Ao nuôi vỗ cá bố mẹ
Vị trí ao nuôi vỗ
Ao nuôi vỗ cá bố mẹ cần được bố trí ở những nơi có nguồn nước dồi dào, chất nước tốt, có thể chủ động trong việc cấp thoát nước cho ao.
Mặt khác ao nuôi vỗ cá bố mẹ cần gần khu vực cho cá đẻ để tiện lợi cho việc vận chuyển, giảm được nhân công và đảm bảo được sức khoẻ của cá khi được đưa lên cho đẻ.Ngoài ra, ao dùng nuôi cá Tai tượng, Bống tượng, Rô phi cũng là ao cho cá đẻ nên cần ở vị trí yên tĩnh, ít người qua lại.
Chất nước
Ao cá bố mẹ cần chất nước tốt, không bị nhiễm phèn, độ pH thích hợp là 7-7,5 và giới hạn cho phép là 6,5-8.
Hình dạng, kích thước, diện tích, độ sâu
Hình dạng ao không có ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển tuyển sinh dục mà chủ yếu ảnh hưởng đến việc đánh bắt cá khi cho đẻ. Ao hình chữ nhật, chiều dài gấp 2-3 lần chiều rộng là thích hợp.
Diện tích phù hợp cho nuôi cá bố mẹ khác nhau tuỳ loài hoặc từng nhóm loài. Những ao nhỏ, điều kiện môi trường dễ biến đổi (nhất là nhiệt độ, hàm lượng oxy hoà tan) không thuận lợi cho quá trình phát triển tuyển sinh dục. Những ao quá lớn không thuận lợi cho quá trình chăm sóc quản lý, khó đánh bắt khi cần cho đẻ.
Diện tích ao nuôi vỗ chia ra làm hai nhóm:
– Nhóm ao có diện tích nhỏ: có diện tích từ 500-1.000m2, độ sâu 1-1,2m. Những ao này được dùng để nuôi vỗ những loài cá khó đánh bắt hoặc những cá có cơ quan hô hấp phụ, những loài cá có kích thước nhỏ nhưng sức sinh sản lớn.
Những loài thuộc nhóm này gồm: cá Chép, sặc rằn, Mè vinh, Tai tượng, Hường, He vàng. Những ai có diện tích quá nhỏ 200-500m2 dùng nuôi cá Trê.
– Nhóm ao có diện tích lớn: từ 1.000-2.500m2, dùng nuôi các loại cá có nhu cầu không gian hoạt động rộng lớn, ngưỡng oxy cao. Trong các loài cá nuôi, cá thuộc nhóm ao này thường có kích thước lớn như: Mè trắng, Trắm cỏ, Trôi Ấn Độ. Riêng cá Mè trắng, Trắm cỏ không thích hợp ở nhiệt độ cao, nếu độ sâu là 1,2 – 1,5m thì thích hợp hơn.
Chất đáy
Ao cá bố mẹ cần chất đáy là đất thịt pha cát. Không dùng ao có chất đáy là đất sét, hoặc những ai có lớp bùn đáy quá dày nhiều hợp chất hữu cơ để nuôi cá bố mẹ. Những ao dạng này dễ dàng gây thiếu oxy, hoặc nở hoa của tảo nhất là thời gian có nhiệt độ cao và cuối mùa khô (tháng 3 – 4). Tuỳ theo yêu cầu về chất đáy của từng loài cá mà chia chất đáy thành hai nhóm:
Nhóm đáy ao trợ hoặc lớp bùn mỏng 10-15cm thường là những ao mới đào. Dùng nuôi cá Trắm cỏ, Tai tượng, Bống tượng. Các loài cá này trong quá trình nuôi vỗ thích hợp với những ao nước trong sạch, ít hợp chất hữu cơ.
Nhóm ao có chất đáy mềm, lớp bùn dày 20-30cm, dùng nuôi các loài: Mè trắng, Mè vinh, Chép, sặc rằn, Trê, Rô phi bố mẹ, cần có phần diện tích có độ sâu 0,5-0,6m là nơi cá làm tổ đẻ trứng. Phần này chiếm 20% diện tích toàn ao.
Những yêu cầu khác
Bờ ao chắc chắn không rò rỉ, phải cao hơn mức nước cao nhất hàng năm để tránh hiện tượng thất thoát cá do tràn ngập bờ.
Mặt ao thoáng, không có thực vật nổi (các loài bèo, cỏ nước..) ao đầy đủ ánh sáng không bị cây trên bờ che nắng.
Cải tạo ao trước khi nuôi vỗ
Cải tạo ao trước khi nuôi vỗ là công việc cần được tiến hành hàng năm, giúp cải thiện điều kiện ao về độ sâu, chất đáy, chống sạt lở, rò rỉ, tăng cường độ cao của bờ. . .
Thời gian cải tạo ao có liên quan đến thời gian bắt đầu nuôi vỗ cá bố mẹ, cần được tiến hành vào tháng 8, tháng 9. Những ngày trời nắng không có mưa có thể cải tạo đem lại hiệu quả tốt hơn. Công việc cải tạo ao bao gồm:
Làm cho ao cạn nước
Có thể mở cống tháo nước hoặc dùng máy bơm làm cạn nước ao.
Vét bùn đáy ao
Sau một thời gian nuôi, do dùng phân bón, lượng thức ăn thừa, phù sa lắng đọng hoặc một lý do nào đó lớp bùn đáy ao dày thêm, các hợp chất hữu cơ tích luỹ nhiều nên việc vết bớt bùn, loại bỏ bớt các hợp chất hữu cơ là cần thiết. Tuỳ theo lượng bùn và hợp chất hữu cơ được tích luỹ nhiều hay ít mà cần vét thêm cho phù hợp với đối tượng cá nuôi.
Tu sửa lại những phần bờ ao bị sạt lở hoặc tăng thêm độ cao cho bờ, đồng thời lấp hết hang cua, ếch… làm cho thành bờ ao phẳng, san phẳng đáy ao tiện lợi cho việc kéo lưới bắt cá sau này.
Bón vôi cho ao
Thường dùng vôi bột để bón cho ao với lượng 10kg/100m2. Những ao có lớp bùn đáy dày, nhiều hợp chất hữu cơ, pH thấp, có bệnh thì dùng nhiều vôi hơn, có thể tới 15-20kg/100m2.
Bón vôi cho ao có nhiều tác dụng nhưng chủ yếu là diệt cá tạp, tăng độ pH của chất đáy, thúc đẩy quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ ở đáy, diệt trừ mầm bệnh. Bón vôi cũng là hình thức bổ sung thêm canxi cho ao, thuận lợi cho sự phát triển của thức ăn tự nhiên.
Vôi được rải đều, dùng cào trộn đều với bùn đáy để tăng tác dụng của vôi. Sau khi bón vôi, ao được phơi đáy 2-3 ngày.
Bón phân cho ao
Bón phân cho ao bằng phân chuồng hoặc phân xanh (các loại lá cây: so đũa, điền thanh…) hoặc kết hợp phân chuồng với phân xanh. Bón lót tạo điều kiện tốt cho thức ăn tự nhiên phát triển. Lượng phân bón là: 30-40kg/100m2.
Cũng có thể dùng đầu tôm, đầu tép để bón lót thay cho phân chuồng, phân xanh với số lượng 10-15kg/10m2. Phân chuồng đã xử lý (phân chuồng + 1% khối lượng vôi, ủ trong 2-3 ngày) được rải đều khắp mặt ao. Phân xanh được bó thành từng bó đặt khắp đáy ao. Những ao dùng nuôi cá Trắm cỏ, Tai tượng, Bống tượng thì không cần bón lót.
Sau khi bón lót cần cấp nước cho ao 30-40cm và mức nước ao tăng dần để đạt độ sâu thả cá vào các ngày thứ 4, thứ 5 sau đó. Trong thời gian cấp nước, dùng lưới dày để bịt miệng ống lại hoặc ống xả nước của máy bơm để phòng cá tạp (lòng tong, linh…) ở ngoài vào. Chúng vào ao gây ảnh hưởng xấu tới cá bố mẹ vì chúng sử dụng thức ăn, tiêu hao oxy, tăng mật độ. Để hạn chế cá tạp, trong ao nuôi vỗ thả thêm cá Lóc (vài con cỡ 0,3 – 0,4kg cho 1000m2).
Tiêu chuẩn cá bố mẹ
Nguồn cung cấp cá bố mẹ
Đàn cá bố mẹ được dùng để nuôi vỗ có thể tuyển chọn từ đàn cá tham gia đẻ tốt của vụ trước hoặc tuyển từ đàn cá được nuôi trong ao hậu bị, hay cũng có thể chuyển từ địa phương gần đó tới. Dù từ nguồn gốc nào, thì cá bố mẹ cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn của cá bố mẹ.
Tiêu chuẩn cá bố mẹ
Cá phải có thân hình cân đối, khoẻ mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, vậy, vẩy nguyên vẹn, không dị hình, không bệnh tật. Cá phải đạt tuổi thành thục.
Thả cá nuôi vỗ
Thời gian nuôi vỗ có liên quan chặt chẽ tới mùa vụ sinh sản của cá. Hầu hết các đối tượng cá nuôi ở nước ta có mùa vụ sinh sản nằm trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7. Mùa đẻ rộ nhất vào các tháng 4, 5, 6.
Vào các tháng 9-10, đa số cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn II, hoặc giai đoạn IV thoái hóa. Có thể cá đã trải qua một mùa sinh sản nên cơ thể gầy yếu, cần được nuôi vỗ lại. Thời gian thả cá nuôi vỗ các loài được thực hiện vào tháng 9 hoặc 10 trong năm.
Mật độ nuôi vỗ
Mật độ được chi phối bởi khả năng hoà tan của oxy trong nước, khả năng cung cấp thức ăn (tự nhiên và nhân tạo), đặc tính và nhu cầu oxy của từng loài cá. Chia mật độ cá bố mẹ được nuôi vỗ theo 3 nhóm:
– Nhóm cá thả mật độ thưa: thả với mật độ 0,2kg/m2 bao gồm những loài cá có nhu cầu cao về sự hoà tan trong nước như: Trắm cỏ, Mè trắng, Trôi Ấn Độ, Mè vinh, Chép.
Đối với cá Rô phi, ao nuôi vỗ cá bố mẹ cũng là ao cho sinh sản tự nhiên, nên mật độ thả trong ao 0,1kg/m2.
– Nhóm cá thả mật độ trung bình: thả với mật độ 0,3kg/m2 gồm những cá có cơ quan hô hấp phụ, có khả năng chịu đựng hàm lượng oxy thấp như cá Tai tượng, Sặc rằng
– Nhóm cá thả mật độ cao: dành riêng cho cá Trê vàng, có khả năng sống trong môi trường nước bẩn, hàm lượng oxy hoà tan thấp, thích sống chui rúc nên mật độ thả cao hơn nhiều so với hai nhóm trên, cũng không ảnh hưởng xấu đến cá. Có thể thả 1kg đến vài kg/m2.
Bón phân cho ao và cho cá ăn
Việc cung cấp thức ăn cho cá trong quá trình nuôi vỗ là tuỳ thuộc vào đặc điểm dinh dưỡng của từng loài.
Để tạo thức ăn tự nhiên phong phú, biện pháp thích hợp có hiệu quả là bón phân. Có thể bón phân hữu cơ (thường là phân lợn, phân gà vịt, phân xanh…) và phân vô cơ (ure, lân…). Hai loại phân này được dùng kết hợp hoặc riêng lẻ tuỳ điều kiện cụ thể.
Thức ăn nhân tạo được sử dụng nhiều cho tất cả các loài cá, thường dùng là bột cá, bột đậu nành, bột ngô, cám, tấm, lúa ngâm, các loại khô dầu…
Bón phân và thức ăn tinh cho ao nuôi vỗ cá Mè trắng
Trong các đối tượng cá nuôi hiện nay, cá Mè trắng là loài tiêu biểu ăn thực vật phù du (tảo), còn những loài cá khác cũng ăn tảo nhưng không nhiều. Ngoài tảo là thức ăn chính
Mè trắng còn ăn thêm các hợp chất hữu cơ có kích thước nhỏ lơ lửng trong nước, có khả năng sử dụng tốt thức ăn tinh dạng bột mịn do con người cung cấp.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho tảo phát triển cần được bón phân, có thể dùng nhiều phân hữu cơ hoặc vô cơ. Chế độ bón phân cho ao Mè trắng bố mẹ qua các tháng nuôi vỗ được trình bày qua bảng dưới:
Lượng phân bón cho ao cá Mè trắng:
Tháng | Phân chuồng,
phân xanh Tháng 10kg/100 m2 /7 ngày) |
Phân vô cơ (kg/100m2/7 ngày) | |
Ure | Lân | ||
9, 10, 11, 12 | 20 | 0,3 | 0,3 |
1, 2 | 15 | 0,3 | 0,3 |
3, 4 | 10 | 0,3 | 0,3 |
5, 6, 7, 8 | 20 | 0,3 | 0,3 |
Phân chuồng (thường là phân lợn, gà, vịt..) được rải khắp ao.
Phân xanh (thường là các loại lá cây họ đậu) được bó thành từng bó nhỏ, ngâm trong nước ao cho phân huỷ hết lá và thân non. Sau 10 ngày vớt bỏ phần lá không được phân huỷ.
Phân vô cơ được hoà tan trong nước, rải đều khắp ao. Ngoài việc dùng phân bón là chính để cung cấp muối dinh dưỡng giúp tảo phát triển làm thức ăn cho cá, trong ao nuôi cá Mè bố mẹ còn được dùng thêm thức ăn tinh dạng bột mịn (bột cá, bột ngô, bột cám mịn…), rải đều khắp ao với lượng 0,2kg / 100m2/ ao/ ngày.
Mục đích của việc bón phân cho ao nuôi cá bố mẹ Mè trắng là cung cấp muối dinh dưỡng cho thực vật phù du phát triển làm thức ăn cho cá. Số lượng bón phân theo bảng trên.
Có thể được thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của ao. Những ao có lớp bùn đáy nhiều, giàu hợp chất hữu cơ thì lượng phân bón giảm. Lượng phân bón thay đổi theo điều kiện thời tiết, vào những ngày trời oi bức hoặc mưa kéo dài thì lượng phân bón giảm hoặc ngừng bón phân. Đặc biệt quyết định nhất đến lượng phân bón là sự phát triển của tảo.
Trong thời gian đầu của quá trình nuôi vỗ (từ tháng 9 đến tháng 12) hoặc giai đoạn nuôi vỗ tái phát dục, cá cần tích lũy nhiều vật chất dinh dưỡng thì lượng tảo trong ao cần nhiều từ 2-3 triệu cá thể /lít nước. Vào những tháng tiếp theo khi cá chuẩn bị tham gia sinh sản (từ tháng 1-20 lượng tảo trong ao chỉ cần 1-2 triệu cá thể/lít.
Vào các tháng cuối mùa khô (tháng 3-4 cường độ chiếu sáng mạnh, nhiệt độ nước trong ao tăng cao, quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ trong nước diễn ra mạnh, đồng thời tuyển sinh dục của đa số các loài cá trong giai đoạn thành thục, cá có cường độ trao đổi khí mạnh, có nhu cầu cao về hàm lượng oxy hoà tan. Nên trong thời gian này, lượng phân bón và cách bón phân cần cẩn thận. Cần gắn liền việc bón phân với tình trạng hoạt động của cá. Thường xuyên theo dõi ao cá vào buổi sáng, để có biện pháp xử lý kịp thời, hợp lý để tránh hiện tượng cá nổi đầu do thiếu oxy.
Sự phát triển của tảo trong ao có thể được dự đoán qua màu nước ao, những ao nước có màu xanh hạt đậu xanh của lá chuối non là biểu hiện của lượng tảo phong phú.
Trong các ao nuôi cá Mè trắng bố mẹ, nếu nuôi chung với một số loài cá khác (Mè vinh, Trôi, Trắm cỏ) với tỷ lệ 40-50% thì việc sử dụng thức ăn nuôi các loài cá đó cũng giúp cho các loài tảo trong ao nuôi cá bố mẹ phát triển phong phú cung cấp thức ăn cho cá Mè. Có thể giảm lượng phân bón thậm chí có trường hợp không cần phải bón thêm phân cho cá Mè.
Phân hữu cơ ngoài việc được dùng cho ao nuôi Mè trắng là chính, còn được dùng để nuôi vỗ nhiều loài cá khác: Trôi Ấn Độ, Mè vinh, Chép, Rô phi… nhưng số lượng ít hơn nhiều.
Bón phân và cho ăn đối với các loài cá: Trôi, Mè vinh, Chép, Rô phi
Phân bón cho ao nuôi vỗ các loài cá này thường là phân hữu cơ. Ngoài ý nghĩa là cung cấp thêm muối dinh dưỡng, hợp chất hữu cơ giúp thức ăn tự nhiên trong ao phát triển, còn cung cấp mùn bã hữu cơ làm thức ăn trực tiếp cho chúng. Phân bón được sử dụng trực tiếp là phân chuồng (lợn, gà, vịt…) mỗi tuần từ 5-10kg/100m2 ao.
Thức ăn tinh đóng vai trò chủ yếu cung cấp chất dinh dưỡng cho cá. Có thể dùng hỗn hợp trong số những nguyên liệu như: bột cá, bột đậu nành, bột ngô, cám, các loại khô dầu, mầm thóc, bã đậu… Trong các thành phần đó thì bột cá cần được coi trọng, là thành phần không thể thiếu, còn các thành phần khác có thể thay đổi cho nhau.
Có thể sử dụng công thức thức ăn cho các loài cá đã được áp dụng đạt kết quả tốt theo bảng sau.
Thành phần và tỷ lệ các loại nguyên liệu dùng nuôi cá bố mę:
Các thành phần: bột cá, bột ngô trước khi cho ăn được
nấu chín, thóc và mầm lúa cho ăn sống. Tất cả được trộn thêm với nước, nắm thành từng nắm nhỏ, đựng trong sáng ăn để tiện việc theo dõi tình hình ăn của cá. Tuỳ theo diện tích ao mà dùng 1, 2, 3 sàng ăn đặt ở các vị trí mà tất cả cá trong ao đều được ăn.
Mỗi ngày cá ăn thức ăn tinh 2 lần vào 8-9 giờ sáng và 1516 giờ chiều với khẩu phần cho các loài cá được trình bày qua bảng sau:
Lượng thức ăn (theo % khối lượng cơ thể) ở các thời điểm khác nhau cho cá bố mẹ:
Ngoài thức ăn tinh được áp dụng như trên, trong thời gian nuôi vỗ, cá Mè vinh còn sử dụng thêm thức ăn xanh: bèo tấm, bèo hoa dâu và các loại rau thái nhỏ (thân ngô, cải, xà lách, rau muống…) lượng thức ăn hàng ngày bằng 5-10% tổng khối lượng cá.
Thức ăn nuôi vỗ cá Trắm cỏ
Sử dụng thức ăn xanh và thức ăn tinh:
– Thức ăn xanh: bao gồm các loại cỏ non, bèo hoa dâu, các loại rau xanh. Cá Trắm có được cung cấp thức ăn xanh hàng ngày trong suốt thời gian nuôi vỗ, cho ăn đủ no. Khẩu phần hằng ngày bằng 30 – 40% tổng khối lượng đàn cá.
Thức ăn xanh được đặt trong một khung tre, gỗ nổi tại những vị trí cố định của ao. Tuỳ theo ao rộng hay hẹp mà cần một hoặc hai khung. Cho ăn vào buổi chiều (lúc 16 – 17 giờ), trước khi cho ăn, vớt bỏ phần còn thừa của ngày hôm trước để tránh thối bẩn nước ao.
– Thức ăn tỉnh: ngoài thức ăn xanh ra còn sử dụng thức ăn tinh bao gồm đậu nành và mầm thóc là hai thành phần chủ yếu. Có thể thêm bột ngô, bột cá..
Thức ăn tinh chỉ được cho ăn vào những tháng đầu của thời kỳ nuôi vỗ và sau khi cá đã sinh sản. Lượng thức ăn ở tháng 10, 11 là 2% khối lượng đàn cá và tháng 12 là 1% khối lượng đàn cá.
Từ tháng 12 đến trước khi cá đẻ không cho ăn thêm thức ăn tinh. Trong thời gian nuôi vỗ tái phát dục, khẩu phần thức ăn tinh là 2%.
Vấn đề nuôi vỗ cá tái phát dục
Sau khi cá bố mẹ đã tham gia sinh sản cơ thể mệt mỏi, năng lượng đã tiêu hao cho quá trình phát dục tuyển sinh dục, cần được nuôi vỗ lại để cá nhanh chóng bù đắp năng lượng cho cơ thể.
Cá bố mẹ nuôi vỗ tái phát dục cần được bố trí ở ao riêng theo từng đợt cá đẻ, trong điều kiện khó khăn về ao nuôi vỗ thì có thể nuôi chung.
Vấn đề cần quan tâm trong nuôi vỗ tái phát dục là chế độ dinh dưỡng. Ngoài ra cần tạo môi trường thuận lợi giúp cá nhanh chóng tích luỹ vật chất dinh dưỡng để tái phát dục.
Về thức ăn, cần duy trì chế độ bón phân, cho ăn giai đoạn đầu (những tháng đầu của thời kỳ nuôi vỗ.
Vấn đề thả ghép các loài cá trong ao nuôi vỗ
Vấn đề nuôi ghép các loài cá bố mẹ trong cùng một ao là dựa vào mối quan hệ giữa chúng với nhau về dinh dưỡng, VỀ không gian hoạt động. Có thể nuôi ghép các loài sống trong các tầng nước khác nhau, có quan hệ tương hỗ về dinh dưỡng, có tính ăn khác nhau. Loài cá được chọn để nuôi chung với các loài khác nhiều nhất là Mè trắng.
Thực tế nuôi vỗ cá bố mẹ ở nhiều cơ sở chứng tỏ việc nuôi chung cá bố mẹ Mè trắng với các loài Trời Ấn, Trắm cỏ. Mè vinh… đã đem lại lợi ích cao. Việc nuôi chung cá Mè trắng với các cá bố mẹ khác đã giúp tận dụng được lượng tảo phong phú trong ao này.
Khi được bố trí mật độ cá Mè trắng 50% trong ao thì việc cho các loài cá ăn thức ăn trực tiếp giúp cho tảo phát triển đủ cho cá Mè trắng ăn mà không phải bón phân cho cá Mè.
Thay nước và kích thích nước cho cá thành thục
Việc thay nước và kích thích nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi về môi trường giúp cho quá trình tích luỹ vật chất dinh dưỡng và thành thục tốt.
Hầu hết các loài cá thích sống trong điều kiện môi trường nước trong sạch. Nước được thay đổi nhiều thì cá thành thục tốt.
Tuy nhiên, việc thay nước hoặc kích thích nước có liên quan đến sự phát triển về số lượng tảo trong ao làm thức ăn của cá Mè trắng và liên quan đến khả năng để tự nhiên trong ao của nhiều loài cá khi có nguồn nước mới như: Chép, Mè vinh, Tai tượng… Vì vậy, biện pháp thay nước, kích thích nước cần phù hợp với từng đối tượng nuôi, theo nguyên tắc chung càng về cuối kỳ nuôi vỗ thì lượng nước thay và kích thích càng nhiều.