CHỈNH HÌNH CẮT TỈA CHO CÂY
Tác dụng của chỉnh hình cắt tỉa
Điều tiết sinh trưởng phát triển và cân bằng thế cây của cây trồng, giảm bệnh sâu hại, thúc đẩy cây sinh trưởng khỏe mạnh, có lợi cho tạo thế cây đẹp và tạo hình nghệ thuật, nâng cao tỷ lệ sống của cây dịch chuyển trồng, kéo dài tuổi thọ của cây và thời gian ngắm cảnh.
Căn cứ của chỉnh hình cắt tỉa
Chỉnh hình cắt tỉa cây cảnh phải căn cứ công năng của cây, mục đích ứng dụng, đặc tính chủng loại, điều kiện tự nhiên và thế sinh trưởng, môi trường chăm bón, phản ứng cắt chỉnh, đồng thời còn phải tính đến tuổi của cây, thế cây, lượng cành ra quả và lượng hoa.
Trình tự chỉnh hình cắt tỉa
Trước hết phải xác định chủng loại cây cắt tỉa, xác định rõ công năng và yêu cầu tạo hình của cây. Thứ đến là phải quan sát hình cây của cây trồng có cân bằng hay không, phán đoán cành cốt cán, cành to, cành nhỏ có phân bố hợp lý hay không, cành hoa có dày hay không, hình cây có rối loạn hay không. Sau đó tiến hành thao tác cắt tỉa cụ thể, tức là hình thể hình học đối nhau hoặc tiến hành điêu khắc cây.
Trước hết sau khi xác định kích thước và hình dáng sau đó cắt tỉa. Cuối cùng kiểm tra cắt tỉa có chỗ nào sót hay không, miếng cắt có bằng phẳng không, nếu có chỗ nào không tốt phải kịp thời chỉnh sửa.
PHÂN CHIA THỜI KỲ VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỈNH HÌNH CẮT TỈA
Phân chia thời kỳ chỉnh hình cắt tỉa
Phân chia thời kỳ chỉnh hình cắt tỉa do chủng loại và mục đích vun trồng khác nhau, căn cứ đặc tính sinh vật học và mục đích vun trồng của chủng loài hoa cảnh khác nhau, có thể chia ra cắt tỉa thời kỳ ngủ và cắt tỉa thời kỳ sinh trưởng còn gọi là cắt tỉa mùa đông và cắt tỉa mùa hè. Cắt tỉa thời kỳ ngủ chủ yếu là cành thưa, cắt ngắn. Cắt tỉa thời kỳ sinh trưởng chủ yếu là tỉa tâm, tỉa lá, tỉa hoa, tỉa quả, tỉa mầm.
Cắt tỉa thời kỳ ngủ
Cắt tỉa thời kỳ ngủ phần nhiều tiến hành vào lúc cây ngủ đông hoặc mùa xuân sớm khi nhựa cây mới bắt đầu chảy, khi thân mầm sắp sửa mọc ra. Trong quá trình thực tế vì khí hậu từng vùng khác nhau, nói chung từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Cắt tỉa thời kỳ ngủ ở vùng phía nam mùa đông ấm hơn có thể tiến hành từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Cắt tỉa quá sớm hoặc quá muộn đều có thể tổn thất dưỡng phần tương đối nhiều.
Loại hình cây hoa khác nhau, thời gian cắt tỉa phải căn cứ vào tập tính, mức độ chịu rét của nó và mục đích cắt tỉa để quyết định. Cây hoa thân gỗ sống nhiều năm thời kỳ ngủ cắt lại có thể thúc đẩy mọc mầm mới tăng thêm nở hoa, giống cây nở hoa vào mùa xuân vào mùa đông và trước khi nảy mầm vào đông xuân đều nên cắt tỉa, nên cắt tỉa sau thời kỳ ra hoa.
Cắt tỉa thời kỳ sinh trưởng
Cắt tỉa thời kỳ sinh trưởng tiến hành sau khi cây nấy mầm đến trước khi cành phụ ngừng sinh trưởng, nói chung từ tháng 4 – 10, chủ yếu là tỉa cành, hái tâm, cắt mầm, cắt bỏ cành khô, cành bệnh, cành dài quá. Cụ thể có thể căn cứ thế sinh trưởng của cây và mục đích chăm bón để tiến hành đúng lúc. Cây hoa dây leo chỉ cần trừ bỏ cành sâu, cành mọc dày quá, cành già quá, bảo đảm thông gió thấu quang là được; cây hoa nở hoa nhiều lần liên tục trong một năm sau khi nhú sinh cành mới ở thời kỳ sinh trưởng, có thể cắt ngắn, phải cắt bỏ hoa hỏng sau khi nở hoa, để thúc đấy nảy mầm nách phần dưới cánh mà hình thành càng nhiều cành hoa.
Phương pháp cắt tỉa chỉnh hình
Phương pháp chủ yếu của chỉnh hình
Có nhiều loài, nhiều dạng hình thức chỉnh hình, nói chung có kiểu đơn, kiểu kép, kiểu chùm, kiểu cành cụp.
Phương pháp chủ yếu của cắt tỉa
Phương pháp cắt tỉa hoa cảnh chủ yếu có cắt tỉa bỏ mầm, cắt tâm, cắt cành, cắt ngắn cành, tỉa thưa cành, vít cành và cắt ngọn. Ngoài ra còn có trừ mầm, cắt nụ hoa, hái quả, hái lá, khóa tổn thương, cắt vòng, bó buộc.
1. Cắt bỏ mầm
Cắt bỏ mầm là thao tác trước khi mầm nhú ra, cắt bỏ mầm dư thừa trên cành, còn gọi là cắt trừ mầm, mục đích là giảm tiêu hao dinh dưỡng của mâm vô dụng, làm cho dưỡng phần tập trung vào mầm được lưu giữ, thúc đẩy cây chính tươi tốt, khỏe mạnh, hoa to đẹp, quả sai đầy đặn.
2. Hái tâm (ngắt ngọn)
Hái tâm là nói thao tác hái ngắt đầu ngọn cành hoại ngắt bỏ ngọn của cành mới ra trong năm làm cho cành lá sinh trưởng khỏe mạnh hoặc để thúc đẩy sinh phân nhánh. Hái tâm có thể thay đổi phương hướng vận chuyển của chất dinh dưỡng, thúc đẩy mầm hoa phân hóa và đậu quả, tăng tốc hình thành cây non nở rộng tán cây, có lợi cho hình thành chất gỗ và mầm lá của cành cây, chăm sóc thời kỳ ra hoa của cây hoa cũng có thể thông qua hái tâm để đạt được. Hái tâm nên vào thời tiết sinh trưởng và cây có diện tích lá nhất định mới có thể làm.
3. Cắt ngọn
Cắt ngọn là một biện pháp kỹ thuật vào mùa sinh trưởng chưa kết hái tâm để sinh trưởng quá mức, quá dài có bộ phận sinh ra ngọn mới. Mục đích là để ức chế ưu thế đầu đỉnh của cây, có lợi cho tích lũy dưỡng phần làm cho tổ chức cành sung sức. Thúc đẩy cánh bên mọc mầm, tăng số cành trổ hoa và số hoa, hoặc làm cho cây thấp bớt, hình thành cây tròn đẹp, hoa nở đều.
4. Cắt ngắn
Cắt ngắn là nói về vào mùa ngủ đông cắt bớt một phần cành mới sinh trong năm. Mục đích là để kích thích mầm bên dưới miệng cắt đâm chồi, làm cho nó sinh trưởng xanh | tốt, cành lá xum xuê.
Căn cứ cắt đi bao nhiêu cành và miệng cắt cành to nhỏ có tác dụng kích thích như thế nào, cắt ngắn có thể chia ra cắt ngắn nhẹ, cắt ngắn vừa, cắt ngắn nặng và cắt ngắn cực nặng.
Cắt ngắn có thể thu hẹp cự ly vận chuyển dinh dưỡng giữa lá cành và bộ rễ, có lợi cho cân bằng vận chuyển dưỡng phần và chất dinh dưỡng, phá tan ưu thế đỉnh của cây, còn có thể khống chế tán cây to nhỏ và cành ngắn dài.
5. Tỉa cành
Tỉa cành là thao tác cắt bỏ từ phần gốc của cành, còn gọi là cắt tỉa thưa hoặc tỉa thưa. Đối tượng tỉa cành là cành sâu bệnh, cành tàn lụi, cành rậm rạp, cành cây khô héo, cành sinh đôi, cành chéo nhau quá dày, cành suy yếu sà xuống và cành khô.
Căn cứ cường độ tỉa cành có thể chia ra tỉa nhẹ (tỉa cành chiếm 10% toàn bộ cành), tỉa vừa (cành tỉa chiếm 10% – 20% toàn bộ cành), tỉa nặng (cành tỉa chiếm trên 20% toàn bộ cành). Tỉa cành có thể làm cho cành phân bố theo xu hướng đều hợp lý hơn, cải thiện điều kiện thông gió và thấu quang trong tán cây, tăng tác dụng đồng hóa sản vật, có lợi cho mầm hoa phân hóa và nở hoa kết trái.
6. Kéo cành
Dùng dây thừng hoặc dây kim loại kéo góc cành to ra, buộc một đầu dây thừng hoặc dây kim loại cố định trên đất hoặc trên cây, hoặc dùng thanh gỗ chống giãn góc cành ra, hoặc dùng vật nặng treo vít cành xuống. Thời kỳ kéo cành thích hợp nhất là vào mùa xuân nhựa cây lưu động, lúc này cành cây sinh ra một năm hoặc hai năm tương đối mềm yếu, góc độ kéo ra dễ đến vị trí cần kéo mà không bị tổn thương cành. Cắt cành trong mùa hè, kéo cành cũng là một việc không thể thiếu.
7. Cắt tán câu
Từ chỗ cao 2,5 – 3,8m của cành chủ cây mầm, phương pháp cắt bỏ toàn bộ tán cây gọi là cắt tán cây. Cắt xén tán cây chỉnh hình tu sửa, phần nhiều dùng vào cây gỗ rụng lá không có trục chính, sức nảy mầm mạnh. Sau khi thông qua cắt tán, độ cao của điểm phân nhánh nhất, khi trồng thành hàng, thành cụm có thể hình thành hiệu quả cảnh quan thống nhất.