Điều kiện ao nuôi cá ghép
Nguồn nước lấy vào ao phải sạch, giàu oxy, không có các chất độc, chủ động. Bờ ao cao hơn mực nước lũ lớn nhất hàng năm từ 0,5m trở lên. Bờ ao phải chắc chắn không rò rỉ, không bị cớm rợp.
Ao có diện tích từ 2000-5000m2, độ sâu mực nước trong ao 2-3m, độ dày bùn đáy 20-30cm, chất đáy là đất thịt pha sét hoặc đất thịt pha cát, độ pH từ 7 – 8. Cống thải có hệ thống đăng chắc chắn và ngăn cá tạp vào ao.
Chuẩn bị ao nuôi cá ghép
Làm cạn nước trong ao, phát quang bờ, lấp hết các hang hốc xung quanh bờ, vét bớt bùn đáy (nếu có).
Tẩy trùng cho ao: Dùng vôi bột hoặc vôi tôi vãi đều đáy ao, liều lượng từ 7-10kg/100m2, phơi đáy ao từ 3-5 ngày (tuỳ theo điều kiện thời tiết).
Bón lót cho ao: dùng phân chuồng (phân gà, phân lợn, phân trâu bò) liều lượng từ 20 – 30kg/100m2. Phân xanh (lá điền thanh, cây cúc tần, dây lang, dây lạc…) liều lượng từ 15 – 20kg/100m2
Đưa nước vào ao đảm bảo ở mức nước 25 – 30cm để tạo điều kiện cho phân chuồng, phân xanh phân hủy, gây cơ sở thức ăn ban đầu cho cá (ngâm ao từ 3-5 ngày tuỳ theo nhiệt độ). Sau đó tiếp tục đưa nước vào ao đảm bảo mức nước trong ao khoảng 1m là có thể thả cá giống, rồi đưa dần nước vào ao đạt mức nước quy định.
Thả cá giống
Cá giống thả phải khoẻ mạnh, không bị bệnh, không sứt xước vây vẩy. Cỡ cá giống thả đảm bảo 2 tiêu chuẩn: chiều dài thân từ 15 – 20cm, khối lượng từ 30 – 50gam/con.
Mật độ thả : từ 1,4 – 1,5 con/m2. Tỷ lệ thả ghép giữa các loài cá như sau: + Ao nuôi cá Mè trắng là chính:
Mè trắng
Trôi Chép |
: 60%
: 25% :7% |
Mè hoa
Trắm cỏ |
: 5%
: 3%. |
+ Cá Trắm cỏ là chính:
Trắm cỏ
Mè trắng Trôi |
: 50%
: 20% : 18% |
Chép
Mè hoa Rô phi |
: 4%
:2% : 6% |
Thời vụ thả cá giống: hoàn thành việc thả cá giống trong tháng 3 dương lịch.
Chăm sóc và quản lý
Sau khi thả giống xong tăng nước tới mức quy định từ 1,5 – 2m. Hàng ngày cho cá ăn vào buổi chiều từ 17 – 18 giờ.
– Thức ăn bổ sung gồm: cám tổng hợp, cám gạo, ngô trộn thêm 3 – 5% bột cá, ngoài ra còn có bã đậu, bã rượu… hàm lượng protein trong thức ăn phối chế khoảng 10%.
– Phân chuồng gồm các loại phân gia súc, gia cầm: phân gà, phân lợn, phân trâu bò…, trong đó phân gà tốt hơn cả, 1kg phân gà loại 1 tương đương với 4kg phân lợn hoặc 4kg phân bắc.
+ Cỏ: gồm các loại lá, cây cỏ không đắng, không độc. + Rau bèo: gồm rau lấp, rau muống, bèo dâu, bèo tấm. Lượng thức ăn của cá theo bảng sau: Lượng thức ăn của cá trong ngày theo tháng:
Thời gian | Lượng thức ăn cho cá trong ngày
(g/100 m2) |
|
Thức ăn bổ sung
(thức ăn tinh) |
Cỏ, rau ,bèo | |
Tháng 1
Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 |
180 – 200
200 – 220 220 – 240 240 – 260 260 – 280 280 – 300 300 – 320 320 – 350 200 – 250 200 – 250 |
200 – 222 220 – 240 240 – 260 260 – 280 280 – 300 300 – 350 200 – 250 200 – 250 200 – 250 200 – 250 |
– Bón phân: quy định bón phân vào 4 ngày trong tháng. Ví dụ: vào các ngày 4, 12, 20 và ngày 28. | + Phân chuồng: từ 6 – 7kg/100m2.
+ Phân xanh: từ 3 – 5 kg/100m2/10 ngày.
+ Phân vô cơ: (N/P = 2/10 từ 200 – 400g/100m2 (tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng tháng).
Đánh tỉa, thả bù
– Đánh tỉa: thời gian thu tỉa vào tháng 7 – 8 chủ yếu là cá Mè trắng, Rô phi và cá lớn trội.
– Thả bù: đánh tỉa xong thả bù ngay với số con tương ứng với số con đánh bắt lên. Khối lượng cá thả bù từ 100g/con trở lên.
Thu hoạch toàn bộ
Tháo hoặc bơm bớt nước trong ao, khi nước trong ao còn sâu 1m, dùng lưới cá thịt kéo từ 2 – 3 mẻ để thu bớt cá trong ao.
Tiếp tục làm cạn ao, khi mức nước còn 0,5m tiếp tục dùng lưới thu đến khi gần hết cá.
Tháo cạn ao và thu hoạch toàn bộ, ghi số lượng con và khối lượng từng loại cá (kể cả các lần đánh tỉa).