Kỹ thuật trồng cây xô thơm

Xô thơm thường, xô thơm vân vàng, xô thơm Bergarrten, xô thơm dứa.

Kỹ thuật trồng xô thơm thường

Tên khoa học: Common Save

Xô thơm thường là loại dùng làm thực phẩm và thuốc thường gặp nhất. Lá hình bầu dục dài, mặt lá có nhiều lông nhỏ ngắn, màu xanh xám, hoa màu tím.

Ánh sáng: Ưa môi trường thoáng mát và đầy đủ ánh sáng, giúp cụm cây mọc tròn đầy, hương thơm nồng.

Nhiệt độ: Ưa môi trường ấm áp, chịu lạnh khá tốt, sinh trưởng phù hợp ở nhiệt độ 12 – 25 độ C.

Tưới nước: Chịu hạn bình thường, không ưa nước úng, mùa mưa nên chú ý thoát nước kịp thời, đất quá ẩm ướt sẽ khiến rễ bị thối. Thông thường cứ 10 ngày tưới nước một lần, mùa hè nên tăng dần số lượt tưới.

Bón phân: Khá ưa phân bón, lúc trồng nên bón lót đủ, ngoài ra trong thời kỳ sinh trưởng nên tiến hành bón thúc. Trong thời kỳ hoa nở bón thêm phân bón và kali.

Sâu bệnh: Sức đề kháng tốt, mùi hương thơm hắc, bình thường ít sâu bệnh.

Nhân giống: Có thể nhân giống bằng phương pháp gieo hạt, thông thường tháng 7 có thể thu hoạch hạt, tháng 4 năm sau gieo hạt.

Giâm cành cũng rất đơn giản, có thể tiến hành vào hai mùa xuân thu, khi giâm cành nên chọn lựa cành non mập mạp, giâm xong tưới một lượt nước thấm đều vào đất, từ 10 – 20 ngày sẽ ra rễ.

Bày biện trong nhà: Cụm cây mọc tròn đầy, lá đẹp, phù hợp trồng chậu vừa, bày biện ở ban công, phòng khách, nhà bếp.

Kỹ thuật trồng xô thơm cân hàng

Tên khoa học: Golden sage

Xô thơm vân vàng là loại cây trồng trong vườn phổ biến, ngoại hình giống như xô thơm thường nhưng trên lá có vân màu vàng xanh.

Ánh sáng: Ưa môi trường ánh sáng đầy đủ và thông thoáng, ánh sáng đầy đủ sẽ giúp cụm cây mọc tròn đầy, hương thơm nồng.

Nhiệt độ: Ua môi trường ấm áp, chịu lạnh không bằng xô thơm thường, sinh trưởng phù hợp ở nhiệt độ 12 – 25 độ C.

Tưới nước: Chịu hạn bình thường, không ưa nước úng, mùa mưa nên chú ý thoát nước kịp thời, đất quá ẩm ướt sẽ khiến rễ bị thối. Thông thường cứ 10 ngày tưới nước một lần, mùa hè nên tăng dần số lượt tưới.

Bón phân: Ưa phân bón hơn xô thơm thường, lúc trồng nên bón lót đủ, ngoài ra trong thời kỳ sinh trưởng nên tiến hành bón thúc. Trong thời kỳ hoa nở bón thêm phân bón và kali.

Sâu bệnh: Sức đề kháng tốt, mùi hương thơm hắc, bình thường ít sâu bệnh.

Nhân giống: Thường nhân giống bằng phương pháp giâm cành, khi giảm nên chọn lựa cành non mập mạp, giâm xong tưới một lượt nước thấm đều vào đất, từ 10 – 20 ngày sẽ ra rễ.

Bày biện trong nhà: Cụm cây mọc tròn đầy, lá đẹp, phù hợp trồng chậu vừa, bày biện ở ban công, phòng khách, phòng đọc sách.

Kỹ thuật trồng xô thơm Bergarrten

Tên khoa học: Bergarten sage

Là loại trồng trong vườn phổ biến, có thể ăn được. Lá gần giống xô thơm thường nhưng phiến lá to hơn, hình trứng.

Ánh sáng: Ưa môi trường ánh sáng đầy đủ và thông thoáng, ánh sáng đầy đủ sẽ giúp cụm cây mọc tròn đầy, hương thơm nồng.

Nhiệt độ: Ưa môi trường ấm áp và hơi khô, chịu lạnh kém, không bằng xô thơm thường, sinh trưởng phù hợp ở nhiệt độ 15 – 25 độ C.

Tưới nước: Chịu hạn bình thường, không ưa nước úng, mùa mưa nên chú ý thoát nước kịp thời, đất quá ẩm ướt sẽ khiến rễ bị thối. Thông thường cứ 10 ngày tưới nước một lần, mùa hè nên tăng dần số lượt tưới.

Bón phân: Ua phân bón hơn xô thơm thường, lúc trồng nên bón lót đủ, ngoài ra trong thời kỳ sinh trưởng nên tiến hành bón thúc. Trong thời kỳ hoa nở bón thêm phần phân bón và kali.

Sâu bệnh: Sức đề kháng tốt, mùi hương thơm hắc, bình thường ít sâu bệnh.

Nhân giống: Có thể nhân giống bằng phương pháp gieo hạt, thông thường tháng 7 có thể thu hoạch hạt, tháng 4 năm sau gieo hạt.

Giâm cành cũng rất đơn giản, có thể tiến hành vào hai mùa xuân thu, khi giâm cành nên chọn lựa cành non mập mạp, giâm xong tưới một lượt nước thấm đều vào đất, từ 10 – 20 ngày sẽ ra rễ.

Bày biện trong nhà: Cụm cây mọc tròn đầy, lá đẹp, phù hợp trồng chậu vừa, bày biện ở ban công, phòng khách, nhà bếp.

Kỹ thuật trồng xô thơm dứa

Tên khoa học: Pinapple sage

Là loại xô thơm đẹp, lá hình bầu dục dài, phần mũi lá nhọn, màu xanh non và có lông. Búp hoa hình môi dài, màu đỏ, cả cây có mùi thơm của trái cây.

Ánh sáng: Ua môi trường ánh sáng đầy đủ, cũng khá chịu bóng râm, mùa hè khi ánh nắng gay gắt nên che bớt năng cho cây.

Nhiệt độ: Ưa môi trường ấm áp, không chịu được lạnh, trong thời kỳ sinh trưởng duy trì nhiệt độ 15 – 25 độ C.

Tưới nước: Chịu hạn bình thường, không ưa nước úng, thông thường cứ 10 ngày tưới nước một lần, mùa hè nên tăng dần số lượt tưới.

Bón phân: Khá ưa phân bón, lúc trồng nên bón lót đủ, ngoài ra trong thời kỳ sinh trưởng nên tiến hành bón thúc. Trong thời kỳ hoa nở bón thêm phần phân bón và kali.

Sâu bệnh: Cành lá mềm, chú ý phòng trừ bọ phấn, ngoài ra còn chú ý bị bệnh bạc lá, nên đảm bảo môi trường thông thoáng và thoát nước tốt, kịp thời cắt bỏ cành gẫy.

Nhân giống: Thường nhân giống bằng phương pháp giâm cành, tiến hành vào hai mùa xuân thu, khi giảm nên chọn lựa cành non mập mạp, giâm xong tưới một lượt nước thấm đều vào đất, từ 15 – 20 ngày sẽ ra rễ.

Bày biện trong nhà: Cụm cây mọc tròn đầy, hoa đẹp, phù hợp trồng chậu bình thường, bày biện ở ban công, phòng khách.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...