[toc]
Tên khoa học: Cyperus alternifolius
Miền Nam Việt Nam gọi là cây lác dù.
Đặc điểm của cây thủy trúc
Vốn phân bố ở quần đảo Tây Ấn, Madagasca.
Là loài thực vật thân Cỏ nhiều năm, thân cao từ 60 – 100cm, bên dưới có rễ mập. Cây có thân tròn màu xanh đậm.
Cuống chung của hoa dài thẳng, xếp tỏa ra nổi trên đám lá bắc, hoa lúc non màu trắng sau chuyển sang nâu, nở khoảng tháng 6 – 7.
Cây là loài ưa sang còn chiệu được úng nên phát triển khá nhanh, tách bụi là phương pháp nhân giống của cây.
Thủy trúc phân bố rộng ở bên cạnh sông hồ, đầm trạch ở rừng, thảo nguyên, không chịu được lạnh nhưng chịu bóng râm cực tốt, nhiệt độ sinh trưởng phù hợp từ 15 – 25 độ C, nhiệt độ thích hợp vào mùa đông từ 7 – 12 độ, khi nhiệt độ ở vào khoảng 12 độ C sẽ ở vào trạng thái ngủ đông.
Phương pháp trồng cây thủy trúc thủy canh
Thủy trúc cao hơn loài cây có bình thường, phù hợp với loại bình trồng có miệng rộng. Để tránh cây bị nghiêng ngả, dưới đáy nên đặt nhiều sỏi, không cần rổ nhựa để cố định.
Thủy trúc có thể đem rửa sạch rễ rồi cắm vào nước, cũng có thể cắt những cành mập mạp, để thân dài khoảng 3cm, bỏ đầu nhọn ở lá còn khoảng 6 – 8cm, cắm vào trong nước, khoảng 10 ngày sẽ ra rễ.
Mùa đông khi cây ở trạng thái ngủ đông và lúc mới cắm nên pha loãng dung dịch dinh dưỡng.
Để tránh tình trạng dung dịch dinh dưỡng mất nước quá nhiều và tụ dưới đáy, cứ 45 ngày thay dung dịch dinh dưỡng một lần, pH 5,5 – 6,8, đổ ngập phần rễ.
Cây thủy trúc sống khỏe, rất ít bị sâu bệnh.