Tác dụng của cây hương thảo trong gia đình

Cây hương thảo dùng để làm món ăn

Rất nhiều loài hương thảo có thể làm rau gia vị nêm vào món ăn, xuất hiện ở thực đơn của nhiều nước phương Đông và phương Tây. Dưới đây giới thiệu một vài món ăn đơn giản:

Húng chó xào thịt thái sợi

– Nguyên liệu: Thịt nạc thái sợi 100g, lá húng chó 30g, hành tây 30g, dầu oliu 30ml, muối, bột tiêu đen.

– Cách làm: Xào chín thịt nạc thái sợi với dầu oliu, hành tây, lá húng băm nhỏ. Cho dầu oliu vào chảo làm nóng rồi đổ hành tây và bột tiêu đen vào, đợi nguội bớt rồi cho lá húng vào đảo đều. Trộn lẫn thịt, hành tây và lá húng vào là được.

Bánh Tây Ban Nha

– Nguyên liệu: Trứng gà 4 quả, 100g ớt xanh đỏ + cà tím tròn + khoai tây thái sợi, lá húng chó thái sợi 20g, bột đậu khấu 5g, dầu oliu 50ml, muối và hạt tiêu.

– Cách làm: Đập trứng quấy đều, xào chín các loại rau đã thái sợi, khoai tây thái sợi trụng nước sôi cho chín, đem trộn đều với lá húng, bột đậu khấu, tra thêm muối, hạt tiêu. Cho dầu oliu vào chảo rồi đổ trứng vào rán đến khi cả hai mặt đều vàng là được.

Mê điệt nướng khoai tây

– Nguyên liệu: Lá mê điệt 10g, khoai tây 200g, ớt xanh đỏ 50g, nấm hương 10g, sữa đặc 100ml, pho-mát, bơ, muối, đường, bột hạt tiêu đen.

– Cách làm: Khoai tây luộc chín, gọt vỏ, cắt thành miếng. Nấm hương, ớt xanh đỏ thái hạt lựu. Lá mê điệt cắt nhỏ cho vào nồi dùng bơ rán thơm, cho các loại đã thái hạt lựu vào xào cùng, bỏ thêm hạt tiêu vừa ăn, cuối cùng cho thêm sữa đặc vào nguấy đều. Đợi ngấm đều gia vị đem cho vào bát để nướng, phủ bơlên trên cho vào lò nướng7 phút với nhiệt độ 250oC là được.

Bánh quy mê điệt

– Nguyên liệu: Bột mỳ 200g, bột đao 50g, trứng gà 3 quả, dầu 50ml, sữa đặc có đường 50g, lá mê điệt 10g, đường trắng.

– Cách làm: Trộn bột mỳ, bột đao, trứng gà, sữa, đường với lượng vừa nước quấy đều, đem cắt thành từng miếng nhỏ, rắc lá mê điệt đã thái nhỏ lên trên rồi nặn thành các hình dáng khác nhau, bỏ lên trên đĩa nướng đã có giấy thiếc, bên trên giấy quét một ít dầu, cho vào lò nướng khoảng 10 phút ở nhiệt độ 180°C là được.

Bách lý hương cánh gà

– Nguyên liệu: Lấy đốt giữa cánh gà 5 cái, bột mỳ 50g, trứng gà 1 quả, lá bách lý hương 20g, lá húng chó 20g,

lá kinh giới 20g, bột tiêu đen, muối, rượu vang trắng, tỏi, gừng, mỳ chính, vụn bánh mỳ.

– Cách làm: Bách lý hương, kinh giới, húng chó thái nhỏ, lấy một nửa đem trộn lẫn với bột tiêu đen, muối, rượu, tỏi, gừng, mỳ chính đem ướp với cánh gà khoảng nửa tiếng, phần còn lại đem trộn với trứng, bột mỳ. Đợi gia vị ngấm vào cánh gà thì đem lăn bột, chiên giòn với vụn bánh mỳ tới khi chín vàng là được.

Bạc hà bí đỏ

– Nguyên liệu: Bí đỏ non nửa quả, lá bạc hà 20g, tỏi, muối, đường, dấm, dầu vừng.

– Cách làm: Gọt vỏ bí đỏ, ngâm với muối cho bớt nhựa. Lá bạc hà rửa sạch thái nhỏ, tỏi bóc vỏ đập nhỏ. Tỏi, bạc hà cho vào trong bí đỏ đã ngâm, bỏ một thìa đường cát, nhỏ vài giọt dấm và dầu vừng trộn đều, ngâm khoảng 15 -20 phút có thể ăn.

Cây hương thảo dùng để làm trà

Trà hoa oải hương tốt cho giấc ngủ

– Nguyên liệu: Hoa oải hương 10g, cúc trắng 5 bông, nước 11, mật ong hoặc đường phèn đủ dùng.

– Cách làm: Hoa oải hương và hoa cúc trắng đem pha trong nước sôi 5 phút, tùy khẩu vị từng người mà cho thêm mật ong hoặc đường phèn. Vị hoa cúc trắng tươi thơm có thể cân bằng hương vị nồng của hoa oải hương. Trà này giúp giải tỏa căng thẳng, giúp thần kinh được thả lỏng, có lợi cho giấc ngủ.

Trà hoa oải hương bổ khí

– Nguyên liệu: Hoa oải hương 10g, lá thiên trúc quỳ 5g, táo đỏ 10 quả, kỷ tử 20 quả, nho khô 20 quả, nước 1 lít, mật ong hoặc đường phèn vừa đủ.

– Cách làm: Táo đỏ, kỷ tử và nho khô cho vào nước đun sôi trên lửa lớn, vặn nhỏ lửa đun liu riu 5 phút rồi tắt bếp. Cho thêm hoa oải hương, là thiên trúc quỳ ngâm 5 phút, sau đó cho thêm mật ong hoặc đường phèn pha vừa miệng. Loại trà này bổ khí, an thần, tốt cho máu.

Trà chanh hoa oải hương

– Nguyên liệu: Hoa oải hương 10g, chanh cắt lát 5 miếng, nước 11, đá lạnh, mật ong hoặc đường phèn đủ dùng.

– Cách làm: Hoa oải hương đổ nước vào đun sôi, lọc bã hoa rồi cho chanh cắt lát vào ngâm, thêm đường phèn hoặc mật ong, đợi trà nguội rồi cho đá lạnh vào. Loại trà này vừa có tác dụng an thần của hoa oải hương, vừa có tác dụng thanh nhiệt giải độc của chanh, là loại thức uống phù hợp cho mùa hè.

Trà mê điệt và sơn trà

– Nguyên liệu: Hoa mê điệt 10g, sơn trà 10 miếng, mật ong hoặc đường phèn đủ dùng, nước 1 lít.

– Cách làm: Hoa mê điệt, sơn trà ngâm trong nước sôi 5 phút, cho vừa lượng mật ong hoặc đường phèn. Loại trà này có tác dụng tỉnh táo tinh thần, tăng cường trí nhớ.

Trà nhuận hầu

– Nguyên liệu: Bạc hà 10g, xô thơm 5g, mật ong và đường phèn đủ dùng, nước 1 lít.

– Cách làm: Bạc hà, xô thơm cho vào nước sôi ngâm 5 phút, cho vừa lượng mật ong hoặc đường phèn. Loại trà này uống thay cho nước, có tác dụng giải cảm, giảm bớt Cơn đau cổ họng khi nói nhiều.

Trà thanh nhiệt bạc hà cam cúc

– Nguyên liệu: Hồi hương 5g, bạc hà 8g, cam cúc 4g, gừng tươi 1 lát, mật ong hoặc đường phèn, nước 1 lít.

– Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào nước sôi ngâm 5 phút, cho vừa lượng mật ong hoặc đường phèn. Loại trà này có tác dụng thanh nhiệt, toát mồ hôi, giúp giải tỏa căng thẳng, trấn tĩnh tinh thần.

Trà bạc hà thanh lọc gan

– Nguyên liệu: Bạc hà 5g, hoa cúc 10g, thiên ma 3g, kỷ tử 15 quả, đường phèn hoặc mật ong, nước đủ dùng.

– Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào nước sôi ngâm 5 phút, cho vừa lượng mật ong hoặc đường phèn. Loại trà này có tác dụng làm mát gan, khỏi đắng miệng, giúp loại bỏ triệu chứng ù tai, kiết lỵ.

Cây hương thảo dùng làm nước tắm

Trong hương thảo có chứa rất nhiều thành phần hóa học có lợi cho cơ thể con người, dùng hương thảo làm nước tắm không chỉ giúp làm sạch cơ thể, cho làn da mịn màng, mà còn giúp thần kinh tĩnh tại, thúc đẩy sự tuần hoàn máu, cải thiện giấc ngủ, giúp cơ bắp được nghỉ ngơi, từ đó nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, giúp tinh thần và cơ thể được nhẹ nhàng, thoải mái. Làm nước tắm từ hương thảo thông thường lấy hoa hoặc thân đem nấu thành nước, pha lẫn với nước xong đem tắm rửa, cũng có thể dùng nguyên liệu thực vật tươi cho vào bồn tắm ngâm rồi tắm trực tiếp. Nếu có điều kiện có thể pha thêm một ít tinh dầu sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

Dù nước tắm hương thảo có rất nhiều công dụng, nhưng nếu nhiệt độ nước quá cao hoặc tắm quá lâu sẽ khiến huyết áp tăng cao, gây áp lực cho tim. Vì thế, người bị bệnh về tim mạch, cao huyết áp, thể chất yếu và sau khi uống rượu không nên ngâm mình trong bồn, có thể dùng phương pháp ngâm chân để thay thế. Dưới đây giới thiệu một số loại nước tắm từ hương thảo.

Nước tắm buổi sáng

– Nguyên liệu: Mê điệt, bạc hà, vỏ cam.

– Cách làm: Lấy vừa lượng cây mê điệt, lá bạc hà (nếu cần tinh thần sảng khoái thì lấy lượng nhiều hơn) đem rửa sạch. Rửa sạch vỏ cam (hoặc vỏ quýt) cắt thành từng miếng nhỏ, đem tất cả ngâm vào nước nóng, vài phút sau có thể ngâm mình vào. | b. Nước tắm giúp ngủ ngon

– Nguyên liệu: Hoa oải hương, hoa hồng, tía tô đất, hương nhu.

– Cách làm: Lấy lượng vừa hoa oải hương (nếu muốn để | tinh thần và cơ thể được thoải mái thì lấy nhiều hơn), hoa hồng, tía tô đất đem rửa sạch, cắt nhỏ, đem tất cả ngâm vào nước nóng, vài phút sau có thể ngâm mình vào.

Nước tắm trị cảm

– Nguyên liệu: Bạc hà, húng quế, lá bạch đàn.

– Cách làm: Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch, cắt nhỏ, ngâm trong nước nóng 5 phút. Loại nước tắm này có tác dụng phòng trừ cảm mạo, giúp giảm các triệu chứng cảm mạo.

Nước tắm giúp giảm đau cơ bắp

– Nguyên liệu: Sả, hoa oải hương, lá bạch đàn.

– Cách làm: Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch, cắt nhỏ, ngâm trong nước nóng 5 phút. Loại nước tắm này có tác dụng làm giảm các cơn đau cơ bắp.

Nước tắm thông lạc khí huyết

– Nguyên liệu: Ngải cứu, húng quế, tía tô, gừng.

– Cách làm: Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào túi vải rồi ngâm trong nước nóng vài phút. Nước tắm này có tác dụng làm giảm đau cơ, đau thần kinh, cải thiện hư lạnh (có thể dùng làm nước ngâm chân).

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...