Một số bệnh thường gặp ở cá

Bệnh ký sinh trùng ở cá

Bệnh trùng quả dưa (đốm trắng) Ichthyophthyriosis

Dấu hiệu bệnh lý

Da, mang, vây của cá bị nhiễm bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt thường. Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Cá bệnh nổi từng đàn lên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt.

Lúc đầu cá tập trung gần bờ, nơi có cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Khi cá yếu quá chỉ còn ngại đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước. Cá trê giống bị hiện tượng này hay được gọi là bệnh “treo râu”. Sau cùng cá lộn nhào mấy vòng rồi lật bụng chìm xuống đáy mà chết. Phân bố và lan truyền bệnh Bệnh lưu hành rất rộng, khắp các châu lục trên thế giới.

khu vực Đông Nam Á, các loài cá nuôi thường mắc bệnh này. Ở Việt Nam đã phát hiện thấy trùng quả dưa ở cá Trắm cỏ, Chép, Mè trắng, Mè hoa, Trôi, Rô phi (Hà Ký, 1968), cá Thát lát (Nguyễn Thị Muội, 1985), cá Tra nuôi, Trê vàng, Trị phi (Bùi Quang Tề, 1990). Ngoài ra, một số cá cảnh cũng thường mắc bệnh này. Trùng quả dưa đã gây thành dịch bệnh ở cá giống các loài: Mè trắng, Rô phi, Tra, Trê vàng, Trê phi, cá Chim trắng… Tỷ lệ cảm nhiễm 70-100%, cường độ cảm nhiễm 5 – 7 trùng/ la men.

Chu kỳ phát triển

1. Cơ thể trưởng thành tách khỏi cơ thể cá

2. Hình thành bào nang

3. Thời kỳ phân đội

4. Thời kỳ phân cắt thành bốn

5. Ấu trùng ra khỏi bào nang, vận động trong nước tìm ký chủ.

6. Cá bị cảm nhiễm trùng quả dưa – Ichthyophthyrius

Chẩn đoán bệnh

Dựa theo các dấu hiệu bệnh lý quan sát bằng mắt thường và kiểm tra nhớt cá trên kính hiển vi. Cường độ cảm nhiễm từ 5 – 10 trùng/la men là cá bị bệnh nguy hiểm.

Phòng trị bệnh

Để phòng bệnh, tuyệt đối không nên thả chung cá có trùng bệnh với cá khoẻ. Thời gian cách ly phụ thuộc vào nhiệt độ, ở nhiệt độ 260C cần cách ly khoảng 2 – 8 tuần (theo Kabata, 1985). Tẩy dọn ao kỹ, phơi đáy ao 3 – 4 ngày diệt bào tử ở đáy ao. Trước khi thả nếu kiểm tra thấy cá có trùng cần xử lý ngay bằng thuốc (xem phần trị bệnh).

Goven và các cộng tác viên (1980) đã thí nghiệm dùng kháng nguyên từ lông tơ hoặc toàn bộ tế bào của trùng quả dưa (I. Multiflis) tiêm cho cá Nheo Mỹ, gây miễn dịch lần đầu với 4kg kháng nguyên, sau 2 tuần gây miễn dịch lần thứ 2 với 5ug, kết quả có khả năng miễn dịch cao.

Tác giả còn thử kháng nguyên lấy từ lông tơ của loài Tetrahynema pyriformis một loài sống ở nước ngọt, kết quả cũng phòng được bệnh trùng quả dưa như kháng nguyên nói trên.

Thuốc và hoá chất dùng điều trị bệnh này rất đa dạng. Nhiều tác giả ở các nước khác nhau đã xử lý đạt kết quả ở những mức độ khác nhau. Ở Việt Nam đã sử dụng có kết quả một số loại hoá chất như sau: dùng xanh Malachite phun trực tiếp xuống ao hoặc bể kính với nồng độ 0,3ppm hai lần cách nhau khoảng một tuần. Với nhiệt độ nước 20ọc, hiệu quả diệt trùng rất cao, có thể đạt tới 100% (Hà Ký, 1965).

Đối với cá giống nuôi ở đồng bằng Nam Bộ, do nhiệt độ nước bình quân cao (25 – 28°C), có thể dùng thuốc với nồng độ thấp hơn. Phun trực tiếp xanh Malachite xuống ao cá tra, cá trê giống với nồng độ 0,1 – 0,15ppm, hai lần một tuần, đồng thời bón thêm vôi sống khoảng 1,5-2,0kg/100m3 nước, nâng độ pH lên 7,5 – 8,5, kết quả diệt được trùng, cá khỏi bệnh (Bùi Quang Tề, 1987).

Bệnh trùng bánh xe – Trichoding Dấu hiệu bệnh lý

Khi mới mắc bệnh, trên thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, ở dưới nước thấy rõ hơn so với khi bắt cá lên cạn. Da cá chuyển màu xám, cá cảm thấy ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước, riêng cá Tra giống thường nhô hẳn đầu lên mặt nước và lắc mạnh, người nuôi cá gọi là bệnh “lắc đầu”. Một số con tách đàn bơi quanh bờ ao. Khi bệnh nặng, trùng ký sinh ở mang, phá huỷ các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng. Cá bơi lội lung tung không định hướng.

Sau hết, cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết. Người nuôi cá tra giống còn gọi bệnh này là bệnh “trái”, vì sau mấy hôm trời âm u không nắng, nhiệt độ mát mẻ, trùng bánh xe sinh sản nhanh chóng gây thành dịch bệnh khiến cá chết hàng loạt. Đàn cá nếu bị bệnh nhẹ thì gầy yếu, nếu không xử lý trị bệnh kịp thời cá sẽ chết nhiều.

Khi kiểm tra tỉ lệ cảm nhiễm của đàn, nếu tỉ lệ cảm nhiễm 90 – 100%, cường độ cảm nhiễm 20-30 trùng/ thị trường 9 x 10 là nguy hiểm. Đàn cá phát bệnh khi cường độ cảm nhiễm 50 – 100 trùng/ thị trường 9 x 10. Bệnh nặng cường độ cảm nhiễm có khi tới 200-250 trùng/thị trường 9×10, trùng bám dày đặc trên da, vây và mang cá.

Phân bố và lan truyền

Trùng bánh xe phân bố rộng. Theo Hà Ký (1968) và Bùi Quang Tề (1990, 2001), bệnh này gây tác hại chủ yếu cho cá hương cá giống ở Việt Nam. Bệnh phát sinh rộng trên nhiều loài cá khác nhau: Chép, Trắm cỏ, Mè trắng, Mè hoa, Trôi, Rohu, Tre, Tra, Bống tượng, Mùi,… và trên 10 loài cá kinh tế khác nữa. Trong các hồ ao ương nuôi cá, bệnh phát triển quanh năm, nhưng phổ biến nhất vào mùa xuân, đầu hạ và mùa thu ở miền Bắc, vào mùa mưa ở miền Nam (mùa khô ít gặp hơn).

Chẩn đoán bệnh

Quan sát các dấu hiệu bệnh lý (triệu chứng) của đàn cá trong ao. Bắt cá kiểm tra nhớt, da, vây, mang dưới kính hiển vi, xác định tỉ lệ và cường độ cảm nhiễm trùng bánh xe.

Phòng và trị bệnh

Biện pháp tốt nhất phòng bệnh trùng bánh xe là giữ gìn vệ sinh cho các ao hồ nuôi cá, nhất là ao ương. Trước khi ương nuôi phải tẩy vôi, tiêu độc ao. Mật độ cá không nên thả quá dày. Theo Hà Ký (1963) mật độ cá thả quá dày thì cường độ cảm nhiễm trùng bánh xe của cá sẽ tăng gấp 4-12 lần. Các loại phân hữu cơ, nhất là phân bắc cần phải được ủ kỹ với 1% vôi. Thực tế cho thấy những nơi dùng phân tươi thường hay phát sinh bệnh.

Có rất nhiều phương pháp và nhiều loại thuốc trị bệnh trùng bánh xe cho từng loại cá. Theo G… Hoffman và F.P. Meyer (1974) trên thế giới đã dùng 21 loại hoá chất khác nhau trị bệnh này: Axit axetic, Formalin, muối ăn NaCl, Acriflavine A, Chloramine B, Sunfat đồng, dylox (Dypterex), Globucid, lodoform, Lysol, Xanh Malachite, PMA (Pyridyl mercuric acetate), Dichromat kali K2Cr207, thuốc tím KMnO4, Quincklime hydrochloride, Roccal….

Ở Việt Nam thường dùng một số phương pháp đơn giản và hoá chất dễ kiếm: dùng nước muối NaCl 2 – 3% tắm cho cá 5 – 15 phút, dùng CuSO4 nồng độ 3 – 5ppm tắm cho cá 5 – 15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,5 – 0,7ppm (0,5 – 0,7g cho 1m3 nước). Theo kinh nghiệm của chúng tôi, dùng thuốc rắc đều xuống ao với liều lượng: CuSO4 0,5ppm + Xanh Malachite 0,01 – 0,02ppm. Kết quả sau 1 – 2 ngày tiêu diệt được trùng bệnh mà không gây hại cho cá. Những biện pháp trên đã được áp dụng có kết quả ở các địa phương cho hầu hết các loài cá nuôi: Chép, Mè, Trỗi, Trắm, Tra, Bống tượng, Tr… (Bùi Quang Tề, 1990).

Bệnh trùng loa kèn – Zoothamnium, Vorticella Dấu hiệu bệnh lý

Trùng loa kèn bám trên da, vây, mang cá, trên thân các chị của Ếch, Ba ba. Trùng làm ảnh hưởng đến hô hấp, sinh trưởng của tôm cá. Ở giai đoạn ấu trùng của tôm cá, trùng loa kèn cản trở sự hoạt động và gây chết rải rác. Đối với Ếch, Ba ba, trùng loa kèn bám thành những đám trắng xám dễ nhầm với nấm thủy my. Bệnh nặng gây chết cho Ba ba giống. | Phân bố và lan truyền bệnh

Trùng loa kèn phân bố ở cả nước ngọt, nước mặn. Chúng ký sinh ở tất cả các động vật thủy sản. Theo C. G. Skriptrenko, 1967 khi động vật thủy sản nhiễm Apiosoma thì không phát hiện có Chilodonella trên cơ thể và ngược lại. Bệnh trùng loa kèn thường xuất hiện vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông ở miền Bắc, mùa mưa ở miền Nam.

A – Epistylis sp ký sinh ở Ba ba; B – Epistylis và Zoothamnium ký sinh ở tôm.

Chẩn đoán bệnh

Lấy nhớt kiểm tra dưới kính hiển vi.

Phòng và trị bệnh

Tương tự như trùng bánh xe.

Bệnh sán lá 16 móc Dactylogyrus

Dấu hiệu bệnh lý

Dactylogyrus ký sinh trên da và mang của cá nhưng chủ yếu là mang. Khi ký sinh chúng dùng móc của đĩa bám sau bám vào tổ chức tuyến đầu tiết ra men hialuronidaza phá hoại tế bào tổ chức, mang và da cá làm cho mang và da cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp cá. Tổ chức da và mang bị Dactylogyrus ký sinh viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số sinh vật xâm nhập gây bệnh.

Có trường hợp Dactylogyrus ký sinh không những gây viêm nhiễm làm cho tổ chức tế bào sưng to mà xương nắp mang cũng phồng lên. Cá bị bệnh bơi lội chậm chạp, cơ thể thiếu máu, cá gầy yếu.

Phân bố và lan truyền bệnh

Giống sán lá 16 móc Dactylogyrus có tính đặc hữu cao nhất của lớp sán đơn chủ, mỗi loài sán Dactylogyrus chỉ ký sinh một loài cá ký chủ.

ở nước ta phát hiện khoảng 46 loài Dactylogyrus ký sinh trên nhiều loài cá thuộc họ cá Chép Cyprilidae và cá tự nhiên trong cả nước. Theo Hà Ký, ở trại cá Nhật Tân – Hà Nội, 1961, cá Mè hoa giai đoạn cá hương bị cảm nhiễm Dactylogyrus, có ao tỉ lệ cảm nhiễm bệnh 100%, cường độ cảm nhiễm 210 – 325 trùng làm cá chết 75%.

Ở miền Trung, một số cơ sở nuôi cá vàng, 1985, Dactylogyrus ký sinh làm cá chết hàng loạt, gây tổn thất cho một số nhà nuôi cá cảnh. Theo 0. N. Bauer, 1969, 1977 cho biết: một con cá Mè 2 tuổi có 10.647 trùng ký sinh; cá Chép cỡ 3 – 4,5cm Dactylogyrus ký sinh với cường độ nhiễm 20 – 30 trùng/cá thể, có thể làm cho cá chết.

Dactylogyrus ký sinh trên nhiều loài cá nước ngọt ở nhiều lứa tuổi nhưng gây bệnh nghiêm trọng nhất đối với cá hương, cá giống. Bệnh này phát triển mạnh trong các ao nuôi mật độ dày, điều kiện môi trường bẩn, nhiệt độ thích hợp cho chúng phát triển khoảng 22-280 C. Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, mùa thu ở miền Bắc; mùa mưa ở miền Nam.

Chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán xác định tác nhân gây bệnh Dactylogyrus có thể dùng kính hiển vi kiểm tra dịch nhờn của da và mang.

Phương pháp phòng trị

Trước khi thả cá xuống ao ương, nuôi, cần tẩy dọn ao, tiêu diệt trứng và ấu trùng sán lá 16 móc. Cá thả không nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế độ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp.

Cá giống trước khi thả ra ao hồ nuôi, dùng KMnO4 nồng độ 20ppm tắm cho cá trong thời gian 15-30 phút hoặc dùng NaCl 3% tắm trong 5 phút, nếu nhiệt độ trên 250 C thì giảm xuống 2%. Hoặc dùng Formalin tắm nồng độ 100 – 200ppm, thời gian 30 – 60 phút, chú ý khi tắm phải có sục khí cung cấp đủ oxy cho cá.

Dùng Ammonium hydroxyde – NH4OH 10% tắm cho cá nồng độ 100ppm thời gian 1-2 phút, có tác dụng trị bệnh. Hoặc phun xuống ao Formalin nồng độ 10-20ppm để trị bệnh cho cá.

Bệnh trùng mỏ neo – Lernaea Dấu hiệu bệnh lý

Cá mới bị cảm nhiễm ký sinh trùng Lernaea lúc đầu cảm thấy khó chịu, biểu hiện cá bơi lội không bình thường, khả năng bắt mồi giảm dần. Lernaea lấy dinh dưỡng nên cá bị gầy yếu, bơi lội chậm chạp. Đối với cá hương, cá giống bị ký sinh trùng Lernaea ký sinh, cơ thể cá bị dị hình uốn cong, bơi lội mất thăng bằng.

Cá bố mẹ bị cảm nhiễm Lernaea, số lượng nhiều, tuyển sinh dục không phát triển được, ví dụ một con cá Chép cỡ 2cm bị trùng Lernaea ký sinh một bên cơ thể sẽ làm lệch trọng tâm, cá bơi nghiêng, nếu 2-3 trùng ký sinh trên một cơ thể làm cho cá không di chuyển được và chết.

Lúc ký sinh phần đầu của Lernaea cắm sâu vào trong tổ chức ký chủ, phần sau lơ lửng trong nước nên thường bị một số giống nguyên sinh động vật, tảo, nấm bám vào da cá, phủ một lớp rất bẩn. Ký sinh một số lượng lớn trong xoang miệng làm cho miệng không đóng kín được, cá không bắt được thức ăn và chết.

Lernaea ký sinh trên da, vây cá Mè, cá Trắm, cá Chép và nhiều loài cá nước ngọt nhất là đối với cá vẩy nhỏ, cá còn non, vậy còn mềm, làm tổ chức gần nơi ký sinh sưng đỏ, viêm loét, tế bào hồng cầu bị thẩm thấu ra ngoài, tế bào bạch cầu ở trong tổ chức tăng, sắc tố da biến nhạt. Khi tổ chức bị viêm loét, mở đường cho vi khuẩn, các ký sinh trùng khác xâm nhập cá.

Phương pháp phòng trị bệnh

Phòng bệnh

Giữ nước ao sạch, không dùng nguồn nước ở các ao cá bệnh đưa vào ao nuôi cá vì trong các ao đó có nhiều ấu trùng Nauplius và Metanauplius sống tự do.

Dùng lá xoan bón lót xuống ao trước khi thả cá với số lượng 0,2 – 0,3kg/m3 nước để diệt ấu trùng Lernaea.

Trị bệnh

Dùng lá xoan 0,4 – 0,5kg/m3 nước bón vào ao nuôi cá bị bệnh có thể tiêu diệt được ký sinh trùng Lernaea. Do lá xoan phân hủy nhanh, tiêu hao nhiều oxy và thải khí độc, nhất là mùa hè nhiệt độ cao, nên phải theo dõi cấp nước kịp thời khi cần thiết.

– Dùng thuốc tím KMnO4 nồng độ 10 – 12ppm tắm từ 1 – 2 giờ, ở nhiệt độ 20 – 30oC.

Một số loài cá có khả năng miễn dịch với từng loài Lernaea, bởi vì một số loài Lernaea có đặc tính chọn lọc ký chủ cao. Do đó chúng ta có thể thay đổi đối tượng cá nuôi, trùng không tìm được ký chủ sẽ không phát triển.

Qua nghiên cứu bệnh Lernaeosis có khả năng miễn dịch khoảng một năm sau khi cá cảm nhiễm, nên có thể dùng phương pháp nhân tạo để miễn dịch cho cá giống.

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh xuất huyết do virus ở cá Trắm cỏ

Tác nhân gây bệnh xuất huyết do virus ở cá Trắm cỏ (Gass carp Reovirus – GCRV) được xác định và làm chết nhiều – Ctenopharyngodon idellus giống và cá thịt dưới 1 tuổi.

Tác nhân gây bệnh

Virus gây bệnh là dạng Reovirus có cấu trúc acid Nucleic nhân là ARN không có vỏ, hình khối 20 mặt đối xứng theo tỷ lệ 5: 3:2, (Chen và Jiang, 1984; Chen và CTV 1985; Hong và CTV 1985), đường kính khoảng 60 – 70nm.

Trương Thiết Phu (1984), Mạo Thụ Kiện (1988-1990) đã xác định Picornavirus nhỏ hơn, đường kính 25 – 35nm. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, đã kiểm tra dưới kính hiển vi gặp thể virus ở mạng lưới nội chất của tế bào gan, thận cá Trắm cỏ bị bệnh.

Dấu hiệu bệnh lý

Dấu hiệu bên ngoài da cá màu tối sẫm, cá nổi lờ đờ trên tầng mặt. Khi có hiện tượng cá chết, mắt lồi và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang, vây xuất huyết. Nhìn chung dấu hiệu bệnh bên ngoài không thay đổi lớn.

Cá giống thường xuất hiện dấu hiệu sớm nhất là vây đuôi chuyển màu đen, bề ngoài thân màu tối đen, hai bên cơ lưng có thể xuất hiện hai dải sọc màu trắng. Cá bệnh nặng bề ngoài thân tối và xuất huyết hơi đỏ. Cá giống Trắm cỏ (4 – 6cm), nhìn dưới ánh sáng mạnh, có thể thấy cơ sung huyết.

Xoang miệng, nắp mang, xung quanh mắt, gốc vây và phần bụng… đều biểu hiện xuất huyết. Nhãn cầu lồi ra, tơ mang màu đỏ tím hoặc xuất huyết, nếu cá bệnh xuất huyết nghiêm trọng thì tơ mang xuất huyết thành màu hơi trắng và dính bùn. Có một số cá bệnh hậu môn viêm đỏ. Cá Trắm cỏ mắc bệnh hại tuổi trở lên, gặp nhiều ở phần gốc tia vây và phần bụng xuất huyết là chính, đồng thời thấy triệu chứng hậu môn viêm đỏ.

Dấu hiệu bên trong: bóc da cá bệnh nhìn thấy các đốm hoặc đám cờ đỏ xuất huyết, bệnh nặng, cơ toàn thân xuất huyết đỏ tươi, đây là dấu hiệu đặc trưng thường thấy của bệnh. Cơ quan nội tạng: ruột xuất huyết trung bình rõ ràng, ruột cục bộ hoặc toàn bộ xuất huyết màu đỏ thẫm, thành ruột còn chắc chắn, không hoại tử. Trong ruột không có thức ăn.

Gan xuất huyết có đốm màu trắng, xoang bụng xuất huyết. Cá Trắm cỏ bị bệnh trên hai tuổi xuất huyết không rõ ràng, thường gặp xuất huyết đường ruột. Bệnh kết hợp với bệnh viêm ruột do vi khuẩn làm cho ruột hoại tử và chứa hơi.

Tóm lại, hệ thống cơ dưới da xuất huyết và trong xoang cơ thể, gan, thận, lá lách xuất huyết. Ruột không có thức ăn, thành ruột xuất huyết nhưng không hoại tử (thành ruột còn trung bình chắc chắn, không thối nát). Máu biến đổi, khi cá nhiễm bệnh, hồng cầu, huyết tương và urê đều giảm sau 4-5 ngày, sau 8 ngày hồng cầu, huyết tương, hemoglobin giảm tới mức thấp nhất, nhưng glucose máu không thay đổi. Một số mẫu bệnh thu ở tự nhiên, máu cũng biến đổi và còn thêm K+ trong huyết thanh tăng, Ca++ giảm. Cá bệnh tỷ lệ tế bào Lympho giảm, tỷ lệ tế bào bạch cầu có hạt tăng nhanh.

Phân bố và lan truyền bệnh

Bệnh xuất huyết do virus ở cá Trắm cỏ xuất hiện năm 1972 ở phía Nam Trung Quốc đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá Trắm cỏ, nhất là cá Trắm cỏ giống, tỷ lệ sống của cá Trắm cỏ giống nuôi thành cá thịt chỉ đạt 30% (theo Jiang Yulin, 1995).

Ở Việt Nam, chúng ta đã và đang nghiên cứu bệnh này, bệnh đã xuất hiện nhiều từ năm 1994 đến nay, đặc biệt từ những năm gần đây bệnh đã xuất hiện hầu hết các ao lồng nuôi cá Trắm cỏ gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá. Hiện nay chỉ gặp ở cá Trắm cỏ và Trắm đen bị bệnh xuất huyết, các loài cá khác chưa phát hiện thấy.

Bệnh ở dạng cấp tính: phát triển rất nhanh và trầm trọng, cá bị bệnh sau 3 – 5 ngày có thể chết, tỉ lệ chết 60 – 80%, nhiều ao, lồng chết 100%. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở cá giống cỡ 4 – 25cm, đặc biệt cá giống cỡ 15 – 25cm (0,3 – 0,4kg/con) mức độ nghiêm trọng nhất khi nuôi ở mật độ dầy như cá lồng và ương cá giống.

Bệnh ở dạng mạn tính: phát triển trung bình chậm, cá chết rải rác, bệnh xuất hiện trong suốt mùa phát bệnh, cá chết không có đỉnh cao rõ ràng. Bệnh mạn tính thường xuất hiện ở ao cá giống diện tích lớn nuôi thưa.

Mầm bệnh virus chủ yếu từ cá bệnh và cá mang virus. Cá bệnh sau khi chết, virus phát tán ở trong nước, các chất thải của cá mang virus và cá bệnh bao gồm phân, dịch bài tiết và nhớt ngoài thân đều có virus tồn tại, động vật thủy sinh khác nhiễm virus như: ốc, trai, ếch và động vật phù du… đều có thể truyền virus qua dòng nước. Nguyên nhân bệnh lan rộng chính là nguồn nước nhiễm mầm bệnh virus không tiêu độc đã truyền từ thủy vực này sang thủy vực khác.

Các thực vật thủy sinh mang virus trong ao bệnh như: bèo tấm, cả nước, rong… khi cá Trắm cỏ ăn có thể làm cho cá nhiễm bệnh. Khi quan sát kính hiển vi, trứng của cá bố mẹ cũng có mang virus. Như vậy, bệnh cũng có khả năng truyền bệnh theo phương thẳng đứng.

Bệnh xuất huyết của cá Trắm cỏ là bệnh của nước ấm

Thông thường cá phát bệnh khi nhiệt độ nước từ 25 – 320C, còn thấp dưới 23°C và cao hơn 350C bệnh rất ít phát sinh hoặc không phát bệnh. Theo các nhà nghiên cứu bệnh cá Trung Quốc (1999), khi gây nhiễm bệnh nhân tạo ở 28oC sau khi tiêm mầm bệnh từ 4 – 7 ngày cá sẽ phát bệnh, ngâm từ 7 – 9 ngày cá mới phát bệnh. Đem cá khoẻ thả trong bể cá bệnh, có thể làm lây lan được bệnh. Tổ chức mang, não, cơ, thận, gan, tì, ruột của cá bệnh đều có thể phân lập được virus. Qua thí nghiệm, đem cá bệnh đã xuất hiện triệu chứng đi nuôi từ nhiệt độ 28°C giảm xuống 20°C triệu chứng cá bệnh mất dần không dẫn đến tử vong.

Mùa vụ xuất hiện thường vào cuối xuân đầu hè (tháng 3 đến tháng 5), mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10) khi nhiệt độ nước 25 – 300C bệnh xuất hiện nhiều và gây cá chết hàng loạt.

Chẩn đoán bệnh

Dựa theo dấu hiệu đặc trưng của bệnh xuất huyết cá Trắm cỏ, ta có thể chẩn đoán bệnh.

chết không có đỉnh cao rõ ràng. Bệnh mạn tính thường xuất hiện ở ao cá giống diện tích lớn nuôi thưa. Mầm bệnh virus chủ yếu từ cá bệnh và cá mang virus. Cá bệnh sau khi chết, virus phát tán ở trong nước, các chất thải của cá mang virus và cá bệnh bao gồm phân, dịch bài tiết và nhớt ngoài thân đều có virus tồn tại, động vật thủy sinh khác nhiễm virus như: ốc, trai, ếch và động vật phù du… đều có thể truyền virus qua dòng nước. Nguyên nhân bệnh lan rộng chính là nguồn nước nhiễm mầm bệnh virus không tiêu độc đã truyền từ thủy vực này sang thủy vực khác. Các thực vật thủy sinh mang virus trong ao bệnh như: bèo tấm, cả nước, rong… khi cá Trắm cỏ ăn có thể làm cho cá nhiễm bệnh. Khi quan sát kính hiển vi, trứng của cá bố mẹ cũng có mang virus. Như vậy, bệnh cũng có khả năng truyền bệnh theo phương thẳng đứng.

Bệnh xuất huyết của cá Trắm cỏ là bệnh của nước ấm.

Thông thường cá phát bệnh khi nhiệt độ nước từ 25 – 320C, còn thấp dưới 23°C và cao hơn 350C bệnh rất ít phát sinh hoặc không phát bệnh. Theo các nhà nghiên cứu bệnh cá Trung Quốc (1999), khi gây nhiễm bệnh nhân tạo ở 28oC sau khi tiêm mầm bệnh từ 4 – 7 ngày cá sẽ phát bệnh, ngâm từ 7 – 9 ngày cá mới phát bệnh.

Đem cá khoẻ thả trong bể cá bệnh, có thể làm lây lan được bệnh. Tổ chức mang, não, cơ, thận, gan, tì, ruột của cá bệnh đều có thể phân lập được virus. Qua thí nghiệm, đem cá bệnh đã xuất hiện triệu chứng đi nuôi từ nhiệt độ 28°C giảm xuống 20°C triệu chứng cá bệnh mất dần không dẫn đến tử vong.

Mùa vụ xuất hiện thường vào cuối xuân đầu hè (tháng 3 đến tháng 5), mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10) khi nhiệt độ nước 25 – 300C bệnh xuất hiện nhiều và gây cá chết hàng loạt.

Chẩn đoán bệnh

Dựa theo dấu hiệu đặc trưng của bệnh xuất huyết cá Trắm cỏ, ta có thể chẩn đoán bệnh.

– Hoại tử da và cơ: đốm đỏ xuất huyết. – Vây bị phá huỷ: gốc vây xuất huyết, tia rách nát và cụt dần. – Vây dựng (rộp) và bong ra, da xuất huyết.

– Xoang bụng sưng to, các cơ quan nội tạng bị xuất huyết và viêm nhũn (dịch hóa), ruột viêm và chứa đầy hơi.

Đối với từng loài động vật thủy sản có các dấu hiệu bệnh lý cụ thể như sau:

Dấu hiệu đầu tiên là cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá thường đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp. Xuất hiện các đốm xuất huyết màu đỏ trên thân, các gốc vây, quanh miệng, râu xuất huyết hoặc bạc trắng. Xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ, có mùi hôi thối, trên vết loét thường có nấm và ký sinh trùng ký sinh. Mắt lồi đục, hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, tia vây cụt dần.

Giải phẫu nội tạng: xoang bụng xuất huyết, mô mỡ cá Ba sa xuất huyết nặng. Gan tái nhợt, mật sưng to, thận sưng, ruột, dạ dày, tuyển sinh dục, bóng hơi đều xuất huyết. Có trường hợp cá Basa hai đoạn ruột lồng vào nhau. Xoang bụng có chứa nhiều dịch nhờn mùi hôi thối.

Cá Trê giống bị bệnh thường tách đàn và “treo râu” đầu hướng lên trên vuông góc với mặt nước. Cá bống tượng có hiện tượng da mất hết nhớt gọi bệnh “tuột nhớt”.

Ở Ba ba xuất hiện các vết loét xuất huyết, không có hình dạng nhất định ở xung quanh và trên mai lưng, phần bụng, các chân có thể cụt hết móng. Bệnh nặng, cơ thể Ba ba mềm nhũn, hoạt động chậm chạp, khi lật ngửa không tự lật sấp lại được. Ba ba ít ăn hoặc bỏ ăn, sau 1-2 tuần bò lên cạn và chết, tỉ lệ chết tới 30-40%. Giải phẫu phổi, gan, thận có màu đen.

Chẩn đoán bệnh.

Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý, mùa vụ xuất hiện bệnh và phân lập vi khuẩn để chẩn đoán bệnh được chính xác.

Phòng và trị bệnh

Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất không để cho động vật nuôi thủy sản bị sốc do môi trường thay đổi xấu: nhiệt độ, oxy hoà tan, nhiễm bẩn của nước. Môi trường nước đảm bảo tốt cho đời sống của động vật thủy sản.

– Đối với bè nuôi cá thường xuyên treo túi vôi, mùa xuất hiện bệnh hại tuần treo một lần, mùa khác một tháng treo một lần. Vôi có tác dụng khử trùng và kiềm hoá môi trường nước. Lượng vôi tính trung bình 2kg vôi sống/10m3. Bè lớn treo nhiều túi và bè nhỏ treo ít túi, tập trung ở chỗ cho ăn và phía đầu nguồn nước chảy. Đối với các ao nuôi áp dụng tẩy dọn ao như phương pháp phòng tổng hợp. Cũng định kỳ mùa bệnh hai tuần rắc xuống ao 1 lần, mùa khác rắc 1 tháng 1 lần, liều lượng trung bình 2kg vôi nung/100 m3 nước. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm lượng Vitamin C cho vào thức ăn trước mùa bệnh hoặc dùng thuốc phối chế KN – 04 – 12 của Viện I cho cá ăn phòng bệnh.

Trị bệnh: có thể dùng một số kháng sinh, thảo mộc có tác dụng diệt khuẩn điều trị bệnh nhiễm khuẩn máu như sau: + Cá giống dùng phương pháp tắm thời gian một giờ.

Oxytetracyline nồng độ 20 – 50ppm.

Streptomycin nồng độ 20 – 50ppm. + Cá thịt dùng phương pháp cho ăn kháng sinh trộn với thức ăn tinh.

Sulfamid liều dùng 150 – 200mg/1kg cá/ngày.

Thuốc phối chế KN-04-12: liều dùng 2-4g/1kg cá/ngày. Cho cá ăn liên tục từ 5 – 7 ngày. Riêng với kháng sinh từ ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi 1/2 so với ngày đầu.

Bệnh nấm thủy my ở động vật thủy sản nước ngọt

Tác nhân gây bệnh.

Gây bệnh là các loài thuộc các giống: Leptolegnia, Saprolegnia

và Achlya, Họ Saprolegniaceae, Bộ Saprolegniales.

Dấu hiệu bệnh lý.

Khi động vật thủy sản bị bệnh, trên da xuất hiện những vùng trắng xám, có các sợi nấm nhỏ mềm. Sau vài ngày sợi nấm phát triển, đan chéo thành từng búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trứng cá bị bệnh có màu trắng đục, xung quanh có nhiều sợi nấm phát triển. Bệnh xuất hiện nhiều ở các ao nước tù đọng, có nhiều mùn bã hữu cơ, nuôi mật độ dày. Động vật thủy sản bị đánh bắt vận chuyển xây xước. Vết thương ngoài da do ký sinh trùng và vị khuẩn gây ra.

Phân bố và lan truyền bệnh.

Các loài cá nước ngọt, Ba ba, Ếch… đều có khả năng nhiễm bệnh nấm. Chúng gây tác hại lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt từ giai đoạn giống cho đến giai đoạn nuôi thịt.

Mùa phát bệnh thường vào mùa mát mẻ, mùa xuân, mùa Thu và đặc biệt là mùa Đông ở miền Bắc, miền Nam vào mùa mưa. Nhiệt độ nước từ 18-25°C nấm phát triển mạnh nhất.

Chẩn đoán bệnh.

Có thể bằng mắt thường nhìn thấy các sợi nấm hoặc soi dưới kính hiển vi. Nuôi cấy phân lập các loài nấm bằng môi trường Sabourand Agar, Potato dextrose Agar có kháng sinh.

Phòng và trị bệnh.

– Phòng bệnh: áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Trong sinh sản nhân tạo các loài cá có trứng dính: Chép, Trê… cần phải khử trùng các giá thể trứng bám vào bể ấp. Để hạn chế lượng trứng ung trong bể ấp có thể ấp trứng trong nước có nồng độ thuốc 0,05 – 0,1ppm Xanh Malachite.

Trong các mùa xuất hiện bệnh định kỳ 1 – 2 lần/tháng phun thuốc Xanh Malachite nồng độ 0,01 – 0,1ppm đối với cá, nồng độ 0,1 – 0,3ppm đối với Ếch, Ba ba. Hatai và Willoughby, 1988 cho rằng vi khuẩn Pseudomonas flurescens có khả năng ức chế nấm Saprolegnia parasitica bằng kháng sinh từ vi khuẩn.

– Trị bệnh: tắm cho động vật thủy sản bằng Xanh Malachite nồng độ 1 – 4ppm thời gian 30-60 phút hoặc phun xuống ao, bể nuôi 2 lần/tuần thuốc Xanh Malachite nồng độ 0,05 – 0,3ppm.

5.2.4. Hội chứng dịch bệnh lở loét ở cá | “Hội chứng dịch bệnh lở loét ở cá” (Epizootic Ulcerative Syndrome – EUS) là tên gọi để mô tả một bệnh cực kỳ nguy hiểm đã lan nhanh ở nhiều nước của châu Á – Thái Bình Dương. Theo báo cáo đầu tiên tháng 3 năm 1972, bệnh xuất hiện ở miền Trung Queen Sland – Australia và bệnh kéo dài cho đến ngày nay. Nước ta nằm trong vùng dịch bệnh này. Bệnh của cá nuôi và cá tự nhiên nước ngọt và cửa sông thuộc vùng châu Á – Thái Bình Dương. Dấu hiệu đặc trưng: vết lở loét ở da (hạ bì) và có các sợi nấm Aphanomyces invadans.

– Dấu hiệu bệnh lý của bệnh lở loét

Những dấu hiệu đầu tiên là cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động chậm chạp, bơi nhô đầu lên mặt nước. Da cá sẫm lại, có vết mòn màu xám hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, các vây và đuôi. Những vết mòn dần dần lan rộng thành những vết loét rộng, vẩy rụng, xuất huyết và viêm. Những con cá bệnh nặng các vết loét lõm sâu tới xương. Giải phẫu các cơ quan nội tạng hầu như không biến đổi.

Sau một thời gian, cá bệnh nặng kiệt sức và chết, thời gian phát bệnh kéo dài hoặc ngắn tuỳ theo loài cá, mùa vụ và chất lượng nước. Dấu hiệu bệnh lý được chia ra năm dạng như sau:

– Dạng thứ I: trên cấp tính là rất ít cá đề kháng lại hoặc nhiễm tác nhân thứ hai và cá chết nhanh với số lượng lớn.

– Dạng thứ II: cấp tính là một số cá đề kháng lại được và thường nhiễm tác nhân thứ hai trước khi chết.

– Dạng thứ III: mạn tính năng là đa số cá kháng lại bệnh, kết quả có bệnh lý tổng quát nhưng thường nhiễm vi khuẩn thứ hai hoặc nhiễm cả nấm.

– Dạng thứ IV: mạn tính là cá kháng được bệnh có đủ thời gian phục hồi lại được, ít nhiễm tác nhân thứ hai.

– Dạng thứ V: kháng lại bệnh cho đến không nhiễm bệnh. ít có dấu hiệu nhiễm tác nhân thứ hai, hầu hết cá phục hồi.

Chẩn đoán bệnh

Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý, đặc biệt chú ý cá bị bệnh lở loét, giải phẫu cơ quan nội tạng hầu như không biến đổi. Còn những bệnh xuất huyết, nhiễm trùng máu của cá do các tác nhân độc lập gây bệnh thường cơ quan nội tạng bị biến đổi viêm, hoại tử…

Quan sát mô bệnh học: giai đoạn sớm thấy rõ các sợi nấm trong vùng hoại tử các sợi nấm xâm nhập phát triển trong cơ của cá, sợi nấm phát triển trong thận.

Phân lập nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng. Xung quanh vết loét ở nhiệt độ trên 30°C phân lập sẽ có nấm Aphanomyces invadans. Môi trường nuôi cấy nấm là GPY (glucose peptone yeast) agar (theo “epizootic ulcerative syndrome (EUS) technical handbook”, 1998).

Test PCR nấm A. invadans trong cá bệnh.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...