Phương pháp trồng lan cẩm cù lá tim thủy canh

[toc]
Tên khoa học: Hoya kerrii

Còn có tên là: Cẩm cù lan sáp, lan cầu…

Đặc điểm của lan cẩm cù lá tim

Là loài cây dây leo nhiều năm thường xanh, có thể phát triển lên đến cao 4mét. Thân cây có đường kính 7mm, ở đốt có sinh rễ, lá mọc đối xứng, chiều rộng 6cm, dày 5mm, hình trái tim, mọng nước, viền có vết màu vàng sữa hoặc trắng sữa, lá non có thể có màu trắng hồng hoặc vàng trắng, rất đẹp mắt.

Hoa có màu đỏ nhuộm nâu, không mùi, kết thành chùm có khi lên đến 25 hoa nhỏ trên một bông.

Đây là loài dây leo nhiệt đới, thuộc loại mọng nước, một số loài cũng có thể chịu được nhiệt độ đóng băng trong một thời gian… Cây có thể phát triển trong bóng râm và không cần phải tưới nhiều nước.

Giữ đất hơi khô, đất quá ẩm ướt cây dễ bị chết vì úng, rất phù hợp để làm dây leo trang trí nội thất. Nếu điều kiện trong nhà thì hai ngày nên tưới đủ ấm một lần.

khô nắng nóng cần tưới mỗi ngày một lần để duy trì độ ẩm cho cây, mùa mưa hay lạnh có thể tưới nhẹ cách ngày.

Cây sống thích hợp ở nhiệt độ từ 20 – 35 độ C, nhiệt độ dưới 15 độ C về cơ bản ngừng sinh trưởng, nhiệt độ khoảng 7 độ C sống sót an toàn qua mùa đông.

Vào mùa xuân cần điều chỉnh ánh sáng thêm, khoảng 60 – 70% ánh sáng để giúp cây đủ điều kiện ra hoa.

Phương pháp trồng lan cẩm cù lá tim thủy canh

Cắt một chiếc lá cây đem phơi hơi ráo, phần cuống lá đem cắm vào đất trồng để ra rễ, duy trì độ ẩm của đất.

Sau khi ra rễ lập tức đặt vào bình nước, vị trí nước nên thấp, ngập đất trồng là được, nếu đổ mức nước quá cao sẽ ảnh hưởng tới sự hô hấp và sinh trưởng của bộ rễ, gây thối rễ.

Nên thường xuyên phun nước cho lá để duy trì được sự bóng mượt, tươi mới của lá cây. Cây lan cẩm cù lá tim ưa sáng sủa và ánh sáng hơi mạnh, muốn cây nở hoa ngày nên cho cây phơi ánh nắng khá mạnh từ 3 -4giờ, tuy nhiên không nên đặt cây ở chỗ nắng gắt.

Trồng cây trong phòng nên đặt chỗ bậu cửa sổ để cây phát triển khỏe mạnh. Khi trời vào đống cây sẽ ở vào trạng thái ngủ đông, về cơ bản không cần tưới dung dịch dinh dưỡng.

Nếu nhiệt độ trong phòng từ 15 độ trở lên thì đặt cây ở chỗ có ánh sáng hắt vào, cây sẽ tiếp tục sinh trưởng, tưới cho cây lượng nước và dung dịch dinh dưỡng thích hợp.

Nên đặt cây ở chỗ thoáng khí, nếu không sẽ rất dễ bị rệp, lá mất đi màu bóng mượt, nếu ít có thể đem bắt bỏ đi là được.

Lá cây có hình trái tim lạ mắt, có thể đem tặng bạn bè, người yêu.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

[toc] Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

[toc] So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...