Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây hương thảo tại nhà

Các loài thực vật có hương thơm phần lớn đều thuộc loại nguyên sinh, không trải qua cải tạo giống khi trồng trong vườn, thông thường thuộc trạng thái thuần dã sinh hoặc bán dã sinh. Do đó, so với các loài khác, tập tính của hương thảo là khỏe mạnh, khả năng thích ứng cao, trồng đơn giản. Dưới đây giới thiệu một số dụng cụ trồng cây để bạn có thể thoải mái kiến tạo khu vườn xanh cho gia đình.

Công việc chuẩn bị trồng cây hương thảo

Chậu hoa

Hiện trên thị trường bán rất nhiều loại chậu cây, hình dáng, màu sắc và kích cỡ phong phú, đa dạng. Dưới đây giới thiệu một số loại chậu thường dùng:

– Chậu nhựa: Giá rẻ, tiện dụng, thoát nước và thông khí không tốt lắm, không đẹp, dùng để nuôi mầm cây.

– Chậu gốm: Ngoại hình đẹp, màu sắc đa dạng, phù hợp bày biện trong phòng, thoát nước thông khí không tốt, không phù hợp để trồng dài ngày.

– Chậu sứ: Vẻ đẹp mỹ quan, thoát nước thông khí tốt, có lợi cho sự sinh trưởng của cây, cũng phù hợp bày biện trong nhà.

– Chậu đất: Giá rẻ, tiện dụng, thoát nước thông khí tốt, có lợi cho sự phát triển của cây, phù hợp dùng nuôi dưỡng cây mẹ và nhân giống cây non.

– Chậu mây: Phong cách cổ điển, rất phù hợp để trồng hương thảo, tuy nhiên bên trong nên có chậu nhựa hoặc chậu nhựa mềm để trồng cây, thích hợp bày biện trong nhà.

– Chậu nhựa mềm: Dùng để nuôi cây non, không đẹp, kết hợp sử dụng với những loại chậu khác, thay đất thuận tiện, bình thường cũng có thể trồng và nuôi dưỡng cây non.

– Giá thể: Chủ yếu dùng để gieo hạt với số lượng lớn hoặc cần phân các cây non.

Dụng cụ

Trong quá trình chăm sóc cây hương thảo có những thao tác đơn giản, vì vậy người trồng nên chuẩn bị cho mình một vài dụng cụ chăm cây như sau:

– Xẻng: Dùng để xới đất, bón phân, xới cây non

– Cào: Làm tơi đất, cào bằng đất – Sàng: Dùng để sàng đất khi trồng cây non

– Kéo: Cắt tỉa lá, cành mềm

– Kìm: Cắt cánh cứng

– Nhíp: Dùng để gắp hạt hoặc mầm non – Bình tưới nước: Dùng để tưới nước hàng ngày

– Bình phun sương: Dùng để phun thuốc hoặc phun nước lên mặt lá

– Màng nylon: Dùng để giữ độ ẩm.

Đất trồng

Là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho cây. Hương thảo không yêu cầu nghiêm ngặt với đất trồng, nhưng tùy từng giai đoạn sinh trưởng mà nhu cầu cũng có đôi chút khác biệt:

– Đất vườn: Độ phì cao, thoát nước thông khí hơi kém, dễ vón cục, thường dùng làm đất trồng thường ngày cho cây.

– Than cỏ: Là loại đất trồng thiên nhiên hiệu quả, có nhiều chất hữu cơ, thoát nước và thông khí tốt, hơi chua, phù hợp dùng để cải tạo đất, cũng có thể dùng để nuôi dưỡng cây con hoặc để giâm cành.

– Khoáng vermiculite: Là một hợp chất Silicat được chế biến từ Alu, sắt và Magnesium, có đường kính từ 3 – 12mm. Do hóa tính với độ pH thấp và khả năng kháng sinh (cản trở sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn và nấm có hại cho cây), vermiculite được dùng như đá trân châu, ngoài ra còn có tác dụng trung hòa độ pH của đất (do nước tưới có nhiều khoáng chất và do phân bón được sử dụng lâu ngày sẽ làm độ pH của đất tăng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nhiều loại lan và xương rồng).

– Đá trân châu: Một loại khoáng sản tự nhiên, tơi xốp, giữ nước tốt, được tạo từ đá phún thạch, đường kính khoảng 1 – 7mm. Do hóa tính với độ pH bão hòa và đặc điểm cấu tạo với những lỗ nhỏ, rỗng li ti trên mặt, Perlite được dùng làm xốp đất (cho lan, xương rồng…), là thành phần dự trữ nước, giữ nhiệt, làm tăng độ ẩm và góp phần vào sự trao đổi không khí cho cây một cách thuận lợi so với đất thường.

– Cát sông: Giữ nước kém, thoát nước tốt, phù hợp dùng để cải tạo đất, cũng có thể dùng để giâm cây hoặc trồng cây non.

– Đất lá mục: Tơi xốp, thông khí, thoát nước tốt, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt, dùng để cải tạo đất trồng.

– Hạt gốm: Đất sau khi nung hình thành những hạt có nhiều lỗ, không có chất dinh dưỡng, có thể dùng để phủ lên bề mặt đất trồng hoặc cố định cây khi trồng thủy canh.

Phân bón

Là một trong những nhân tố chủ yếu đảm bảo cho quá trình sinh trưởng của cây. Tuy phần lớn thực vật có mùi thơm không cần nhiều phân bón nhưng nếu được cung cấp lượng phân bón thích hợp thì sẽ sinh trưởng tốt hơn, sức đề kháng cũng mạnh hơn. Một số loại phân bón thường dùng:

– Phân gà: Phân gà sau khi xử lý, đã mục rữa, độ phì cao, hiệu quả lâu, có thể dùng làm phân bón lót hoặc bón thúc sau này.

– Bã vừng: Bã hạt vừng sau khi đã ép hết dầu, độ phì cao, tuy nhiên hiệu quả ngắn ngày, có thể làm phân bón lót hoặc bón thúc sau này.

– Tro thực vật: Tro tàn sau khi đốt cháy thực vật, dinh dưỡng cân bằng, có chứa kali, thường dùng để bón cho hạt hoặc bón thúc.

– Móng ngựa: Chất gỡ ở quanh móng ngựa, có nhiều chất đạm, có thể dùng làm phân bón lót cho thực vật nhiều năm, đợi mục nát rồi mới sử dụng được.

– Phân tan hiệu quả nhanh: Là loại phân khoáng được pha theo tỷ lệ nhất định các nguyên tố dinh dưỡng độ phì cao, hiệu quả ngắn ngày, khi sử dụng không nên để nồng độ quá cao, thường dùng để bón thúc về sau.

– Hạt phân hiệu quả chậm: Là các hạt phân khoáng được gia công đặc biệt, dần phân giải và ngấm vào đất, có thể tạo hiệu quả dài ngày, dùng làm phân bón lót.

Chăm sóc cây hương thảo trong nhà

Thay chậu và cố định châu

– Chuẩn bị đất trồng: Rất nhiều loài hương thảo không yêu cầu khắt khe với đất trồng và phân bón, có thể dùng đất vườn, đất lá mục để trồng cây. Nếu có điều kiện có thể mua một ít đất tro Cỏ và khoáng vermiculite (hoặc đá trân châu) bán sẵn trên thị trường để cải tạo khả năng thoát nước và thẩm thấu của đất. Cho thêm ít phân bón lót vào hỗn hợp đất để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho hương thảo, phân gà, tro thực vật, bã vừng, hạt phân hiệu quả chậm đều là những lựa chọn tốt. Đất vườn, đất than cỏ (hoặc đất lá mục), khoáng vermiculite (hoặc đá trân châu), phân hữu cơ trộn đều theo tỷ lệ 10:3:3:1.

– Chuẩn bị chậu cây: Tùy theo sở thích của mỗi người mà lựa chọn chậu cây trồng phù hợp, nên dùng loại chậu cây thoát nước, thông khí tốt như chậu gạch và chậu gốm, về sau cũng không cần tốn quá nhiều công sức chăm sóc, quản lý. Đối với những loại chậu cây có lỗ thoát nước to nên dùng gạch vụn lót xuống dưới để chắn ngang, nhưng chú ý không để bít chặt lỗ thoát nước,

– Cố định cây: Lúc đổi chậu nên đổ 1/3 đất vào chậu. bứng gốc cây đặt vào trong. Nếu đất ở gốc nén quá chặt thì dùng tay nhấn cho mềm ra. Cuối cùng dùng đất lấp đầy xung quanh phần còn trống, dùng tay nên nhẹ là được. Sau khi thay chậu nên tưới cho cây một lượt nước. | Phương pháp này không chỉ phù hợp cho lần đầu tiên thay chậu hương thảo, mà còn thích hợp cho nhiều loại hương thảo nhiều năm tuổi, hàng năm vào mùa xuân nên dùng phương pháp này để thay chậu, như vậy hương thảo có thể duy trì được một môi trường sinh trưởng tốt.

Môi trường

– Nhiệt độ: Hương thảo trồng tại nhà không yêu cầu quá nghiêm ngặt với nhiệt độ, điều kiện nhiệt độ khiến cơ thể con người cảm thấy thoải mái (15 – 25 độ C) cũng là nhiệt độ sinh trưởng phù hợp nhất với hương thảo. Duy trì nhiệt độ ban đêm khoảng 10 độ C có thể giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, vẻ ngoài mỹ quan. Nếu nhiệt độ ban đêm quá cao sẽ khiến cây mọc quá rậm rạp, mọc nhiều cành mềm, mất đi vẻ mỹ quan của cây.

Phần nhiều các loại hương thảo đều có thể chịu được nhiệt độ cao khoảng 25 độ C, chỉ có số ít loài chịu được nhiệt độ dưới 5 độ C trong một thời gian dài.

– Độ ẩm: Nhiều loài hương thảo da không khí mát mẻ, đặc biệt chú ý môi trường thông thoáng cho cây, đôi khi nên cắt tỉa bớt cành.

– Ánh sáng: Phần lớn các loài hương thảo đều là thực vật ưa ánh sáng điển hình, chúng cần ánh sáng khá mạnh, phù hợp nhất là ánh sáng trực tiếp. Trồng hương thảo tại nhà nên để hương thảo thường xuyên với ánh sáng trực tiếp lâu ngày hoặc nhiều thời kỳ, trồng trong phòng có thể trồng thành hai chậu để thay đổi luân phiên, mỗi tuần cứ 3 – 4 ngày đem lên ban công để cây đón ánh nắng. Đối với những cây để trên ban công thường xuyên nên chú ý xoay chậu để cây đón ánh sáng đồng đều ở các mặt.

Nước và phân bón

– Nước: Phần lớn hương thảo là loài thực vật chịu khô hạn chứ không chịu được úng nước, do đó thường ngày không nên tưới quá nhiều nước nếu không cây sẽ bị thối rễ, dẫn đến chết cây. Tùy theo tình hình thời tiết mà quy định số lần tưới cây cho phù hợp, đợi cho đất chậu khô rồi mới tưới, tưới một lần là tưới đẫm ngay.

– Phân bón: Đa số hương thảo không yêu cầu cao với phân bón, chỉ cần bón lót khi mới trồng về cơ bản đã thỏa mãn được nhu cầu sinh trưởng của cây một năm. Nếu không bón lót khi thay đất có thể áp dụng phương pháp bón thúc, đào mấy rãnh nhỏ hình vòng cung quanh rễ cây, bón ít phân gà hoặc phân bón phân giải chậm, như vậy mỗi lần tưới nước thành phần dinh dưỡng trong phân bón sẽ từ từ phân giải rồi ngấm vào rễ cây. Khi sử dụng loại phân bón tan trong nước hiệu quả nhanh nên pha theo tỷ lệ phù hợp. Dưới đây giới thiệu một số tình trạng của cây khi thiếu dinh dưỡng:

Nguyên tố dinh dưỡng Biểu hiện
Nito Mặt lá xanh không đều, phần gốc lá già chuyển màu vàng, phiến lá mỏng, cành mềm, ít cành nhánh, xuất hiện tình trạng tàn sớm
Photpho Sinh trưởng chậm, dáng vẻ già cỗi, lá xanh thẫm, lúc nghiêm trọng có màu đỏ hoặc tím, cành mềm, các đốt ngắn, lá nhỏ, ít cành, rễ phát triển không tốt, không nở hoa hoặc hoa nở muộn.
Kali Cành mềm, dễ đổ, viền lá màu vàng khô héo, sống lá có đốm màu nâu, lá già có biểu hiện bệnh trước, rễ màu nâu nhiều
Sắt Sống lá không còn màu xanh, có các vết vằn sáng màu, thấy rõ ở lá non, khi nghiêm trọng cả phiến lá có màu trắng vàng
Magie Biểu hiện gần giống với thiếu sắt, sống là không còn màu xanh, phiến lá đôi khi có vết đốm hoại tử, thông thường biểu hiện bệnh ở lá già
Canxi Chồi ở đỉnh, mũi và viền lá non bị hoại tử, lá non bị cong, rễ ngừng sinh trưởng, đổi màu và chết đi, rễ nhiều và ngắn
Boron Phần ngọn ngừng sinh trường, thân cây thấp, sống lá có màu xanh nâu không đồng đều, lá non co rúm
Kēm Lá nhỏ, hai bên mặt lá có đốm, thân cây thấp, các đốt ngắn, sinh trưởng chậm
Mangan Sống lá mất đi màu xanh, chuyển thành màu vàng, mặt lá vàng chằng chịt, viền và mũi lá cong lại, hình thành các vết hoại tử trên mặt lá

Cắt tỉa

Hương thảo phần lớn đều mọc rậm rạp, nếu muốn có được một chậu cây mỹ quan thì cần chú ý cắt tỉa định kỳ cho cây. Phương pháp cắt tỉa hương thảo rất đơn giản, dưới đây giới thiệu một số cách thường dùng:

– Ngắt ngọn thủ công: Dùng tay ngắt phần ngọn cây, chú ý không chỉ có một ngọn cây, nếu thường xuyên ngắt sẽ ra càng nhiều ngọn hơn. Cần căn cứ vào hình dáng của cây để khống chế độ dài, mỗi tuần nên ngắt một lần. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với cây non và mầm bán trưởng thành. Lúc này thân cây không quá lớn, có thể khống chế được hình dáng cây để tạo cho cây một ngoại hình mỹ quan.

– Cắt tỉa bằng dụng cụ: Dùng dụng cụ chuyên dụng cắt cây, đặc biệt là với cây leo sinh trưởng mạnh, có thể cắt phần ngọn cây, cũng có thể cắt tỉa theo hình dáng riêng. Cây sau khi cắt tỉa cần một thời gian khá dài mới hồi phục được trạng thái mọc um tùm tự nhiên, do đó nên tiến hành vào trước thời kỳ cây ngủ đông hoặc trước mùa sinh trưởng mạnh.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...