Kỹ thuật chăm sóc hoa bồn

BỒN (CHẬU) TRỒNG HOA

Mầm nhỏ trồng chậu nhỏ, mầm to trồng chậu to. Căn cứ chất đất có thể chia ra chậu đất, chậu sành, chậu gốm, chậu cát tím, chậu nhựa… Những năm gần đây còn có loại chậu hỗn hợp đất xi măng, chậu gỗ, chậu kim loại đồng sắt làm chậu lớn.

CHỌN CHẤT ĐẤT TRỒNG HOA

Nói chung áp dụng đất dinh dưỡng nhiều thành phần làm thành đất trồng hoa, vì đất dinh dưỡng đơn nhất không thể thỏa mãn nhu cầu cho hoa sinh trưởng.

Phân nhóm thường dùng pha chế đất

Đất cát

Không chứa chất hữu cơ, độ chua mặn là trung tính, thích hợp với trồng chăm sóc, gieo giống chăm sóc và trực tiếp trồng cây xương rồng cảnh hoặc thực vật nhiều nhựa. Nói chung đất sét có thể cho thêm cát sông để cải thiện kết cấu của đất. Dùng cát biển làm đất trồng cây, cần phải dùng nước ngọt rửa kỹ mới có thể dùng.

Đất vườn

Chất đất tương đối phì nhiêu, thiên tính acid hoặc thiên tính kiềm. Sau khi khô dễ cằn cỗi, tính thấu nước kém, khó sử dụng đơn độc.

Đất hoại

Tính acid yếu, hàm lượng dưỡng phần cao, đất tơi xốp, tính thấu khí và tính thấu nước tốt, là đất tốt trồng cây chậu truyền thống.

Đất lá thông

Chất đất phì nhiêu, tính thấu khí và tính thoát nước tốt, có tính acid mạnh, thích hợp loại cây hoa cảnh thích tính acid mạnh.

Đất tro cổ (đất tro bùn)

Mềm tôi xốp, tính thoát nước và tính thấu khí tốt, có tính acid yếu, là đất trồng cây tốt.

Bùn ao

Sau khi phơi khô đập nhỏ sử dụng, hoặc hỗn hợp với cát thô hoặc đất tơi xốp nhẹ khác sử dụng

Đất thảo bì (vầng cỏ)

Dưỡng phần đầy đủ, có tính acid yếu

Đất ao đầm

Chất hoai mục phong phú, chất phì nhiêu nhiều, lâu dài, có tính acid sau khi phơi khô dễ cằn cỗi, nứt nẻ,nên trộn với cát khô sử dụng.

Vỏ dừa

Tỉnh giữ nước và thấu khí tốt, có lợi cho cây thu hút dinh dưỡng phần nước và, sử dụng tiện lợi, sạch, dễ vận chuyển nhưng chất đất nhẹ nên trộn với đất thổ sử dụng.

Tro vỏ lúa (tro trấu)

Trung tính, hoặc acid yếu, có chất dinh dưỡng cali tương đối cao, cho vào đất có thể làm cho đất tơi xốp, thấu khí.

Nguyên tắc phối chế đất

Nguyên tắc phối chế đất là đòi hỏi phải có tình trạng vật lý, hóa học tốt, có tính thấu khí nhất định và đất tơi xốp, có khả năng giữ nước và thoát nước tương đối mạnh.

Hoa cảnh sinh một năm và sinh 2 năm sống trên đất cát thoát nước tốt đều có thể sinh trưởng tốt, giống hoa mùa thu trồng trên đất sét là thích hợp. Hoa cảnh rễ cũ (rễ năm trước) nếu có lớp đất 40 – 50cm, lớp dưới nên lót chất thoát nước, để thoát nước tốt.

Hoa cảnh rễ cũ ở thời kỳ mầm non đòi hỏi chất đất nhẹ giàu chất hoai xốp, còn sau năm thứ 2 thì đất hơi sét dính là vừa. Hoa cảnh rễ hình cầu dùng chất đất nhẹ thoát nước tốt giàu chất hoai xốp là thích hợp.

Hoa cảnh trong phòng ấm khi trồng đòi hỏi đất giàu chất hoại mục tơi xốp, mềm có tính thấu khí và tính thoát nước tốt và có thể duy trì trạng thái ẩm nhuận của đất lâu dài, khó khô.

Tiêu độc cho đất

Vào chậu (bồn), thay chậu, chuyển chậu và đảo chậu

Vào chậu

Thao tác trồng mầm cây hoặc cây non vào chậu gọi là vào chậu. Trước hết cho mấy cục gạch vỡ hoặc than cục vào đáy chậu, sau đó cho một ít đất vào, đặt chậu ngay ngắn lên đất, vun đất vào gốc cây, vừa vun đất vừa nén đất xung quanh cho cây đứng vững, đất cách vành chậu khoảng 3cm, sau khi nén chặt tưới nước vào gốc.

Đổi chậu là nhổ cây trồng của chậu này trồng sang một chậu khác. Trước khi đổi chậu 1-2 ngày ngừng tưới nước, sau khi nhổ cây từ chậu cũ ra, bóc bỏ đất cũ, cắt bỏ rễ râu và rễ thối hỏng, cho vào chậu mới hoặc chậu cũ, đồng thời cho thêm đất mới vào.

Sau khi đổi chậu cần tưới đủ nước, để cho rễ và đất tiếp xúc bám chặt vào nhau, sau đó để vào chỗ râm mát dưỡng mầm 2 – 3 ngày, sau đó chuyển đến chỗ sinh trưởng thích hợp. Cây hoa sinh một năm hoặc sinh 2 năm trước khi nở hoa phải đổi chậu 2 – 4 lần. Cây hoa năm trước một năm đổi chậu 1 lần, cây hoa thân gỗ 2 năm hoặc 3 năm đổi chậu 1 lần.

Chuyển chậu

Cây trồng dễ phát sinh cong uốn về hướng ánh sáng và sinh trưởng về hướng ánh sáng. Đề phòng sinh trưởng lệch theo ánh sáng phá hoại thế cây tròn trịa, mỗi mấy ngày phải chuyển đổi hướng chậu hoa.

Đảo chậu

Đảo chậu là nói đảo chậu hoa từ phòng ấm đến một nơi khác vị trí chậu hoa không giống nhau, yếu tố ảnh hưởng môi trường từ chiếu sáng, thông gió, nhiệt độ khác nhau, thì sinh trưởng của bồn hoa khác nhau, để làm cho nó sinh trưởng đều và thống nhất, qua một thời gian, phải tiến hành một lần đảo chậu.

Quản lý chăm bón

Tưới nước

Chủ yếu là dùng nước mưa thiên nhiên, sau mới dùng nước sông, ngòi, ao hồ. Trước khi dùng nước giếng tưới hoa, trước tiên phải xử lý mềm hóa, hoặc để sau 24 giờ mới dùng.

Thời gian tưới:

Mùa xuân buổi sáng trên dưới 10 giờ, mùa hè buổi sáng 7 – 8 giờ hoặc buổi tối 5 – 6 giờ, khi nhiệt độ cao không thể tưới nước, đầu thu có thể tham khảo mùa hè. Trung thu thời gian tưới sáng tối đều được, thu sâu nên tưới vào buổi trưa; mùa đông nên tưới nước vào buổi trưa hoặc buổi chiều lúc trời trong.

Phương thức tưới nước hoa bồn có tưới ướt, tưới phun mà ngâm bồn.

Thời kỳ mầm non lượng nước tương đối ít nên tưới lượng nước ít nhiều lần. Thời kỳ dinh dưỡng sinh trưởng của mầm và phát triển lá, cành, tưới nước cần tưới thấu. Thời kỳ phân hóa mầm phải khống chế nước thích đáng. Thời kỳ ra nụ hoa phải tưới nhiều nước. Thời kỳ nở hoa tưới ít nước. Thời kỳ ngủ tưới ít nước. Mùa hè sinh trưởng phải có ít nước thấm từ đáy chậu ra là vừa. Mùa đông nhiệt độ thấp tưới ít nước, giữ cho đất hơi ẩm là được.

Bón phân

Thời gian bón phân vào chập choạng tối lúc trời trong. Bón phân bồn hoa trong một năm có thể chia ra 3 giai đoạn.

Bón lót nên sau mùa xuân kết hợp thay đất lật chậu bón 1 lần.

Phân lót chủ yếu là phân hữu cơ hoại đủ, phối hợp với phân lót bón phân người đều, lượng dùng không được vượt quá 20% tổng lượng đất bồn. Bón thúc thông thường chủ yếu dùng phân khô dầu, bã dầu đã phối trộn, cũng có thể dùng phân vô cơ hoặc nguyên tố vi lượng bón thúc hoặc bón phun lá. Khi bón phun phải chú ý nồng độ nước phân.

Bón phân thời kỳ sinh đẻ của cây: Trước khi mầm lá ra, có thể bón thúc nước phân khố dầu pha loãng, khi nảy mầm bón nhiều phân đạm; thời kỳ sinh trưởng thịnh vượng, có thể bón phân khô dầu pha loãng thời kỳ hoa mầm phân hóa đều thời kỳ ra nụ hóa thúc phân hoại mục pha loãng, và kết hợp bón thúc mặt lá, sau khi thành nụ giảm bớt phân đạm, tăng bón phân lân, nên dùng phân nước, khi thời kỳ hoa không bón, sau khi hoa nở bán đầy đủ phân lân. Sau khi bón phân sang ngày thứ 2, phải tưới lại nước gọi là “nước quay đầu, phòng phân hại.

Cắt tỉa chỉnh hình

Hoa cỏ chia làm hai loại hoa cỏ: hoa cỏ và hoa cỏ thân gỗ, phương pháp cắt tỉa chỉnh hình hai loại hoa cỏ có khác nhau,

* Hình thức chỉnh hình hoa cỏ thân cỏ.

Kiểu thân đơn, kiểu nhiều thận, kiểu sinh chùm, kiểu treo, kiểu giá, kiểu cột dây leo. Hình thức cắt tỉa chủ yếu là ngắt tâm, cắt mầm, cưa cành, tỉa nụ, ngắt hoa, cắt hoa tàn, trầy lá.

* Hình thức chỉnh hình hoa cỏ thân gỗ

Ngoài hình thức treo đứng, giá và kiểu cột dây leo ra, còn có kiểu trồng nhóm, kiểu chia trục ba lớp, kiểu bảo tháp, kiểu nhiều lớp đơn thân, kiểu bện dây, kiểu tạo hình, kiểu bàn công và kiểu cuộn lá. Chủ yếu thông qua hái tâm, ngắt mầm, sửa cành, hái lá, tỉa quả, hái bỏ hoa tàn để chỉnh sửa.

Phòng trị bệnh sâu hại

Bệnh hại thường thấy có bệnh mềm nhũn có tính vi khuẩn, bệnh phấn trắng, bệnh thối rễ. Bệnh mềm nhũn có ti khuẩn có thể dùng Streptonycin 72% dùng trong công nghiệp pha loãng 4.000 lần phun phòng trị, cách 7-10 ngày phòng trị một lần, bệnh phấn trắng có thể dùng bột đa khuẩn sinh pha loãng 1.000 lần phun phòng trị, mỗi khoảng thời gian 7-10 ngày phòng trị một lần, bệnh thối rễ có thể dùng Methyltopsin 70% pha loãng 4.000 lần tưới rễ phòng trị, cách 7-10 ngày phòng trị 1 lần.

Sâu hại chủ yếu là sâu bông, có thể dùng niệm trùng bản màu vàng dụ giết, thời kỳ phát sinh thịnh có thể dùng Pyrrolin 25% pha loãng 1000 lần phun phòng trị, chú ý nông dược phải sử dụng chéo nhau.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...