Mối quan hệ giữa cá và nhân tố gây bệnh


Động vật thủy sản và môi trường sống là một thể thống nhất, khi chúng mắc bệnh là kết quả tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường sống. Khi động vật thủy sản bị bệnh phải có 3 nhân tố:

– Môi trường sống.

– Mầm bệnh.

– Vật chủ.

Môi trường sống của cá

Các yếu tố môi trường đều là các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản, bởi vì, tỉ lệ sống, sinh sản và sinh trưởng của các loài thủy sản nuôi trồng phụ thuộc vào một môi trường thích hợp. Có nhiều yếu tố môi trường có khả năng ảnh hưởng đến động vật thủy sản, nhưng chỉ một số ít có vai trò quyết định. Nhiệt độ và độ mặn là giới hạn quan trọng của loài thủy sản nuôi ở một địa điểm nhất định.

Muối dinh dưỡng, độ kiềm tổng số và độ cứng tổng số cũng là những yếu tố quan trọng điều chỉnh thực vật phát triển và còn ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh là thức ăn cho động vật thủy sản. Độ trong điều chỉnh ánh sáng chiếu vào nước tác động đến sự quang hợp và các chuỗi thức ăn, độ trong cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cá và động vật không xương sống khác.

Những yếu tố môi trường khác ảnh hưởng cho nuôi trồng thủy sản là pH, Oxy hòa tan – D0, Carbonic – CO2, Ammoniac – NH, Nitrite – NO2 và Hydrogen sulfide – H2S. Ngoài ra, một số trường hợp gây độc do kim loại và thuốc trừ sâu có thể gây ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản. Những chất gây ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản thường có nồng độ thấp hơn bất cứ chất độc nào xảy ra trong phạm vi hệ thống nuôi.

Nhiệt độ nước

Động vật thủy sản là nhóm động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể của chúng chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ nước (môi trường sống), dù chúng có vận động thường xuyên, thì kết quả vận động sinh ra nhiệt không đáng kể. Nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp đều không thuận lợi cho đời sống của động vật thủy sản.

Nếu nhiệt độ vượt quá giới hạn cho phép có thể dẫn đến động vật thủy sản chết thậm chí chết hàng loạt. Mỗi một loài động vật thủy sản có ngưỡng nhiệt độ khác nhau. Về mùa đông, khi nhiệt độ nước giảm xuống 13 – 140C, rét kéo dài có thể làm chết tôm càng xanh. Nhiệt độ dưới 60 C hoặc trên 42° C làm cá Rô phi chết. Một số động vật bò sát: ba ba, rùa, lưỡng thể, ếch ở miền Bắc mùa đông chúng hoàn toàn ngừng hoạt động, không ăn và nằm trú đông.

Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ (ngay cả trong phạm vị thích hợp) cũng có thể khiến cho động vật thủy sản bị sốc (stress) mà chết. Trong quá trình vận chuyển, nuôi dưỡng cần chú ý sự chênh lệch nhiệt độ và nhất là sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Nếu nhiệt độ chênh lệch 50C có thể làm cho động vật thủy sản bị sốc và chết, tốt nhất không để nhiệt độ chênh lệch quá 30 C, biên độ dao động nhiệt độ trong ngày không quá 50 C.

Chúng ta phải chú ý khi thời tiết thay đổi như giông bão, mưa rào đột ngột, gió mùa đông bắc tràn về làm nhiệt độ nước thay đổi đột ngột, dễ gây sốc cho động vật thủy sản.

Độ trong

Độ trong thể hiện sự phát triển của thực vật phù du trong ao nuôi. Độ trong có thể hạn chế trong phát triển ở đáy ao. Sự nở hoa của thực vật phù du tác động tốt với tôm nuôi, vì sẽ kích thích động vật là thức ăn của tôm phát triển. Độ trong thực vật phù du cải thiện tốt cho tôm, bởi vì chúng hạn chế các chất lơ lửng, làm tầm nhìn của tôm tốt hơn, giảm mối nguy cho tôm. Độ trong do nồng độ các chất mùn hữu cơ cao không gây nguy hiểm trực tiếp cho tôm, nhưng gây mất cân bằng dinh dưỡng, vì có thể pH giảm (axit), dinh dưỡng thấp, hạn chế ánh sáng chiếu qua dẫn đến quang hợp kém. Độ trong của thực vật phù du của ao nuôi tôm tốt nhất là 30 – 40cm.

Oxy hoà tan

Động vật thủy sản sống trong nước nên hàm lượng oxy hoà tan trong nước rất cần thiết cho đời sống của chúng. Nhu cầu oxy phụ thuộc vào từng loài, từng giai đoạn phát triển, trạng thái sinh lý, nhiệt độ. Ví dụ ở nhiệt độ 25°C sự tiêu hao Oxy của cá trắm cỏ bột là 1,53mg/g/h, cá hương 0,51mg/g/h, cá giống 0,4mg/g/h. Khi nhiệt độ tăng thì lượng tiêu hao oxy của cá cũng tăng lên.

Cá nhiệt đới (nước ấm) yêu cầu oxy hòa tan lớn hơn 5mg/lít nhất là 16 giờ trong một ngày đêm và oxy hòa tan nhỏ hơn 5 mg/1 không quá 8 giờ trong ngày đêm, nhưng oxy hòa tan không thấp dưới 3mg/1. Duy trì cho một quần thể cá tốt nhất thì lượng oxy hòa tan nhỏ hơn 5mg/1 không quá 8 giờ trong ngày đêm và oxy hòa tan không thấp dưới 2mg/1 (theo McKee và Wolf, 1963). Do đó, điều kiện lượng oxy hòa tan 3mg/1 hoặc thấp hơn là mối nguy hiểm cho cá.

Nhu cầu oxy hoà tan trong nước tối thiểu của cá là 3mg/1, với tôm là 5mg/1. Trường hợp oxy hoà tan thấp hơn mức gây chết kéo dài làm cho động vật thủy sản bị sốc, ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống, tăng trưởng và phát dục của chúng.

Sulfide hydro (H2S)

H2S được sinh ra do phân hủy các chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh do vi sinh vật, đặc biệt trong điều kiện yếm khí (thiếu oxy). Khí độc H2S ảnh hưởng đến sức khoẻ của tôm phụ thuộc và pH của nước, nếu pH thấp H2S sẽ rất độc. Nồng độ H2S trong ao nuôi cho phép là 0,02mg/1.

Các kim loại nặng

Một số kim loại nặng: Fe, Cu, Zn, Hg, Pb, Al… lượng hoà tan trong nước và đáy ao với số lượng ít. Các kim loại thường dạng muối hoà tan trong nước cứng, hoặc các ion kim loại kết tủa dưới dạng Cacbonnat. Các lớp bùn đáy ao hấp thụ phần lớn các ion kim loại làm giảm đáng kể nồng độ ion kim loại trong nước. Tính độc của chúng trong nước thường thấp, động vật thủy sản chỉ bị ảnh hưởng do các nguồn nước thải công nghiệp đưa vào thủy vực không được xử lý.

Thuốc trừ sâu

Một số thuốc trừ sâu dùng cho nông nghiệp và chúng đã đổ vào các dòng sông. Lượng gây độc của nhiều loại thuốc trừ sâu thường từ 5-100um/1 (Cope, 1964) và có một số loại độc tính ở nồng độ thấp hơn. Môi trường nhiễm thuốc trừ sâu có thể không diệt hàng loạt tôm trưởng thành, nhưng là mối nguy cho quần thể tôm, sinh vật thủy sinh kém phát triển và suy tàn. Thuốc trừ sâu nhóm Chlorinate hydrocarbon nguy hiểm nhất cho tôm cá, độc lực của nhóm này gây hại cho cả động vật thủy sinh nước ngọt và nước mặn (xem bảng dưới).

Độc tính của một số thuốc trừ sâu với động vật thủy sản (theo Boyd, 1987):

Mầm bệnh

Mầm bệnh là các yếu tố hữu sinh làm cho động vật thủy sản mắc bệnh gọi chung là tác nhân gây bệnh. Những tác nhân gây bệnh này do sự cảm nhiễm của động vật thủy sản là vật chủ hoặc sự xâm nhập cuả chúng vào vật chủ. Các tác nhân gây bệnh được chia ra 3 nhóm:

– Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: virus, ricketsia, vị khuẩn, nấm.

– Tác nhân gây bệnh ký sinh: nguyên sinh động vật (động vật đơn bào), giun sán, đỉa, giáp xác… (động vật đa bào).

– Một số sinh vật trực tiếp ăn động vật thủy sinh hay uy hiếp động vật thủy sinh: côn trùng nước, rong tảo độc, sứa, cá dữ, ếch, rắn, ba ba, chim, rái cá… và được gọi là nhóm địch hại của động vật thủy sinh.

Vật chủ

Các nhân tố ngoại cảnh (yếu tố vô sinh và hữu sinh) tác động thì động vật thủy sản không thể mắc bệnh được mà nó phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể với từng bệnh của vật chủ: vật chủ thường biểu hiện bằng những phản ứng với môi trường thay đổi. Những phản ứng của cơ thể có thể kéo dài 2 – 3 ngày hoặc 2 – 3 tuần tuỳ theo mức độ của bệnh.

Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh cho động vật thủy sản

Động vật thủy sản sống ở trong nước hay nói một cách khác nước là môi trường sống của động vật thủy sản. Động vật thủy sản sống được phải có môi trường sống tốt, đồng thời chúng cũng phải có khả năng thích ứng với môi trường. Nếu môi trường sống của động vật thủy sản xảy ra những thay đổi không có lợi cho chúng, những con nào thích ứng sẽ duy trì được cuộc sống, những con nào không thích ứng thì sẽ mắc bệnh hoặc chết. Động vật thủy sản mắc bệnh là kết quả tác dụng lẫn nhau giữa cơ thể và môi trường sống. Vì vậy, những nguyên nhân gây bệnh cho động vật thủy sản gồm 3 nhân tố sau:

– Môi trường sống (1): tó, pH, O2, CO2, NH3, NO2, kim loại năng… những yếu tố này thay đổi bất lợi cho động vật thủy sản và tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) dẫn đến động vật thủy sản dễ mắc bệnh.

– Tác nhân gây bệnh (mầm bệnh 2): virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và những sinh vật hại khác.

– Vật chủ (3) có sức đề kháng hoặc mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh, làm cho động vật thủy sản chống được bệnh hoặc dễ mắc bệnh.

Mối quan hệ của các nhân tố gây bệnh khi đủ ba nhân tố 1, 2, 3 thì động vật thủy sản mới có thể mắc bệnh: nếu thiếu 1 trong 3 nhân tố thì động vật thủy sản không bị mắc bệnh. Tuy động vật thủy sản có mang mầm bệnh nhưng môi trường thuận lợi cho động vật thủy sản và bản thân động vật thủy sản có sức đề kháng với mầm bệnh thì bệnh không thể phát sinh được. Để ngăn cản những nhân tố trên không thay đổi xấu cho động vật thủy sản thì con người, kỹ thuật nuôi phải tác động vào ba yếu tố như: cải tạo ao tốt, tẩy trùng ao hồ diệt mầm bệnh, thả giống tốt, cung cấp thức ăn đầy đủ về chất và lượng thì bệnh rất khó xuất hiện.

Ba nhân tố trên có mối quan hệ mật thiết, do đó khi xem xét nguyên nhân gây bệnh cho động vật thủy sản không nên kiểm tra một yếu tố đơn độc nào mà phải xét cả 3 yếu tố: môi trường, mầm bệnh, vật chủ. Đồng thời khi đưa ra biện pháp phòng và trị bệnh cũng phải quan tâm đến 3 nhân tố trên, nhân tố nào dễ làm chúng ta xử lý trước. Ví dụ, thay đổi môi trường tốt cho động vật thủy sản là một biện pháp phòng bệnh. Tiêu diệt mầm bệnh bằng hoá chất, thuốc sẽ ngăn chặn được bệnh không phát triển nặng. Cuối cùng chọn những giống động vật thủy sản có sức đề kháng với những bệnh thường gặp gây nguy hiểm cho động vật thủy sản.

Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh: Vùng xuất hiện bệnh (màu đỏ) có đủ ba yếu tố gây bệnh 1, 2, 3.

Không xuất hiện bệnh do môi trường tốt, không đủ ba nhân tố gây bệnh.

Không xuất hiện bệnh do không có mầm bệnh, không đủ ba nhân tố gây bệnh.

Không xuất hiện bệnh do vật chủ có sức đề kháng cao, không đủ ba nhân tố gây bệnh.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...