Kỹ thuật cho cá đẻ

Cho cá Trắm cỏ đẻ trứng

Điều kiện môi trường cho Trắm cỏ đẻ trứng

Nhiệt độ giới hạn cho cá Trắm cỏ từ 22 – 300C, nhiệt độ thích hợp từ 26 – 280C. Nguồn nước phải trong sạch, hàm lượng oxy phải phong phú từ 5 – 6mg02/1, pH 7 – 7,5.

Chọn cá bố mẹ cho đẻ

Trước khi chọn cá để cho đẻ từ 3 – 4 ngày phải ngừng cho cá ăn, vì da bụng cá Trắm cỏ dày, vảy dày và cứng, ống tiêu hoá lớn, nếu cá béo thì rất khó phân biệt với buồng trứng.

* Phân biệt đực cái: cá cũng như nhiều động vật khác, khi tuyển sinh dục thành thục hay sắp thành thục, tác dụng sinh lý của chất Somadotriopin do tuyến sinh dục tiết ra làm xuất hiện các đặc điểm sinh dục phụ, rõ rệt nhất là ở cá đực. Nhờ đó mà chúng ta có thể phân biệt đực cái trung bình dễ dàng.

Phương pháp xác định đực cái ở một số loài cá nuôi căn bản thường giống nhau, chủ yếu dựa vào tia vây ngực của những cá thể đã thành thục. Đối với cá Trắm cỏ, tuyển sinh dục phụ chỉ biểu hiện vào mùa sinh sản.

– Cá đực: dùng tay vuốt ngược từ ngoài vào phía thân, trên các tia vây ngực có những nốt sần. Rõ nhất là ở tia vây 1-3, sờ tay vào cảm thấy nham nhám, ngoài ra trên thân, đầu cá cũng thấy ráp.

– Cá cái: vây ngực của cá cái trơn nhẵn, đôi lúc cũng có biểu hiện nốt sần. Chỉ có ở nửa trên vây ngực mới có nốt sần. những hàng nốt sần trung bình ngắn, số lượng ít.

* Chọn cá bố mẹ thành thục cho đẻ: chọn cá bố mẹ thành. thục cho đẻ một cách chính xác sẽ nâng cao được hiệu quả khi cho cá sinh sản nhân tạo.

– Chọn cá cái: hiện nay, có nhiều phương pháp xác định mức độ thành thục của tuyển sinh dục như căn cứ vào quá trình nuôi vỗ, phương pháp chọn ngoại hình, phương pháp dùng que thăm trứng, phương pháp tiêm thăm dò.

+ Căn cứ vào quá trình nuôi vỗ: đây là một trong những phương pháp chọn cá bố mẹ khá chính xác. Muốn vậy người cán bộ kỹ thuật phải có những số liệu tổng hợp trong suốt quá trình nuôi vỗ từ đặc điểm đàn cá đưa vào nuôi vỗ, chế độ cho ăn, chế độ kích nước, chế độ kiểm tra định kỳ để xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục.

+ Phương pháp chọn ngoại hình: cá cái thành thục biểu hiện bụng to, thuôn đều, bụng cá mềm đều từ trên xuống dưới, khoảng giữa ngực và bụng hơi lõm xuống, lỗ hậu môn mở rộng, vẩy xung quanh lỗ hậu môn giãn ra. Ngoài ra, cá phải khoẻ mạnh không bị thương.

+ Phương pháp thăm trứng: dùng que thăm trúng đưa vào lỗ sinh dục, ven theo xoang bao trứng, sâu khoảng 510cm, rồi xoay nhẹ 1-2 vòng lấy trứng ra đưa vào hộp lồng quan sát. Trứng thành thục có một số biểu hiện sau: các hạt trứng rời nhau, hạt trứng căng, tròn đều, màu sắc óng ánh vàng sẫm, nhiều nhớt. Nếu trứng to nhỏ không rời nhau, trứng còn xanh, hoặc trắng đục, ít nhớt chứng tỏ trứng chưa chín. Nếu trứng lấy ra đã nhão, vỏ trứng nhăn, lăn đi lăn lại dễ vỡ là trứng đã thoái hoá. Phương pháp lấy trứng quan sát trực tiếp thu được kết quả, chẩn đoán chính xác hơn phương pháp quan sát ngoại hình, đồng thời nâng cao được tỉ lệ đẻ và tỉ lệ thụ tinh.

+ Phương pháp tiêm thăm dò: sau khi tiêm lần một (tiêm thăm dò) được 4-6 giờ tuỳ theo nhiệt độ nước ta kiểm tra thấy bụng cá có hiện tượng lớn lên. Dùng tay kiểm tra thấy bụng cá có sự đàn hồi lớn, da bụng hơi nhăn, chứng tỏ cá thành thục tốt, từ đó quyết định tiêm lần hai. Nếu bụng cá có hiện tượng trương to thì nhất quyết không tiêm lần hai (biểu hiện này là trứng còn non). Trường hợp này nên thả cá lại ao để cho cá đẻ lần sau.

– Chọn cá đực: đối với cá đực, việc chọn cá thành thục cho đẻ trung bình đơn giản. Dùng tay vuốt nhẹ phía trên lỗ sinh dục khoảng 2cm, thấy có tinh dịch màu trắng sữa chảy ra. Cá đực thành thục tốt biểu hiện tinh dịch màu trắng đặc, nhiều, tan nhanh trong nước, cá đực thành thục kém biểu hiện tinh dịch loãng và ít.

* Phối hợp đực cái: cá cái, đực trước khi đưa lên bể đẻ kích thích sinh sản, phải dùng phương pháp đánh dấu. Hiện nay, thường dùng que sắt nhọn để đánh dấu trên xương sọ của cá đồng thời cân khối lượng từng con. Tỉ lệ phối hợp đực cái là 1:1.

Kích dục tố

Liều lượng kích dục tố dùng cho cá Trắm cỏ dao động từ 4 – 6mg não thuỳ thể cho 1kg cá cái.

Cho cá Mè trắng, Mè hoa đẻ trứng

Điều kiện môi trường cho Mè trắng, Mè hoa đẻ trứng

Nhiệt độ giới hạn cho cá Mè trắng, Mè hoa từ 22 – 300C nhiệt độ thích hợp từ 26 – 28°C. Nguồn nước trong sạch, hàm lượng oxy từ 5 – 6mg 02/1, pH 7 – 7,5.

Chọn cá bố mẹ cho đẻ

* Phân biệt đực cái:

So sánh đặc điểm sinh dục của cá đực, cái Mè trắng, Mè hoa:

Loài cá Đặc điểm cá đực Đặc điểm cá cái
Mè trắng Vây ngực, tia vây thứ nhất có 1 hàng gai, răng cưa, chất xương cứng, các tia gai này tồn tại suốt đời cuối vây ngực mới có gain  răng cưa, các phần khác nhẵn không có.
Mè hoa Trên mặt tia vây ngực phía trước có những khía răng cưa nhỏ, sắc, chết về phía sau. vây ngực trơn nhẵn. Đĩnh đầu và xương nắp mang nhẵn.

* Chọn cá bố mẹ thành thục cho đẻ:

Trước khi chọn cá để cho đẻ, từ 1 – 2 ngày phải ngừng cho cá ăn, luyện các kéo lưới, dồn đuổi cá 2 – 3 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Không luyện cá và đánh bắt cá trong những ngày có nhiệt độ nước lớn hơn 30°C. Mỗi ao không được đánh bắt cá liên tục 3 lần lưới/ngày. Đánh bắt cá, luyện cá không được để sây sát, mất nhớt, không kẹp vào bụng cá, mang cá.

Cá đạt tiêu chuẩn tham gia sinh sản là:

– Cá cái: nắn nhẹ buồng trứng từ gốc vây bụng đến lỗ sinh dục đã thấy chuyển mềm, da bụng mỏng, lỗ sinh dục mở rộng.

– Cá đực: vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục thấy có tinh dịch màu trắng đục chảy ra, chọn cá khoẻ mạnh.

* Phối hợp đực cái: Ghép theo tỷ lệ 1 đực/1 cái hoặc 3 đực/2 cái. Bể đẻ có

ng tích 100m3 nước mỗi lần có thể cho đẻ: Mè trắng: 30 – 40kg. Mè hoa: 40 – 60kg. ..

* Kích dục tố

Kích dục tố dùng để kích thích sinh sản cá Mè trắng, Mè hoa có thể dùng hoàn toàn HCG hoặc sử dụng hỗn hợp não thuỳ thể và HCG. Liều lượng HCG từ 1000 – 1200 UI/kg cá cái, cá đực bằng 1/3 cá cái. Thời gian hiệu ứng của cá Mè hoa rất dài có khi kéo dài đến 18 giờ.

Sau khi tiêm kích dục tố xong cho nước kích thích liên tục với lưu tốc 0,3-0,6m/s hoặc cách 2-3 giờ bơm nước kích thích một lần, mỗi lần 3 phút.

Khi cá bắt đầu hưng phấn và đẻ trứng, lưu tốc nước giảm xuống còn 0,2-0,3m/s. Cá đẻ được 1-2 giờ thì đong đếm trứng. Mỗi đợt cho đẻ phải lấy từ 300-500 trứng để tính tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở.

Cá đẻ xong phải cân lại để xác định khối lượng trứng, số con. Những con cá đẻ không róc trứng dùng tay vuốt nhẹ bụng cho trứng ra hết. Kiểm tra cá đực còn hay hết tinh dịch. Loại bỏ những con sinh sản kém, cá đực ít tinh dịch, chuyển những cá sinh sản tốt về ao nuôi vỗ.

Quan hệ giữa nhiệt độ và thời gian đẻ trứng:

Nhiệt độ nước (°C) Tiêm kích dục tố 1 lần, thời gian từ khi tiêm

đến khi đẻ (giờ).

Tiêm kích dục tố 2 1 lần, thời gian từ khi tiêm lần 2 đến khi đẻ (giờ)

 

20 – 21

22 – 23

24 – 25

26-27

28 – 29

16 – 18

14 – 16

12 – 14

11 – 12

< 12

11 – 12

10 – 11

8 – 10

7-8

5-7

Cho cá Trôi đẻ trứng

Cá Trôi là một trong những loài cá khó đánh bắt, vì thế trước khi thu cá bố mẹ, ta có thể hạ thấp mực nước trong ao, đồng thời tăng thêm sức chìm của cá bố mẹ. Cá bố mẹ sau khi đánh bắt lên phải thả vào bể nước chảy nhẹ từ 1 – 2 ngày.

Điều kiện môi trường cho cá Trôi đẻ trứng

Yêu cầu phải có chất nước tốt (nước mới, trong sạch). Cá Trôi thường đẻ vào cuối tháng 5 đầu tháng 6. Tuy nhiên nhiệt độ nước trên 30°C thường ức chế cá bố mẹ đẻ trứng hoặc đẻ được nhưng tỷ lệ thụ tinh thấp. Vì thế khi cho cá Trôi đẻ nhất thiết phải có nguồn nước mát.

Chọn cá bố mẹ cho đẻ

* Phân biệt đực cái: đến mùa sinh sản, trên vây ngực của cá Trôi có những nốt sần giống như cá Trắm cỏ, sờ thấy nhám, cá Trôi cái không có đặc điểm trên.

* Chọn cá thành thục cho đẻ: cá cái thành thục biểu hiện: bụng to và mềm (nhưng không rõ như cá Mè trắng, Mè hoa). Cá cái có bụng dưới rất mềm, lỗ sinh dục hơi đỏ và lồi ra là tốt. Ngoài phương pháp chọn ngoại hình, chúng ta còn dựa vào phương pháp thăm trứng. Cá đực thành thục biểu hiện: lấy tay ấn nhẹ vào bụng cá cách lỗ sinh dục 2cm thấy tinh dịch màu trắng sữa chảy ra.

* Phối hợp đực cái: đối với cá Trôi, tỷ lệ phối hợp đực cái là 2/1.

Kích dục tố

Dùng não thuỳ thể với liều lượng 6 – 8mg/1kg cá cái. Cá đực dùng bằng 1/3 cá cái. Thời gian hiệu ứng thuốc ngắn hơn các loài cá khác (ở nhiệt độ 27 – 30°C, từ 4 – 5 giờ).

Cho cá Chép đẻ trứng

Điều kiện môi trường cho quá trình đẻ trứng Cá thường để tập trung vào mùa xuân, khoảng tháng 2-3 cá có thể đẻ ở nhiệt độ 18-30°C, nhiệt độ thích hợp nhất từ 22-24 độ C.

Cá Chép là loài đẻ trứng dính nên điều kiện cần thiết cho cá đẻ trứng là phải có giá thể đẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là tuyến sinh dục của cá bố mẹ phải thành thục. Yếu tố sinh thái để kích thích cho cá đẻ là có nước mới, chất nước phải trong sạch.

Công việc cần làm trước khi cho cá đẻ

Chuẩn bị ao, quầy cho cá đẻ:

– Bể cá đẻ: dùng bể cho cá Mè, Trôi, Trắm đẻ để cho cá Chép đẻ trứng. Dùng các bể này cho cá Chép đẻ được ở mật độ dày và năng suất cao.

– Bể đất: có diện tích 50-100m2 mực nước khoảng 50cm, đáy bể bằng phẳng không có bùn, bờ ao cao hơn mặt nước từ | 0,8-1m.

– Ao cá đẻ: ở những ao không có điều kiện cho cá đẻ nước chảy, có thể sử dụng ao nước tĩnh. Ao cho cá Chép đẻ thường là ao nuôi vỗ cá bố mẹ hoặc đồng thời là ao ương trứng. Trước khi cho cá đẻ phải tẩy dọn ao thật kỹ.

– Quầy cá đẻ: ở miền núi thường dùng các quầy cho cá Chép đẻ. Quầy thường đan bằng phên nứa, đường kính quầy là 3-6m. Khi cho cá để người ta đem quầy ra suối, trên quầy có thể dùng phân hoặc lưới chắn cho cá khỏi nhẩy ra, đây là một phương pháp đơn giản mà năng suất cũng rất cao.

* Chọn và xử lý giá thể đẻ trứng:

– Tiêu chuẩn giá thể: hình sợi mềm, nhẹ, nổi, không thối, không dính bết. Có thể dùng bèo tây, cỏ dừa, bòng bong. Cần tập trung nguyên liệu trước 15 ngày để xử lý.

– Xử lý giá thể: thông thường dùng bèo tây, cần chọn những cây bèo non, ít lá vàng, nhặt bớt lá già và rễ đen, phần rễ dài khoảng 15cm. Nếu dùng bòng bong, cần ngâm bồng bong trong nước cho lá thối và rụng hết, sau đó rũ sạch, đem phơi nắng cho khô, đến khi cá đẻ thì đem ra sử dụng. Mỗi kilôgam cá cái cần 1m2 giá thể. Giá thể trước khi sử dụng để cho đẻ được xử lý bằng Xanh Malachite 0,3mg/1 nước hoặc bằng nước muối 3 – 5% trong vòng 30 phút, sau đó rửa sạch bằng nước lã rồi mới đưa vào khung giá thể.

Kỹ thuật cho đẻ

* Cho cá Chép đẻ tự nhiên Biện pháp tiến hành:

– Bắt và chọn cá bố mẹ cho đẻ: trước khi chọn cá phải tát cạn ao, chọn những con cái bụng to mềm, hậu môn hơi lồi, ngoại hình cân đối, vậy, vẩy hoàn chỉnh. Cỡ cá từ 1-2kg, cá đực khoẻ mạnh và có sẹ, tinh dịch đặc.

– Tỉ lệ đực/cái là 1/1. Cho cá cái vào bể đẻ trước, cá đực vào bể đẻ sau và cho giá thể vào rồi cho nước chảy nhẹ để kích thích. Giá thể được đặt ở nơi có nước chảy, cách bờ 50cm. H.

– Mật độ: ở nơi có nước chảy nhẹ liên tục thì mật độ cá đẻ là 1 con cái/1m2. Nếu nước tĩnh là 5-6m2/con cái.

– Thời gian cá đẻ: cá cái trước khi đưa vào bể đẻ cần tiêm cho mỗi con từ 1-2 lần não cá Chép, cá đực có thể tiêm hoặc không tiêm. Nếu thời tiết tốt, sau khi tiêm kích dục tố và kích thích nước liên tục thì sau khoảng 11-12 giờ cá sẽ đẻ. Sau khi cá đẻ xong, vớt hết trứng rồi mới bắt cá bố mẹ. Và

* Cho cá Chép đẻ theo phương pháp công nghiệp

Để chủ động cho cá Chép đẻ trứng, đáp ứng kịp thời với yêu cầu sản xuất, ngày nay, hầu hết các loài cá đều có thể cho đẻ theo phương pháp công nghiệp. Ưu điểm của phương pháp này là:

– Chủ động về mặt thời gian.

– Thiết bị đơn giản, ít tốn kém.

– Tỉ lệ thụ tinh cao, hạn chế được tác hại của nấm thuỷ my.

– Dễ ấp trứng, năng suất cao, lại tạo dễ. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là cả thường bị sây sát khi vuốt trứng, yêu cầu kỹ thuật cao,

Biện pháp tiến hành:

– Chọn cá thành thục cho đẻ như chọn cá cho đẻ tự nhiên,

– Kích dục tổ: thường dùng não thuỳ thể của cá Chép để kích thích sinh sản. Cả cái tiêm hai lần, cá đực tiêm một lần. Đối với cá cái, lần một tiệm 1 não/kg cá cái, sau 6 giờ tiệm lần 2, dùng 3 – 4 não/kg cá cái. Cá đực tiệm bằng 1/3 cá cái, tiêm với lần 2 của cá cái. Cũng có thể tiêm cá cái với liều lượng thuốc:

10ug LRH – A + 5mg Dom/kg cá cái.

– Tiêm xong, cá đực, có cái nhốt riêng. Tuỳ theo nhiệt độ nước sau 5 – 10 giờ cả cái chảy trứng.

– Sau hai lần tiêm, cử người theo dõi liên tục. Đặc biệt sau 4 giờ phải kiểm tra.

Cho đẻ nhân tạo:

– Một người dùng khăn giữ cá cái, người thứ hai dùng khăn giữ cá đực, một người khác vuốt trứng và tinh dịch. Trước khi vuốt trứng và tinh dịch dùng khăn lau sạch bụng cá, chậu thau hoặc khay men rồi vuốt trứng và tinh dịch vào chậu. Dùng lông gà trộn đều trứng và tinh dịch trong 5 – 10 phút, thao tác nhanh, nhẹ nhàng, sau đó dùng nước sạch rửa trứng từ 2 – 3 lần rồi đem ấp.

* Phương pháp thu và xử lý trứng trước khi ấp

Dùng giá thể thu trứng

Sau khi trứng đã rửa sạch nhớt và máu cá, dùng giá thể thu trứng, lần lượt nhúng giá thể vào chậu men chứa trứng cá cho đến khi hết rồi đem đi ấp. Nếu ấp trứng bằng các phân giá thể hoặc lưới ni lông, thì đặt cách mặt nước 10 – 15cm, rồi vẩy trứng lên các phên giá thể hoặc các lưới nilon.

Phương pháp khử dính

Trứng được thụ tinh cho vào một chậu thau, rồi dùng dung dịch nước dứa 2% cho vào trứng, dùng lông gà đảo trứng 10 – 15 phút. Sau đó dùng nước sạch rửa trứng. Trứng được tẩy màng keo xong đem đi ấp ở bể vòng, bình vậy, trong giai.

Nhằm tận dụng ưu thế lại để nâng cao sức sống và tốc độ sinh trưởng của con lại, từ năm 1983, các nhà khoa học nước ta đã cho lại các loại hình cá Chép với nhau. Sau ngày chúng ta nhập nội một số dòng cá Chép từ các nước về, trong đó có Chép vẩy và Chép kính Hungari. Đặc tính của hai dòng này có tốc độ lớn nhanh, ngoại hình đẹp nhưng hay nhiễm bệnh nên tỉ lệ sống thường thấp, vì vậy người ta cho lại với cá Chép vàng của Indonesia.

Qua các nghiên cứu cho thấy con lại ở thế hệ F1 xuất hiện các đặc điểm tốt nhất của các dòng cá bố mẹ. Hiện nay cá Chép lại đang được nuôi ở nhiều nơi và có kết quả rất tốt. Trong trường hợp lại tạo giữa các loài cá với nhau, nên chọn cá bố mẹ có cùng cỡ, nếu có chênh lệch về khối lượng thì cá cỡ nhỏ phải là cá Chép đực Việt Nam.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...