Trong quá trình ương ấp trứng, đòi hỏi phải đáp ứng những thuận lợi về môi trường, trong đó nổi bật nhất là nhiệt độ, oxy hoà tan, pH, sinh vật hại trứng.
Tuỳ theo từng loài mà có những đòi hỏi về môi trường khác nhau. Nhưng nhìn chung quá trình phát triển phôi cần có nguồn nước sạch, pH thích hợp 7-7,5, nhiệt độ thích hợp 25-28°C.
Các biện pháp kỹ thuật ương ấp trứng cá tuỳ theo đặc tính của trứng.
Trứng bán trôi nổi
Trứng bán trôi nổi gồm trứng của các loài: ví dụ Mè trắng, Trôi, Trắm cỏ. Trứng trôi nổi khi nước xáo trộn và chìm khi nước yên lặng. Thích hợp với việc ấp trong các dụng cụ thường xuyên có nước chảy.
Ấp bằng bể vòng
* Cấu tạo bể vòng:
Bể có hình vành khăn, vòng ương trứng rộng từ 80100cm, độ sâu từ 80-100cm. Lòng bể láng xi măng, đáy bể hình lòng máng. Trụ thoát nước ở giữa có mạng tràn, chắn không cho trứng và cá con ra ngoài. Mạng tràn thoát nước làm bằng lưới vớt thực vật phù du. Dưới đáy bể được bố trí một hệ thống vòi phun. Vòi phun được đặt hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc 450.
Nước chảy vào bể tạo thành một dòng chảy xoáy ngang đi từ dưới lên trên làm cho trứng và cá con lơ lửng trong nước và không bị chìm dưới đáy bể. | Nguồn nước vào bể chảy vòng tròn trong vòng ương và được thoát ra ngoài qua hệ thống mạng tràn bằng vải nilon hoặc lưới có kích thước mắt nhỏ để cá và trứng không lọt qua được (kích thước 12 x 12 mắt/cm2).
* Nguồn nước cung cấp cho bể vòng
Dùng ao lắng chứa nước chuyên cho bể đẻ, bể vòng. Ao lắng cần gần nơi có nguồn nước dồi dào, chất nước tốt không nhiễm phèn, không nhiễm bẩn. Độ sâu từ 2-3m, diện tích 500-1000m2 tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất. Ao lắng phải dự trữ đủ nước cấp cho quá trình cá đẻ, quá trình ấp trứng cá. Ao lắng phải được tu sửa và tẩy dọn hàng năm, thậm chí phải định kỳ hàng tháng vệ sinh ao. Áo được phủ lục bình 1/2 ao phía lấy nước cho cá đẻ, giúp cho nước trong, giảm sinh vật hại cá và giảm nhiệt độ những tháng nắng gắt.
* Các biện pháp kỹ thuật
Trước khi ấp trứng, bể vòng cần được rửa sạch, thông các vòi phun, căng mạng tràn chắc chắn, xả nước cho đủ vào bể (0,5-1m), cố định đá bọt cho đều trong bể vòng. Thông thường bể vòng cần 12-16 đá bọt là thích hợp.
Nhờ bố trí đá bọt sục khí nên hàm lượng oxy trong bể vòng cao, đã giảm được lượng nước cần cấp cho bể vòng, nên nước được thoát qua mạng tràn dễ dàng ít bị tắc, nhờ đó mà mật độ ấp trứng cao hơn nhiều so với bể vòng không được sục khí.
Mật độ ấp trứng trong bể vòng: đối với Mè trắng, Trắm cỏ, Trôi Ấn là 2,25 triệu trứng/m3 nước và Mè vinh là 5-6 triệu/m3 nước.
Thay nước và sục khí cho bể vòng: mức độ thay nước và sục khí cho bể vòng tuỳ theo giai đoạn phát triển của phôi. Được chia làm hai giai đoạn:
– Giai đoạn trước lúc nở: lượng nước thay ít, nước giúp trứng lơ lửng và cung cấp oxy nhờ sục khí là chính. Lúc này lưu tốc trong bể vòng 0,1m/s.
– Trong lúc trứng nở đến khi cá bột còn mới bơi lội yếu: quá trình nở trứng tạo ra nhiều vỏ trứng, có thể làm xấu chất lượng nước. Lúc này cần được thay nước nhiều hơn, tăng thêm sục khí. Lưu tốc bể vòng 0,2m/s.
– Cá bột bơi lội nhanh nhẹn, nước trong bể vòng đã sạch, lưu tốc bể vòng 0,1m/s.
Trong thời gian ấp trứng bằng bể vòng, thường xuyên có rửa mạng tràn, mực nước trong và ngoài không chênh lệch nhiều để tránh nước bị ngập qua mạng tràn, theo dõi nhiệt độ nước trong bể, tình trạng hoạt động của cá bột… và có biện pháp xử lý kịp thời.
Khi thấy cá bột trong bể vòng bơi lội nhanh nhẹn, thích bơi ngược nước, noãn hoàng gần hết là lúc cần cho cá ăn và đem ương.
Ấp bằng bình vậy
* Cấu tạo bình vậy
Hình dạng và quy cỡ: bình vây có dạng hình phễu, được làm bằng thuỷ tinh, nhựa trong hoặc bằng tôn. Với cá Mè, Trôi, Trắm thường dùng loại bình cỡ 50 lít, 100 lít có khi tới 200 lít.
* Kỹ thuật ấp
Mật độ ấp: trung bình 1cm3 nước ấp được 6 trứng, như vậy bình cỡ 50 lít ấp được 30 vạn trứng.
Trước khi ấp phải làm vệ sinh hệ thống ống, bình, thử lại hệ thống van, mở thử nước cho chảy vào bình, kiểm tra lại hệ thống máng dẫn buộc vào giai chứa… Khi thấy nước trong sạch không có mùi hôi thối, các van điều chỉnh tốt, lúc đó mới cho trứng vào bình.
Dùng ống động hoặc bát để định lượng trưng cho từng bình, đồng thời mở lưu tốc nhẹ để trứng không bị tụt xuống đáy hoặc lưu tốc không lớn để trứng khỏi tràn lên trên miệng bình. Khi đã cho đủ số trứng vào mỗi bình điều chỉnh lưu lượng ở mức 1,0-1,5lít/phút. Khi vỏ trứng chuyển mềm, phối lắc lư mạnh, tăng lưu lượng nước qua bình ở mức 1,5-2,0 lít/ phút để giúp cho trứng nở rộ và cá không bị chìm lắng xuống đáy bình cá khoẻ theo máng ra giai.
Ở giai 2-3 giờ phải vỗ nhẹ thành và đáy giai làm cho giai chứa cá thoáng, cá đã ra hết giai phải làm vệ sinh giai, đồng thời dồn cá vào một góc, dùng chậu múc chuyển sang giai mới. Giữ cá trong giai mới 2 – 3 ngày (tuỳ nhiệt độ), khi cá đã tiêu hết noãn hoàng mới cho cá xuống ao. Trước lúc cho cá xuống ao 12 giờ, phải cho cá ăn lòng đỏ trứng gà đã luộc chín, bọc trong vải màn hoặc bọc trong một lớp vải, dùng tay bóp nhẹ trong nước thì cá sẽ đến ăn.
Trong điều kiện sản xuất hiện nay, ấp trứng bằng bể vòng là hiệu quả kinh tế nhất. Có thể áp dụng rộng rãi ở các cơ sở sản xuất. Ấp trứng cá bằng bình vây có ưu điểm là tỉ lệ nở cao, quản lý nhẹ nhàng. Quá trình ấp trứng bằng bình vậy có khó khăn hơn do yêu cầu bể chứa nước phải có độ chênh lệch mực nước lớn để tạo một áp lực đẩy đủ lớn, làm cho trứng luôn được đảo đều trong bình vậy. Mặt khác, ấp bằng bình vậy phải có nước trong sạch. Thiết bị sản xuất có tính công nghiệp chưa áp dụng rộng rãi trong điều kiện nước ta hiện nay. Ấp trứng bằng bình vây chỉ thích hợp trong công tác lai tạo giống.
Trứng dính (trứng cá Chép)
Các phương pháp ấp trứng tự nhiên
* Ấp trứng trong ao
Hiện nay, nhiều nơi còn dùng ao ương cá hương để ương trứng, vì vậy ao ương trứng cần phải đảm bảo những điều kiện sau: diện tích ao từ 100-200m2, độ sâu mực nước từ 0,81m, đáy ao sạch bùn, nước trong, không bón phân, nước cho vào ao phải được lọc qua vài lớp vải màn, hàm lượng oxy từ 3mg/1 trở lên, pH từ 6-8.
Trước khi thả trứng xuống ao, chúng ta tiến hành khử trùng cho trứng và giá thể bằng cách nhúng trứng và giá thể vào dung dịch thuốc tím 20ppm hoặc nước muối 3% trong vòng 5-10 phút. Sau đó rửa sạch rồi đưa vào ao ấp trứng. Các giá thể này phải được đặt trong một cái khung. Khi thấy rõ 2 mắt của cá con qua màng trứng (2 ngày sau khi cá đẻ) phải điều chỉnh mật độ cho vừa đủ khoảng 140.000 trứng/100m2.
Sau khi phát hiện trứng nở được hai ngày thì chúng ta tiến hành vớt giá thể.
* Ấp trứng kết hợp
Để hạn chế tác hại của nấm thuỷ my, việc ấp trứng cá Chép thường chia làm 2 giai đoạn: ấp trứng trong phòng và ấp trứng dưới ao.
– Ấp trứng trong phòng: sau khi giá thể và trứng được khử trùng, giá thể được xếp vào sáng ấp, phân trứng hoặc giá thể được đặt ngửa lên. Phía trên trứng được phủ một lớp rong để giữ độ ẩm. Cứ 30 phút dùng thùng ôdoa tưới nước cho chúng một lần, khi nào phôi xuất hiện hai chấm đen (điểm mắt) thì đưa phôi hoặc giá thể xuống ao ấp tiếp như ấp trứng trong ao.
– Ấp dưới ao: tiến hành tương tự như ấp trứng trong ao.
* Ấp trứng trong bể vòng
Các phân trứng hoặc giá thể được xếp xuống bể vòng. Nếu là phân trứng thì mỗi phên buộc thêm một cục gạch để trứng khỏi nổi lên mặt nước. Mở khoá cho nước chảy nhẹ. Sau một ngày rửa phên hoặc giá thể cho hết phù sa bám vào trứng, rồi lại đưa vào bể ấp tiếp. Sau 1-2 ngày, tuỳ nhiệt độ nước trứng sẽ nở. Vớt giá thể ra, tiếp tục ương 3-4 ngày trong bể rồi tiến hành thu cá bột.
Ấp trứng bằng bình vây
Hiện nay, để có hàng loạt cá Chép bột đáp ứng nhu cầu của sản xuất, ngoài phương pháp ấp trứng bằng bể vòng, người ta thường khử dính và đưa vào ấp trong bình vậy.
Trứng cá Chép sau khi đã được khử dính được rửa qua nước sạch mới đưa vào bình. Khi đưa trứng vào bình trước hết phải vặn bớt hoặc khoá hẳn vòi phun rồi mới đưa trứng vào bình.
Mật độ ấp trứng: tuỳ loại bình mà mật độ ấp có thể từ 0,5 – 2 vạn trứng/lít, thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh lưu tốc để trứng được đảo đều, tránh hiện tượng lưu tốc quá lớn hoặc quá nhỏ.
Tuỳ theo nhiệt độ nước mà khoảng 50 – 70 giờ trứng sẽ nở. Khi cá nở, cá xuôi theo dòng nước ra ngoài ống ở giai chứa cá. Cá bột trong giai khoảng 4 – 5 ngày thì xuất bàn hoặc đưa ra ao ương. Cũng có thể ấp cá trong bình vây thành cá bột.