Phương pháp trồng cây bạch mã hoàng tử thủy canh


Tên khoa học: Aglaonema commutatum.

Còn gọi là: cây bạch mã, phong lưu hay lãng tử.

Đặc điểm của cây bạch mã hoàng tử

Vốn sinh trưởng ở châu Phi, Phillipine và Malaysia. Lá cây hình bầu dục, cuống lá và viền giữa màu trắng. Cây sống lâu năm thường mọc thành bụi và vươn thẳng, gần như không thân. Lá màu xanh đậm mặt trên, màu nhạt ở mặt dưới, nổi các vệt, đốm nhiều màu từ trắng, vàng, hồng đến đỏ.

Là loài cây chịu râm bán phần, không chịu được ánh sáng trực tiếp nhưng thiếu ánh sáng cũng khiến cây bị nhạt màu, vì vậy mỗi tuần nên đưa cây ra ánh sáng 1 lần, 2 tiếng vào buổi sáng.

Cây bạch mã hoàng tử ưa ẩm ướt, vào thời kỳ sinh trưởng tháng 3 – 8 nên tưới nhiều nước. Vào mùa hè nên thường xuyên vảy nước để tăng độ ẩm môi trường.

Đây cũng là loài ưa nhiệt độ cao, không chịu được rét, nhiệt độ sinh trưởng phù hợp là từ 20 – 30 độ C, nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông là từ 12 độ trở lên.

Phương pháp trồng cây bạch mã hoàng tử thủy canh

1. Lấy cây ra khỏi chậu, bỏ đất, rửa sạch bộ rễ, ngâm 2/3 bộ rễ vào bình đựng nước tự nhiên, thêm lượng ít dung dịch khử trùng chống mục, thúc rễ sinh trưởng.

2. Khi chọn bình nên lựa loại bằng thủy tinh, có chiều cao.

3. Sau khi cây ra rễ nên thêm dung dịch dinh dưỡng đã pha loãng. 7 – 10 ngày nên thêm một lần nước, từ 20 – 30 ngày thêm một lần dung dịch dinh dưỡng.

4. Bạch mã hoàng tử là loài ưa ẩm ướt, cho nên cần đổ dung dịch cho ngập bộ rễ.

Bệnh của cây bạch mã hoàng tử

Khi cây bị bệnh trên lá cây xuất hiện các đốm sau đó thối nhũn ra, có màu đen, hoặc thối ở cuống lá, lá sẽ bị gãy ở phần cuống thối.

Ta có thể xử lý như sau: Dùng kéo cắt các phần lá bị thối, cắt cả lá đến sát phần gốc nếu bị thối ở cuống lá. Sau đó dùng vòi nước rửa sạch toàn bộ cây, nhất là rửa sạch các chỗ bị thổi, rửa sạch bình, thay nước trong bình (đối với cây trồng thủy canh).

Nên đưa cây ra những nơi có ánh nắng sang, thoán mát để hạn chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn.

Lưu ý: Thân cây bạch mã hoàng tử có độc, không được lấy làm thực phẩm, nếu lỡ ăn phải sẽ khiến lưỡi tê, đau dạ dày, đi ngoài, cần lập tức đi bệnh viện chữa trị.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...