Điều kiện ao ương cá giống
Điều kiện ao ương ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cá, đặc biệt là trong giai đoạn cá hương, cơ thể rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường.
Ao ương nuôi cá bột lên cá hương cần đảm bảo các điều kiện sau:
Nguồn nước
Nguồn nước lấy vào ao phải chủ động, sạch, không có cái tạp, lấy nước và tiêu nước thuận tiện. Trong giai đoạn này thường xuyên thay nước mới cho ao nhằm mục đích:
– Điều chỉnh màu nước ao..
– Làm tăng lượng O2, tạo điều kiện cho cá sinh trưởng và phát triển tốt.
– Làm tăng thể tích nước trong ao, làm tăng không gian hoạt động.
Chất đáy
Chất đáy ảnh hưởng tới chất nước của ao, nó điều chỉnh độ béo của nước. Nếu chất đáy là cát sỏi hoặc chua, khó gây màu nước, sinh vật phù du kém phát triển. Chất đáy thích hợp là bùn cát hoặc thịt pha cát. Độ dày bùn đáy từ 15-20cm.
Diện tích và độ sâu của ao
Tuỳ theo quy mô và điều kiện sản xuất mà diện tích ao lượng lớn hay nhỏ, diện tích từ 400-1.000m2 là thích hợp.
Độ sâu mực nước trong ao dao động từ 0,8-1,2m.
Bờ ao chắc chắn, cao ráo, không rò rỉ
Nếu bờ ao rò rỉ tạo thành dòng chảy làm cho cá tập trung lại nhiều dẫn đến cường độ bắt mồi của cá giảm. Ao bị rò rỉ làm mất một lượng lớn muối dinh dưỡng và thức ăn của cá trong ao.
Chuẩn bị ao ương cá giống
Tẩy dọn ao
Trước khi thả cá ương, ao cần được tẩy dọn sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cá. Tát cạn, vét bớt bùn ở những ai có lớp bùn dày nhiều hợp chất hữu cơ, chỉ để lại lớp bùn dày 0,2-0,3m. Tu sửa lại bờ ao (lấp hết hang cua, ếch, rắn… đắp lại phần bờ ao sạt lở).
Bón vôi với liều lượng 10-15kg/100m2. Lương vôi nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào độ pH của đất, lớp bùn đáy dày hay mỏng. Những ai có nhiều mầm bệnh, nhiều bùn, pH thấp thì bón nhiều vôi hơn. Với được rải đều khắp ao.
Phơi đáy ao: sau khi bón vôi, ao cần được phơi nắng 2-3 ngày để tăng cường diệt tạp và diệt trừ mầm bệnh.
Bón phân
Bón lót cho ao: ao được bón lót bằng phân hữu cơ (phân chuồng thường là phân lợn, gà và phân xanh là các lá cây họ đậu…). Có thể dùng phân chuồng kết hợp với phân xanh hoặc một trong hai thứ đó.
Lượng phân hữu cơ bón từ 25 – 30kg/100 m2. Những nơi có đầu tôm, đầu tép thì dùng với số lượng ít hơn khoảng 10 kg/100 m2
Phân chuồng, đầu tôm, tép được rải đều khắp đáy ao. Phân xanh được bó thành từng bó nhỏ đặt ở góc ao.
Cấp nước cho ao
Sau khi bón phân thì cấp nước cho ao. Mực nước cần cấp lần đầu là 0,3-0,4m ngâm vài ngày sau cho rữa phân xanh thì cấp nước lần hai, cần cấp đủ nước cho ao là 0,8-1,2m. Sau 2-3 ngày cấp nước, thức ăn tự nhiên của cá (đặc biệt là tảo và động vật phù du) phát triển, màu nước chuyển dần sang xanh có thể thả cá được,
Thả cá ương
Chọn cá có màu sắc sáng đẹp, cỡ đồng đều, khoẻ mạnh nhanh nhẹn, thổi vào nước cá bơi ngược dòng, tỷ lệ dị hình không quá 1%.
Cá được thả vào lúc nhiệt độ môi trường thấp, môi trường ổn định. Trước khi thả cá nên ngâm bao chứa cá trong nước ao 15-20 phút cho nhiệt độ nước trong bao và nhiệt độ nước ngoài ao cân bằng, để tránh hiện tượng cá sốc. Khi thả cá, mở miệng bao, nghiêng báo cho cá ra từ từ. Cá không được thả ở những nơi sóng gió.
Mật độ cá thả ương
Mật độ cá thả ương chịu sự chi phối của thời gian ương, đặc tính của cá bột (kích thước, tốc độ sinh trưởng…). Mật độ thả cá bột được chia làm 3 nhóm:
+ Nhóm mật độ cao: từ 500-600 con/m2 ao. Áp dụng cho cá có kích thước nhỏ, tốc độ sinh trưởng chậm như: Mè vinh, He vàng, Sặc rằn, Bống tượng. Những loài cá này, do kích thước nhỏ nên trong những ngày đầu mới thả chỉ sử dụng được động vật phù du có kích thước nhỏ như luôn trùng, động vật nguyên sinh, ấu trùng không đốt. Vì vậy, trước khi thả 1-3 ngày cần dùng thuốc Dipterex nồng độ 0,5-1ppm (tính theo thể tích nước ao) rải đều khắp ao để hạn chế sự phát triển của nhóm Copepoda giúp cho động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cá. Có thể sử dụng Dipterex bón cho ao hai lần, thời gian cách nhau giữa hai lần bón là 8 – 10 giờ.
+ Nhóm mật độ trung bình: từ 200 – 300 con/m2. Áp dụng cho những loài cá có kích thước lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh như Mè trắng, Trôi Ấn Độ, Chép, Trắm cỏ.
+ Nhóm mật độ thưa: từ 100-150 con/m2. Áp dụng cho những loài cá có kích thước lớn như cá Tai tượng hoặc những cá trong quá trình ương cá lớn không đều, có hiện tượng cá to ăn cá nhỏ ví dụ: cá Trê…
Chăm sóc và quản lý cá ương
Bón phân cho ao và sử dụng thức ăn tinh
Thời gian đầu của giai đoạn ương cá trong ao, thức ăn thích hợp và chủ yếu nhất của các loại cá nuôi là động vật phù du. Vì vậy, biện pháp kỹ thuật cần thiết ở giai đoạn này là bón phân cho ao để gây nuôi tảo và động vật phù du, tạo nguồn thức ăn phong phú và môi trường thuận lợi giúp cho cá sinh trưởng và phát triển tốt.
– Bón phân: sau khi thả cá vào ao khoảng 4-5 ngày, bón phân chuồng cho ao một lần, lượng phân bón là 5 – 7kg/100m2; cách 5 – 7 ngày bón một lần phân xanh với lượng 7 – 13 kg/100m2, sau 4 – 5 ngày rũ lá và vớt thân lên. Ngoài ra còn bổ sung thêm phân vô cơ có kết hợp theo dõi ao cá (màu nước ao, hoạt động của cá, hiện tượng nổi đầu vào buổi sáng). Lượng phân vô cơ 0,2kg/100m2, tỉ lệ đạm: lân thường là 1:1, riêng phân kali chỉ bán trong trường hợp ao bị cớm rợp thiếu ánh sáng. Tuỳ theo hoạt động của cá, màu nước ao mà điều chỉnh lượng phân bón cho thích hợp.
Việc bón phân cho ao cần kéo dài trong suốt quá trình ương cá Mè trắng. Còn đối với các loài cá khác, sau thời gian thả bột 10 – 15 ngày, tuỳ điều kiện mà có thể giảm liều lượng phân bón.
– Cho ăn thức ăn tinh: trong thời gian ương cá bột lên cá hương, cá giống, cần thiết dùng thức ăn tinh có giá trị dinh dưỡng cao.
+ Trứng gà, vịt, sữa đậu nành: khi sử dụng những thức ăn trên, một lượng rất ít được cá ăn trực tiếp, một phần có tác dụng làm thức ăn cho động vật phù du phát triển và một phần không sử dụng trực tiếp phân huỷ giúp tảo phát triển.
Sau khi thả 2-4 giờ, dùng lòng đỏ trứng gà, vịt đã luộc chín nghiền nhỏ hoà chung với sữa đậu nành rải đều khắp mặt ao. Mỗi ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 2 – 3 trứng và 0,2kg đậu nành xay thành sữa nấu chín cho 100m2 ao (sử dụng liên tục trong tuần lễ đầu).
+ Thức ăn tinh dạng bột: Bột cá, bột ngô, cám được sử dụng sau khi thả cá được một tuần (nối tiếp với việc sử dụng trứng gà, vịt, sữa đậu nành). Lượng thức ăn tăng dần theo thời gian để phù hợp với lượng cá trong ao. Trong tuần đầu trung bình mỗi ngày cho ăn 0,5kg/100m2. Trong tuần thứ hai trung bình mỗi ngày cho ăn 1kg/100m2.
Thức ăn tinh trong ngày được chia làm hai lần và được rải đều khắp ao (rải khô khi yên gió hoặc hoà nước tạt khắp ao khi có gió). Sau khi ương cá được hai tuần thì chế độ bón phân, cho ăn giữa các ao ương các loài cá khác nhau thì có sự khác biệt nhau.
Đối với ao ương cá Mè hoa: từ ngày thứ 16 trở đi cá Mè hoa ăn động vật phù du là chủ yếu, nên tăng lượng thức ăn nhân tạo.
– Đối với ao nuôi cá Trắm cỏ: từ ngày thứ 16 – 18 trở đi cho cá ăn thêm thức ăn xanh thái nhỏ, lượng thức ăn xanh là 2kg/vạn cá. Khi cá Trắm ăn thức ăn xanh hoàn toàn thì ngừng bón phân.
Ao ương cá Chép: sử dụng thức ăn viên tổng hợp phù hợp với khẩu miệng của cá, lượng thức ăn từ 5 – 7% khối lượng thân.
Ao ương nuôi cá Tra: từ ngày thứ 12 – 30 thay đổi về thức ăn, cho cá ăn thêm các loại thức ăn như cám, gạo, ốc, cá tạp, bã rượu.
Quản lý ao ương
Hàng ngày phải thăm ao vào sáng sớm, chiều tối để quan sát hoạt động của cá trong ao, màu nước, bệnh cá, địch hại… Trên cơ sở đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Diệt địch hại trong ao: ở giai đoạn cá bột lên cá hương, một trong những trong những nhân tố quyết định đến tỉ lệ sống của cá là yếu tố địch hại. Địch hại của cá ở giai đoạn này là bọ gạo, nòng nọc, ngô cày và các sinh vật hại cá khác.
– Phương pháp diệt bọ gậy: Người ta căn cứ vào đặc tính lấy oxy từ khí trời của bọ gậy tìm ra phương pháp diệt chúng.
Để ngăn cản sự lấy oxy của bọ gậy, người ta đổ dầu hoả xuống ao tạo thành một lớp váng trên bề mặt ngăn cách giữa không khí với môi trường nước, bọ gậy nhao lên đớp phải dầu hoả sau một thời gian ngắn sẽ bị chết.
Cách làm: làm khung rộng khoảng 4 – 6 m2, trong khung đổ dầu hoả. Sau 10-15 phút dịch chuyển vị trí một lần, khung được dịch chuyển cho đến hết bề mặt của ao.
– Phương pháp diệt nòng nọc: nòng nọc thường xuất hiện vào tháng 3, 4 làm tỉ lệ sống của cá bột rất thấp.
Cách diệt: hằng ngày vào sáng sớm phải kiểm tra quanh bờ ao, nếu thấy trứng cóc, ếch nhái xuất hiện, dùng vợt cá bột vớt hết lên bờ. Đây là phương pháp diệt tốt nhất, hiệu quả nhất đối với nòng nọc, cóc, ếch, nhái. Nếu thấy nòng nọc trong ao ương chúng ta phải dùng lưới kéo cá hương a = 3 hoặc a = 4 để bắt nòng nọc. Cũng có thể dùng dòng nước chảy nhẹ trong ao để hướng nòng nọc tập trung lại rồi dùng lưới cá hương kéo thu, hoặc dùng vợt vớt bỏ.
– Cho nước mới vào ao: trong điều kiện diện tích, độ sâu có hạn, thể tích của cá lớn dần, dẫn đến yêu cầu hoạt động không gian lớn. Điều kiện môi trường cũng trở nên xấu dần, vì vậy phải thường xuyên thay nước mới vào ao. Bình thường cứ 3 – 5 ngày thay nước mới vào ao một lần, mỗi lần dâng 20-30cm nước. Nếu ương với mật độ dày, trong quá trình ương có thể thay nước 1 – 2 lần mỗi lần 1/3 lượng nước ao.
– Phòng trị bệnh cho các thường xuyên quan sát cá trong ao: Nếu thấy nhiều con bơi lờ đờ nổi trên mặt nước, bơi tản mạn ven bờ chứng tỏ cá có hiện tượng bị bệnh. Kịp thời bắt cá lên kiểm tra và có biện pháp phòng trị. Trong trường hợp nghiêm trọng, nếu thấy có cá chết trong ao phải thay nước, ngừng bón phân và cho ăn.
– Kiểm tra tốc độ sinh trưởng: Trong quá trình ương định kỳ kiểm tra sinh trưởng của cá. Cứ một tuần kiểm tra tốc độ sinh trưởng một lần, mỗi lần 15-30 con với hai chỉ tiêu là chiều dài và khối lượng. Quan sát độ no của cá, từ đó điều chỉnh lượng thức ăn, phân bón sao cho hợp lý.
– Luyện cá: cá sau khi tương được một tuần cứ 3-4 ngày dùng cào đẩy sát đáy ao hoặc dùng trâu đùa luyện. Mục đích là luyện cho cá quen dần với điều kiện môi trường nước đục, hàm lượng oxy thấp, đồng thời làm tăng thể chất của con cá làm cho con cá rắn chắc. Mặt khác, làm đảo lộn chất dinh dưỡng trong ao giữa tầng mặt và tầng đáy, tạo điều kiện cho cá sử dụng thức ăn một cách có hiệu quả nhất. Nên luyện cá vào những ngày trời nắng ráo, tốt nhất vào lúc 8 – 9 giờ sáng.
– San cá: khi cá đạt 2,5 – 3cm phải kịp thời san thưa, san cá là một trong những biện pháp làm giảm tỉ lệ chết trong quá trình ương nuôi.