con người, do con người thường xuyên trồng những loài này như những loài thực vật 1 – 2 năm tuổi, dù có loài được coi là nhiều năm tuổi nhưng người trồng vẫn quen cắt tỉa chúng thường xuyên hoặc theo mùa.
Do vậy mà những loài hương thảo hiện nay đều có hình dáng mềm yếu, nhỏ bé. Nếu chúng ta quan sát hình thái nguyên thủy của những loài hương thảo này chắc chắn sẽ không khó phát hiện ra đặc trưng thân gỗ của chúng, một số loài thậm chí có thể sinh trưởng liên tục trong nhiều năm, hình thành cành gỗ rõ rệt.
Thành phần tạo hương thơm
Thành phần tạo hương thơm là chỉ vật chất hóa học có trong bản thân thực vật có tác dụng tạo hương thơm. Thông thường thành phần tạo hương thơm của thực vật là các hỗn hợp tự nhiên như: tinh dầu, nhựa cây.
Xét từ thuộc tính khoa học, thành phần tạo hương thơm chủ yếu là các hỗn hợp hữu cơ như terpenoid, họ mùi thơm và họ nhựa, thành phần mùi thơm trong mỗi loài thực vật khác nhau cũng quyết định sự khác biệt và công hiệu của mỗi loài, xem bảng dưới đây:
Tên tiếng Việt | Tên khoa học | Thành phần hương thơm chủ yếu |
Hoa oải hương | Lavandula
angustifolia |
Acetate Linalyl,
linalool, limonene |
Cây mê điệt | Rosmarinus
officinalis |
Cineole 1.8,
Acetate Bomyl, Pinene |
Cây húng tây | Thymus vulgaris | Bột húng tây,
Carvacrol, P – Cymene |
Cây xô thơm | Salvia officinalis | Thujone, Pinene,
Acetate Bomyl |
Bạc hà lục | Mentha spicata | Carvone, Limonene,
Menthone |
Cam cúc | Matricaria recutita | Quercetin, Apigenin,
Luteolin |
– Tinh dầu thực vật: Lấy nguyên liệu là: hoa, cành, lá, rễ, quả trải qua các giai đoạn chưng cất, tách để lấy ra dung dịch dạng dầu có hương thơm, thành phần hóa học rất phức tạp. Tinh dầu thực vật là chất trao đổi thứ cấp của thực vật có mùi thơm, được bảo tồn tự nhiên trong thực vật, có hoạt tính sinh học đặc biệt và công hiệu tốt đối với sức khỏe con người, có thể nói đó là tinh hoa quý báu mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Theo hình thức tổ hợp, tinh dầu thực vật có thể chia thành tinh dầu đơn và tinh dầu kép.
– Tinh dầu đơn chỉ loại tinh dầu thực vật chỉ thông qua chưng cất một loài thực vật mà thành, có độ thuần khiết cao. Tuy nhiên cần lưu ý, trừ tinh dầu oải hương và tinh dầu
cây trà ra thì các loại tinh dầu đơn khác đều có tính mục nhất định, không được thoa trực tiếp lên da, phải pha chế theo đúng quy cách mới có thể sử dụng.
– Tinh dầu kép là loại được trộn lẫn từ hai hay nhiều loại tinh dầu khác nhau mà thành, các loại bổ sung cho nhau tạo ra công hiệu đặc biệt, được sử dụng rộng rãi trong liệu pháp hương thơm.
– Nước hoa: Hay còn gọi là nước cất tinh chất, cũng là một sản phẩm của thực vật có mùi thơm được nhiều người biết đến. Nước hoa là sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình gia công lấy tinh dầu. Khi lấy tinh dầu, nguyên liệu thực vật trước hết phải chưng cất ở nhiệt độ cao, khiến các chất chứa trong thực vật hoàn toàn bị khí hóa, sau đó làm lạnh trở lại trạng thái dầu, cuối cùng thông qua quá trình tách với tầng nước để thu được tinh dầu nguyên chất. Tuy tinh dầu về cơ bản không tan trong nước nhưng có một lượng nhỏ tinh dầu và một số chất dễ tan trong nước lắng lại dưới đáy nước, phần nước này cũng có đặc tính nhất định của tinh dầu và cũng có công hiệu mà tinh dầu không có. Nước hoa và tinh dầu có những đặc điểm chung và riêng khác nhau, mỗi loại cũng có sở trường và công hiệu khác nhau.
Lịch sử ứng dụng các loài hương thảo
Thực vật có mùi thơm có công hiệu đặc biệt đã được con người phát hiện ra từ rất sớm. Ngay từ năm 4500 trước Công nguyên, người Ai Cập cổ đại đã biết tận dụng hương thảo để chữa bệnh và làm đẹp. Người Hy Lạp cổ đại cũng rất biết sử dụng thực vật có mùi thơm, khi phát sinh ôn dịch họ đã biết đốt hương thảo để hun khói, diệt virus gây bệnh trong không khí, phòng trừ ôn dịch lan tràn.
Khoảng thế kỷ VỊ. hương thảo được truyền từ đại lục châu Âu sang nước Anh. Thời kỳ XVI, thời kỳ nữ hoàng Elisabeth đệ nhất là thời kỳ hoàng kim của thực vật có hương thơm, khi đó hương thảo ngoài được dùng để chữa bệnh còn dùng để pha trà, nấu nướng, ngâm rượu, làm túi thơm và nước hoa, sau đó được truyền từ Anh ra khắp thế giới.
Công dụng chủ yếu của các loài hương thảo
Hương thơm của thực vật có mùi hương có hoạt tính sinh học nổi trội, một số loài có khả năng bảo vệ tính sinh học nổi trội, một số loài có khả năng bảo vệ sức khỏe con người như: kháng khuẩn, tiêu viêm, trị ho, chứa caryophyllene, pinene-beta. Một số loài có khả năng chống oxy hóa, chống lão hóa như cineole – 1,6. Gần đây còn phát hiện một số loài thực vật có hương thơm chứa vật chất terpene có tác dụng chống ung thư. Dưới đây giới thiệu công dụng của một số loài thực vật thường gặp.
Tên tiếng Việt | Tên khoa học | Tác dụng |
Hoa oải hương | Lavandula angustifolia | Tác dụng An thần, giải tỏa mệt mỏi, giúp ngủ ngon giấc, dưỡng da |
Cây mê điệt | Rosmarinus officinalis | Tỉnh táo tinh thần, kháng viêm trị thống, kháng lão hóa |
Cây húng tây | Thymus vulgaris | Trấn tĩnh tinh thần, giúp tinh thần tỉnh táo, hỗ trợ tiêu hóa |
Húng quế | Ocimum basilicum | Kháng khuẩn, tiêu viêm, ổn định lượng đường trong máu |
Bạc hà | Mentha piperita | Giảm đau, kháng khuẩn tiêu viêm, tỉnh táo tinh thần |
Cây xô thơm | Salvia oficinalis | Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, kháng khuẩn |
Kinh giới | Origanum
vulgare |
Tiêu viêm giảm đau, có lợi cho tiêu hóa |
Tía tô đất | Melissa
officinalis |
Trợ tiêu hóa, giải nhiệt, làm khỏe cơ thể |