Phương pháp chuẩn đoán bệnh cho cá


Để phòng trị được bệnh tốt, trước tiên phải chẩn đoán được bệnh mới có thể đề ra các biện pháp phòng trị bệnh hữu hiệu. Các bước tiến hành chẩn đoán bệnh như sau:

Điều tra hiện trường

Động vật thủy sản mắc bệnh không những biểu hiện các dấu hiệu bệnh lý trên cơ thể, mà còn thể hiện các hiện tượng trong ao. Khi có hiện tượng động vật thủy sản chết trong ao, ngoài nguyên nhân do động vật thủy sản mắc bệnh còn có thể do môi trường nước bị ô nhiễm từ các chất thải của nhà máy công nghiệp, do nước sinh hoạt của thị trấn, thị xã, thành phố thải ra, do phun thuốc trừ sâu của nông nghiệp cũng sẽ làm cho cá tôm chết.

Tìm hiểu các hiện tượng động vật thủy sản bị bệnh thể hiện trong ao

Quá trình phát sinh bệnh có 2 loại: loại cấp tính và loại mạn tính.

– Động vật thủy sản bị bệnh cấp tính thường có màu sắc và thể trạng không khác với cơ thể bình thường, chỉ những nơi bị bệnh mới thay đổi. Cá thể bị bệnh đã chết ngay và tỉ lệ chết tăng lên rất nhanh, trong thời gian ngắn đạt đến đỉnh cao nhất (2-3 ngày).

– Động vật thủy sản bị bệnh mạn tính thường màu sắc có thể hơi tối (đen xám), thể trạng gầy yếu, tách đàn bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc quanh bờ ao, tỉ lệ chết tăng lên từ từ mà trong thời gian dài mới đạt đỉnh cao (2-3 tuần).

– Nếu môi trường nước nhiễm độc thì đột nhiên động vật thủy sản chết hàng loạt. Do đó cần tìm hiểu kỹ các hiện tượng bệnh của động vật thủy sản để chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Đo các chỉ tiêu môi trường nước, so sánh với các giới hạn cho phép để nuôi động vật thủy sản. ..

Điều tra tình hình quản lý chăm sóc

Động vật thủy sản mắc bệnh có liên quan đến vấn đề chăm sóc và quản lý ao: bón phân quá nhiều, chất lượng thức ăn kém phẩm chất, cho ăn quá nhiều… dễ dẫn đến chất lượng nước thay đổi: oxy hoà tan giảm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của động vật thủy sản. Ngược lại, bón phân ít, thức ăn không đủ, môi trường nước nghèo, động vật thủy sản gầy yếu dễ bị bệnh tấn công.

Điều tra tình hình biến đổi thời tiết khí hậu thủy hoá và sinh vật gây hại

Trong mùa vụ nuôi động vật thủy sản không thích hợp: Nóng quá, rét quá, mưa gió thất thường, thủy triều kiệt… là những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sức khoẻ của động vật thủy sản. Do đó, chúng ta cần phải điều tra thời gian trước đó từ 5 – 7 ngày, về các chế độ thủy hoá của ao nuôi trồng thủy sản: to, pH, độ trong, oxy hoà tan, NH3, H2S, NO2. để có kết luận chính xác. Ngoài ra còn có những sinh vật gây hại cho động vật thủy sản: tảo độc, sứa, cá dữ, lưỡng thê, bò sát, chim và động vật có vú…

Kiểm tra cơ thể động vật thủy sản

Kiểm tra bằng mắt thường

– Kiểm tra bằng mắt thường là một phương pháp chủ yếu để tìm các tác nhân gây bệnh ở chỗ bị bệnh hoặc các hiện tượng phản ứng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh. Đối với ký sinh trùng lớn như: giáp xác, nấm thủy my… có thể nhìn thấy bằng mắt thường được.

Nhưng một số tác nhân gây bệnh nhỏ: vi khuẩn, ký sinh đơn bào… mắt thường không thể nhìn thấy được, nhưng chúng ta có thể dựa vào các dấu hiệu bệnh lý: bệnh khuẩn thường biểu hiện xuất huyết, viêm, thối rữa, hoại tử, dựng vẩy, ăn mòn vỏ… các bệnh ký sinh trùng thường thể hiện tiết nhiều chất nhờn, chảy máu hoặc có các bào nang thành chấm nhỏ. Do đó cần phải xem xét tỉ mỷ các dấu hiệu để chẩn đoán bệnh trên các bộ phận như sau.

– Kiểm tra trên da, vỏ: đặt cá trên khay men theo thứ tự quan sát từ đầu đến miệng, mắt, nắp mang, vẩy, vậy, tia vây có các tác nhân gây bệnh; Nấm thủy my, rận cá, trùng mỏ neo, đỉa, giun, bào nang của ký sinh đơn bào (Myxobolus). Đối với tôm: các sinh vật bám trên vỏ, trên các phần phụ: râu, chân, đuôi, sự ăn mòn, đen râu của vỏ và phần phụ. .

– Kiểm tra mạng: đối với cá, kiểm tra các tơ mang và nắp mang có đóng mở lại bình thường, trên tơ mang có nhiều nhớt hay không, dính bùn và ký sinh trùng, giáp xác, sán đơn chủ ký sinh.

– Kiểm tra nội tạng: kiểm tra toàn bộ hệ tiêu hoá của cá, dạ dày, ruột có thức ăn không, có hơi không, trên thành có xuất huyết không, giun sán ký sinh trong dạ dày ruột. Kiểm tra cơ quan khác, gan, thận, lá lách, bóng hơi có các bào nang của giun sán, điểm xuất huyết của bệnh vi khuẩn.

Kiểm tra bằng kính hiển vi

Kiểm tra các chỗ bị bệnh mà mắt thường không quan sát được: soi kính kiểm tra ký sinh trùng đơn bào, giun sán nhỏ. Đối với tôm nhuộm tươi gan tụy bằng xanh malachite để kiểm tra thể ẩn bệnh MBV (Monodon baculovirus)…

Thu mẫu cố định để phân lập vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng

Có nhiều bệnh chúng ta không thể phân tích ngay tại hiện trường được, chúng ta phải cố định để phân tích mô bệnh học, thu mẫu virus, vi khuẩn, nấm để nuôi cấy theo dõi tiếp, cố định ký sinh trùng để phòng thí nghiệm xác định loài. Phân tích sinh học phân tử PCR, RT-PCR, kỹ thuật lại in situ…

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...