Cách trồng thanh tâm trên đất
Thanh tâm là loài cây ưa bóng râm và bán râm. Thích nghi tốt với tất cả các loại đất trồng nhưng phải tơi xốp thoát nước, giữ ẩm tốt. Đất trồng phù hợp nhất là loại đá. Có chứa than bùn, phân hữu cơ (chất mùn), và đá trận châu (cát) với tỉ lệ 2:2:1.
Thanh tâm ra lá mới mạnh mẽ vào mùa xuân, cần chú ý bón phân trong giai đoạn này. Cần chú ý tưới nước thường xuyên, nếu trồng trong điều kiện máy lạnh, có thể giảm bớt lượng nước.
Thanh tâm là loài cây cảnh trong nhà, phát triển mạnh trong các căn phòng ấm áp. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là nhiệt độ phòng bình thường, dao động trong khoảng 25-30 độ C. Nhiệt độ quá lạnh có thể dẫn đến rụng lá và chết cây.
Thanh tâm rất ít bị sâu bệnh gây hại. Đây là loài cây dễ trồng cũng như nhân giống. Chúng có thể phát triển thành cây con bằng cách giâm cành hoặc tách bụi vào mùa xanh.
Phương pháp trồng cây thanh tâm thủy canh
Ngoài cách trồng thông thường, thanh tâm có thể trồng bằng phương pháp thủy canh (Hydroponics). Đối với cách trồng này, cần chú ý một số yếu tố:
Dung dịch dinh dưỡng
Cần chú ý pha chế lượng chất dinh dưỡng phù hợp với cây thanh tâm. Các chất này phải là chất vô cơ, không bị phân hủy bởi vi khuẩn, cần chú ý trung hòa các ion vô cơ như: K+, Ca,+, Na+, Cu,+, Zn +, Mn,+, NO,-, Cl-, PO43-, SO42-, SiO32-… sao cho độ pH trong khoảng 6,0-6,8.
Nước hòa tan nhiều oxy
Cần chú ý bỏ thêm vài viên đá axit, chất hòa tan oxy trong không khí vào nước, tăng lượng Oxy trong nước giúp quá trình trao đổi chất của cây tốt hơn.
Rễ cây trong nước
Chú ý không cho rễ ngập hoàn toàn trong nước, cũng không nên để mực nước quá thấp dẫn đến rễ trên bị khô và chết. Tưới nước định kỳ 1 tuần/lần.
Ưu điểm của phương pháp thủy canh: Cây thanh tâm phát triển bộ lá rất tốt, không gây ô nhiễm môi trường, dễ thay nước, thay chậu. Nhẹ nhàng trong di chuyển, cây không có sâu bệnh…