Kỹ thuật nuôi cá trong hệ Vườn – Ao – Chuồng

Đặc điểm hệ thống Vườn – Ao – Chuồng

Hệ thống Vườn – Ao – Chuồng (VAC)

VAC là hoạt động nông nghiệp kết hợp giữa chăn nuôi gia súc, gia cầm (C) với làm vườn (V) và nuôi cá ao (A). Trong việc điều hành của hệ VAC, cần tận dụng sự kết hợp, hỗ trợ của các thành phần trong hệ thống sinh thái khép kín đó để nâng cao hiệu quả của sản xuất.

VAC là mô hình của nền nông nghiệp đa dạng, có sản phẩm đa dạng của trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là mô hình của nền nông nghiệp sạch, bền vững, vì tất cả các vật thải đều được tận dụng và đất đai, mặt nước không bị nghèo kiệt mà ngày càng thêm màu mỡ.

Sự hỗ trợ qua lại trong hệ thống VAC

Sự hỗ trợ qua lại giữa ao và chuồng (A – Z)

Ao: Không những chỉ nuôi cá, mà còn thả rau, bèo hỗ trợ chăn nuôi: chất thải của ao (cá tạp, đầu cá, ruột cá…) bổ sung đạm cho gia súc, gia cầm. Nước ao vệ sinh chuồng trại, tắm rửa hàng ngày cho gia súc…

Chuồng: phân, nước thải (trâu, bò, dê, ngựa), nước rửa chuồng, thức ăn thừa của lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng lại bổ sung cho cá dưới ao. Quan hệ 2 chiều này đã giúp cho A và C cùng phát huy hiệu quả làm tăng năng suất nuôi cá – chăn nuôi và làm sạch môi sinh. | Sự hỗ trợ qua lại giữa chuồng – vườn (C – Vì

Chuồng: Phát triển dựa vào các sản phẩm phụ của vườn, đó là thức ăn xanh, rau, cỏ, lá và chất bột sắn, ngô, khoai… của V.

Vườn: Cây trồng phát triển dựa vào đất đai màu mỡ, nhờ phân bón, vật thải của C.

Sự hỗ trợ qua lại giữa ao – vườn (A – V)

Ao: Phát triển dựa vào các sản phẩm phụ của vườn đó là rau xanh, cỏ lá, chất bột làm thức ăn bổ sung cho cá dưới ao.

Vườn: phát triển dựa vào vật thải của ao: nước ao tưới cho cây trồng, giữ ẩm cho đất, bùn ao bón mát cho cây trồng…

Kỹ thuật nuôi cá trong hệ thống VAC

Xây dựng kết nối hệ thống VAC

Phải là một hệ thống liên hoàn, khép kín. Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm phải gần ao nuôi cá. Chuồng có hệ thống mương dẫn nước thải xuống ao. Vườn gần ao để dễ dàng thu hái thức ăn xanh cho cá và thuận tiện vét bùn cải tạo đáy ao, có đất tốt bổ sung cho vườn.

Chọn đối tượng nuôi trồng trong hệ VAC

Nuôi con gì, trồng cây gì có lợi cho ao nuôi cá? Trong hệ VAC có thể nuôi các loài trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng… nên nuôi trong chuồng trại (để thu hồi chất thải), hạn chế thả rộng. Cây trồng ngoài ngô, khoai, sắn, các cây họ đậu, cây ăn quả, nên trồng các loại rau xanh theo mùa vụ… vừa cải thiện bữa ăn cho người, vừa tận dụng thức ăn xanh cho cá.

Chọn đối tượng cá nuôi

Cá nuôi trong ao hệ VÁC nhất thiết phải là cá biết tận dụng được các chất thải của vườn, của chăn nuôi. Trong hệ VAC có phân của gia súc, gia cầm để nuôi cá Mè trắng, cá Rô phi. Có rau, bèo, cỏ, lá để nuôi cá Trắm cỏ. Có nhiều mùn bã hữu cơ để nuôi cá Trôi ta, Rohu và Mrigal… Có chất đáy tốt để phát triển động vật đáy làm thức ăn cho cá Chép.

Tỉ lệ, thành phần, mật độ và quy cỡ cá nuôi

Tỉ lệ thành phần cá nuôi ghép: Nếu nuôi Trắm cỏ là chính: Có thể ghép 25 – 30 con Trắm cỏ/100 cá. Nếu nuôi cá Mè là chính: Ghép 15 – 20 con Mè trắng/100 cá. Số còn lại là cá khác (Chép, Trôi, Rô phi, Mè vinh…). Nếu nuôi cá Trôi là chính: ghép 20 – 25 con Trôi ta, Rohu hoặc Mrigal/100 cá. Số còn lại là cá khác (Mè trắng, Trắm cỏ, Rô phi, Mè vinh…).

Mật độ và quy cỡ cá thả: Tuỳ theo điều kiện ao và khả năng tận dụng thức ăn, phân bón có thể thả từ 1-2 con/m2 ao. Qui cỡ cá giống tốt nhất từ 20 – 30 con/1kg (khoảng 30 – 50g/con). Cá giống phải khoẻ mạnh, bơi lội hoạt bát, toàn thân trơn bóng, không khô mình, không mất nhớt, không mang mầm bệnh.

Quản lý chăm sóc ao nuôi cá

Ngoài các sản phẩm tận dụng của vườn và chuồng cần cho cá ăn thức ăn bổ sung (cám gạo, bột sắn, bột ngô, thóc nghiền …): cho ăn bằng cách bỏ thức ăn trên sàng với khối lương bằng 2% – 3% khối lượng đàn cá trong ao/ngày.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...