Một số hiểu biết cơ bản về ươm nuôi cá giống

Ương nuôi cá giống là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất giống nhân tạo. Muốn đạt được tỉ lệ sống cao, chất lượng cá giống tốt chúng ta phải hiểu được tập tính sống, dinh dưỡng của từng loài cá, ở từng giai đoạn phát triển của cá thể. Trên cơ sở đó giải quyết mối quan hệ giữa mật độ ương nuôi với điều kiện môi trường, mật độ ương nuôi với việc giải quyết thức ăn, quan hệ về yêu cầu giảm dần mật độ với quá trình phát triển của cá thể.

Phân biệt các giai đoạn cá bột, cá hương, cá giống

Giai đoạn cá bột

Là thời kỳ cá vừa thoát khỏi vỏ trứng đến khi cá tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài. Giai đoạn này thường kéo dài từ 3-6 ngày, kích thước cơ thể thường đạt 6-7mm.

Giai đoạn cá hương

Được tính từ khi có sử dụng hết noãn hoàng và bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài cho đến khi cấu tạo của các cơ quan trung bình hoàn chỉnh, đặc biệt là cơ quan tiêu hoá và lúc này cá đã có sự phân hoá tính ăn (tức là cá đã chuyển sang ăn thức ăn đặc trưng của loài).

Giai đoạn cá hương thường kéo dài từ 15-25 ngày tuỳ theo loài và tuỳ theo điều kiện của môi trường, kích thước cuối giai đoạn cá hương thường đạt 2,5-3cm.

Giai đoạn cá giống

Được tính từ khi cá bắt đầu ăn thức ăn đặc trưng của loài cho đến khi cá được đưa ra ao nuôi cá thịt, môi trường có diện tích rộng hơn. Tuỳ theo điều kiện, mục đích, cách thức ương nuôi mà người ta chia cá giống ra thành các loại cỡ lớn, nhỏ khác nhau.

Đặc điểm của giai đoạn cá bột lên cá hương và cá hương lên cá giống

Đặc điểm của cá bột lên cá hương

Đây là thời gian có hình thành và dần dần hoàn thiện các cơ quan. Giai đoạn này cấu tạo của cơ thể cá còn đơn giản, một số cơ quan chưa hoàn chỉnh như vậy, vẩy bóng khí, cơ quan tiêu hoá… Tuy nhiên, cuối giai đoạn này, cấu tạo của cơ quan tiêu hoá đã được hoàn chỉnh.

Trong thời gian này, do cơ thể cá còn nhỏ bé, hoạt động yếu, khả năng chịu đựng và thích nghi với điều kiện môi trường kém, khả năng lẩn tránh kẻ thù chậm. Về đặc điểm dinh dưỡng, trong thời gian này cá ăn sinh vật phù du là chủ yếu, đặc biệt là động vật phù du cỡ nhỏ như luôn trùng, ấu thể không đốt. Đến cuối thời kỳ cá hương, khi kích thước cơ thể đạt 2,5-3cm, một số loài đã chuyển sang ăn thức ăn của cá trưởng thành.

Đặc điểm của giai đoạn cá hương lên cá giống

Đây là thời gian các cơ quan trong cơ thể trung bình hoàn chỉnh như cơ quan bắt mồi, cơ quan tiêu hoá, vận động, hô hấp.

Trong thời gian này, kích thước của cơ thể cá trung bình lớn, khả năng thích ứng với các điều kiện môi trường tốt hơn giai đoạn trước, khả năng lẩn tránh kẻ thù nhanh. Cá chủ động bắt mồi, những cơ quan đặc trưng của loài hoàn chỉnh.

Về dinh dưỡng, trong giai đoạn này hầu hết các loài đã chuyển sang ăn thức ăn của loài như cá Chép, Trắm cỏ… tuy nhiên, có một số loài từ nhỏ đến lúc trưởng thành thức ăn không thay đổi như cá Mè hoa.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...