CHỌN LỰA VÀ CHĂM SÓC CÀNH CÂY GIỐNG
Chọn ghép cành
Chọn lựa giống cây tiếp cành thân cận và khỏe mạnh làm ghép cành, nói chung tiến hành ghép cành giữa cùng giống khác chủng loại hoặc giữa cùng loại không cùng loài.
Chăm sóc cây ghép cành
Trong sản xuất thường dùng mẫu thực sinh chăm sóc ghép cành, tức chủ yếu là gieo giống cây trồng. Ngoài ra, cũng có thể dùng phương pháp dâm, cấy chăm sóc ghép cành. Thời gian gieo giống quyết định bởi giống cây, ghép cành phần nhiều vào mùa xuân, giâm cành thì có thể một năm bốn mùa đều làm được.
CHỌN LỰA VÀ TÀNG TRỮ GHÉP CÀNH
Chọn ghép cành
Cành non trong năm hoặc sinh một năm, cây nửa năm đều có thể làm ghép cành, tốt nhất là cành sinh trưởng khỏe mạnh thế cây tốt đều, mắt mầm đầy đặn, không có bệnh sâu hại.
Tàng trữ cành ghép
Nên vừa cắt tỉa vừa ghép. Nếu trong sản xuất cần phải ghép cành lượng lớn, ghép cành cần phải tàng trữ giữ ẩm. Ghép cành sau khi cắt xuống cần phải cắt bỏ toàn bộ lá, cho vào chậu nước ngâm, để ở chỗ râm mát, hoặc để ở luống cát có lưới che râm mát, mỗi 1-2 giờ phải phun sương giữ ẩm bề mặt. Thời gian tàng trữ không quá 2 ngày.
KỸ THUẬT GHÉP CÀNH
Thời kỳ ghép cành
Một năm bốn mùa đều có thể ghép cành, thời kỳ ghép cành cụ thể quyết định bởi đặc tính sinh trưởng của cây, nhưng ghép cành vào mùa xuân có tỷ lệ sống cao hơn, vì cây trồng sau khi qua ngủ đông, phần lớn khôi phục mầm vào mùa xuân.
Công cụ ghép cành
Công cụ ghép cành thông dụng chủ yếu có kéo cắt cành, dao ghép cành, đá mài dao, ni lông bao bọc (yêu cầu kích thước: dài 30 – 50cm, rộng 4 – 5cm).
Phương pháp ghép cành
Có rất nhiều loại phương pháp ghép cành, căn cứ bộ phận tuyển chọn để ghép cành có thể chia ra: ghép cành, ghép mầm và ghép rễ. Do phương pháp ghép rễ ứng dụng tương đối ít trong sản xuất hoa cảnh, ở đây chỉ giới thiệu tỷ mỉ đối với loại ghép cành và ghép mầm thường dùng nhất và dễ thao tác nhất.
Ghép cành
Ghép một cành ngắn nhỏ gồm một mầm hoặc nhiều mầm (thường dùng 2-3 mầm) ghép vào một cành gọi là cành ghép, thường dùng có thể tách ghép, cắt ghép, ghép vỏ, ghép tựa.
* Tách ghép
Tách ghép là một phương pháp ghép cành thích hợp phạm vi rộng, sau khi quyết định độ cao ghép cành, dùng dao cắt hoặc khứa nhỏ.
Cắt ngang cành ghép, cao mặt cắt phẳng, dùng dao ghép cành cắt thẳng đứng chính giữa mặt cắt cành ghép sâu 23cm
Cắt cành ghép thành 2 hình cắt đối xứng, độ dài mặt cắt Cố gắng gần với độ sâu phía dưới cành ghép.
Sau khi cắt xong cành ghép, dùng dao cắt ghép tách nhẹ miệng ghép chỗ mặt cắt cành ghép, cắm cành ghép vào miệng cành ghép và làm cho lớp hình thành mặt ngoài gồm cành ghép gắn chặt với cao hơn mặt cắt cây ghép 2-3 cm là vừa.
Sau khi cắm vào cành ghép, dùng nilông bao buộc miệng, ghép từ dưới lên trên, trong quá trình bao buộc tránh tiếp xúc cành ghép, để tránh làm tách rời lớp hình thành giữa cành ghép với cây ghép, không có lợi cho cành ghép sống.
* Cách ghép
Cắt ghép cũng là một phương pháp thường dùng trong chiết cành hoặc cưa nhỏ, cưa đứt cây ghép, cạo mặt cắt bằng phẳng, chọn một bên trơn của mặt cắt, dùng dao cắt cành chẻ thẳng đứng, sâu 2-3cm ở chỗ gần mé thân cây. Cạo cành ghép thành 2 mặt, thành hai độ dài khác nhau. Cắt một nhát | dao hướng vào trong của mặt không có mầm ở đầu dưới, sâu vào 1/3 cây, mặt cắt dài 2 – 3cm, ở mặt cắt lưng của mặt cắt dài, cắt một mặt cắt ngắn, dài khoảng 1cm.
Dùng dao ghép cành tách nhẹ miếng cắt của mặt cắt cây ghép, cắm cành ghép vào miệng cắt, mặt cắt dài hướng vào trong, mặt cắt ngắn hướng ra ngoài, làm cho hai bên mặt cắt hình thành lớp đối nhau, dính chặt với hai bên miệng cắt với cây ghép. Nếu cành ghép tương đối nhỏ, cũng phải đảm bảo hình thành lớp đối nhau, dính chặt với một bên mặt cắt dài.
Cuối cùng, dùng nilong bao miệng ghép lại từ dưới lên trên, trong quá trình bao bọc phải tránh làm tổn thương cành ghép, tránh hình thành lớp xô lệch giữa cành ghép và cây ghép, không có lợi cho cành ghép sống.
* Ghép vỏ
Ghép vỏ dễ nắm bắt, sau khi ghép tỷ lệ sống cao nhất, thích hợp với loại cây tương đối thô to và lớp vỏ dễ bọc. Sau khi quyết định độ cao cần ghép, dùng cưa nhỏ cắt ngang cây ghép, cạo mặt cắt bằng phẳng, dùng dao cắt một đường thẳng từ dưới lên trên ở lớp vỏ của cây ghép, đường dọc sâu đến phần lõi gỗ cây, dài khoảng 2cm.
Cành ghép cắt hai mặt cắt độ dài khác nhau, mặt cắt dài cắt thành 3 – 4cm, dày 0,3 – 0,5cm. Ở đầu của mặt lưng đường cắt dài cắt thành mặt cắt ngắn nghiêng 45.
Khi ghép cành, trước hết dùng đầu nhọn dao ghép cành chích nhẹ mở miệng lớp vỏ cây ghép, cắm cành ghép vào miệng cắt, mặt ghép dài vào trong, gắn chặt phần gõ vào cây ghép, mặt ngắn ra ngoài, nhắm đúng giữa miệng cắt, mặt cách cành ghép phải lộ trắng 2 – 3cm.
Cuối cùng dùng nilong bao bọc miệng ghép từ dưới lên.
* Ghép dựa
Thao tác ghép dựa đơn giản, dùng nhiều cho giống cây ghép cành khó sống, nói chung yêu cầu độ thô của cây ghép và cành ghép giống nhau, thích hợp tiến hành giữa mầm cây chậu.
Sau khi xác định độ cao ghép dựa, lần lượt cắt mặt cắt bằng nhau thành 3 – 5cm của cây ghép và cành ghép, độ sâu đến lớp hình thành, mặt cắt hai lớp dựa sát lớp hình thành, và dùng lớp nilong bao lại. Cành ghép dựa trước không cần cắt ra, đợi sau khi sống lại thoát ly cây mục.
Ghép mầm
Dùng mầm làm phương pháp ghép cành tức là ghép mầm, nói chung là một mầm. Có nhiều hình thức ghép mầm, thường dùng có ghép mầm hình chữ “T”, cắt mầm ghép.
+ Ghép mầm hình chữ “T”
Ghép mầm thường dùng mầm đã sống được 1 – 2 năm, chắc khỏe làm cây ghép, yêu cầu lớp vỏ tương đối dầy, chắc và dễ bóc. Sau khi quyết định độ cao ghép cành, dùng dao cắt một đường ngang chỗ không có phân nhánh trơn tru của cây ghép, độ sâu bằng lớp vỏ vừa cắt dài 1cm, lại cắt một đường thẳng đứng xuống dưới ở giữa miệng cắt ngang, dài 1-1,5cm, tức là miệng cắt hình chữ “T”.
Cắt xiên từ trên xuống dưới ở mặt lưng chỗ mầm gần cành ghép, mặt cắt dài 1 – 1,5cm, sâu đến thân gỗ, lại cắt 2 bên mỗi bên một nhát, cắt phía dưới mặt chính của mầm ghép thành hình tam giác. Khi ghép cành dùng dao ghép cành khơi mở nhẹ miệng cắt cây ghép, cắm cành ghép vào miệng cắt, làm cho mặt cắt hai bên dính chặt vào nhau, cuối cùng dùng nilong bạo chặt, chú ý chỗ phía trên mầm cần bao buộc chặt để tránh nước thấm vào miệng cành ghép.
* Cắt mầm ghép
Sau khi quyết định độ cao ghép cành, cắt xiên 30 độ từ trên xuống dưới ở chỗ trơn bóng của cây ghép, sâu đến phần gỗ. Cắt xiên từ trên xuống phần lưng ở gần chỗ gần mầm cành ghép, mặt cắt xiên dài khoảng 2cm, sâu đến phần thân gỗ, lại cắt hai bên mặt cắt mỗi bên một lát dao, phía dưới mặt chính mầm ghép cắt thành hình tam giác.
Khi ghép cành, dùng dao cắt ghép tách nhẹ miệng vỏ cây ghép, cắm cành ghép vào miệng cắt, làm cho hai mặt cắt dính vào nhau, cuối cùng dùng nilong bao gói lại, chú ý chỗ phía trên mầm ghép cần buộc chặt, tránh để nước thấm vào miệng cành ghép.
QUẢN LÝ SAU CHIẾT CÀNH
Kiểm tra tỷ lệ sống
Phương pháp chiết cành nói chung sau 20 ngày chiết cành kiểm tra tình hình cành sống. Thông qua nilong bao gói, mắt thường có thể quan sát được cành ghép có mầm mới mọc ra không, từ đó phán đoán cành ghép còn sống hay không?
Phương pháp ghép mầm nói chung sau 15 ngày ghép là có thể kiểm tra tình hình sống. Khi kiểm tra, dùng tay khẽ chạm vào cuống lá cành ghép, nếu cuống lá nhanh chóng rụng ra, chứng tỏ cành ghép sống, nếu không là thất bại.
Xóa chồi và trừ mầm
Sau khi ghép cành được một tuần bắt đầu xóa chồi và trừ mầm, phải kịp thời cắt bỏ chồi và mầm mới trên cành ghép cây ghép để tránh chồi và mầm mới ra tranh giành dưỡng phần của cành ghép ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cành ghép.
Cắt bỏ
Chủ yếu là cắt bỏ mầm ghép trong cành ghép. Sau khi cành ghép sống, kịp thời cắt bỏ cây phía trên miệng ghép, để có lợi cho mầm cây ghép sinh trưởng.
Lột bỏ dây buộc
Sau khi cành ghép sống, đợi mầm mới của cành ghép sinh trưởng bình thường, là có thể cởi bỏ dây buộc. Cởi bỏ dây buộc phải đúng lúc, không nên quá sớm hoặc quá muộn.
Cởi bỏ quá sớm không có lợi cho mô chỗ ghép sinh trưởng, Cởi bỏ quá muộn, thì có thể dẫn đến miệng ghép biến thành “Cổ nhỏ”, khi cởi bỏ dây buộc có thể dùng dao ghép cành nhẹ tay mở miệng buộc, sau đó dùng tay bóc bao nilong ra.
Quản lý khác
Để thúc đẩy mầm cành ghép sinh trưởng nhanh, sau khi cành ghép sống, phải tăng cường quản lý phân nước cho cây, đồng thời cũng phải tiến hành trị bệnh sâu hại cho cây.