Nghề nuôi cá lồng đã có từ lâu ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ 20 năm trở lại đây, nuôi cá lồng đã trở thành phong trào rộng khắp từ trung du, miền núi, Tây Nguyên đến đồng bằng. đến nay đã có hàng ngàn lồng nuôi đặt trên các sông, sông cụt, hồ, suối. Khởi nguồn cho phong trào nuôi cá lồng là tỉnh An Giang, sau đó lan rộng ra Đồng Tháp và các tỉnh phía Bắc.
Lợi ích của nghề nuôi cá lồng
Nuôi cá lồng là hình thức nuôi cá cao sản phù hợp với những nơi có sông suối và các hồ chứa nước tự nhiên hay nhân tạo. Nuôi cá lồng có nhiều ưu điểm, đó là:
– Sử dụng nguồn nước tự nhiên để nuôi cá không ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
– Lợi dụng sự trao đổi nước thường xuyên, cung cấp đầy đủ oxy nên nuôi được cá ở mật độ cao.
– Nuôi cá lồng có thể tận dụng được một phần nguồn thức ăn tự nhiên như các loại sinh vật nổi.
– Môi trường nuôi cá sạch, không bị ô nhiễm bởi các chất thải của cá nên cá lớn rất nhanh.
– Có thể tận dụng được nhân công nhàn rỗi trong gia đình để chăm sóc và bảo vệ cá.
– Hao hụt ít, hạn chế được địch hại, chăm sóc, quản lý, thu hoạch thuận lợi.
– Năng suất cao, chu kỳ sản xuất ngắn, lợi nhuận cao.
Nghề nuôi cá lồng phát triển đã góp phần làm giảm việc khai thác quá mức nguồn lợi cá tự nhiên, góp phần bổ sung nguồn dinh dưỡng cho các vùng nước bằng phân cá và chất thải dư thừa.
Song nếu nghề nuôi cá lồng phát triển không hợp lý, nuôi không có quy hoạch cụ thể, không quy định mật độ lồng và vị trí đặt trên các đoạn sông sẽ gây cản trở giao thông đường thủy nội địa, dịch bệnh cá lây lan và nhiều rủi ro khác.
Biện pháp kỹ thuật nuôi cá lồng
Xây dựng lồng nuôi cá
* Vật liệu: tuỳ theo từng địa phương mà nguyên liệu làm lồng có khác nhau.
– Khung lồng: dùng gỗ, tre, chất dẻo, kim loại.
– Vách lồng: ván gỗ, mành tre, lưới ni lông, lưới kim loại, chất dẻo.
– Nhóm vật liệu nổi: phao, can nhựa to, phuy nhựa. – Neo: khối bê tông, đá, neo kim loại, cọc.
Ngoài các vật liệu trên, khi đóng lồng người ta còn dùng sắt để liên kết các nan với nhau, dùng định để đóng các nan và nẹp vào khung lồng, dùng dây thép để buộc và điều chỉnh khe hở giữa các nan.
* Kết cấu lồng
Hình dạng: lồng nuôi cá có nhiều hình dạng khác nhau, có thể là hình hộp vuông, hình hộp chữ nhật, hình tròn, có thể là hình khối trụ. Nhưng người ta thường sử dụng lồng có hình hộp chữ nhật hoặc hình hộp vuông để nuôi cá.
Kích thước: kích thước lồng nuôi tùy thuộc vào vật liệu làm lồng, vị trí đặt lồng và quy mô nuôi.
Lồng nuôi cá thông thường có kích thước dài x rộng x cao là 3 x 2 x 1,5m hoặc 6 x 3 x 1,5m. | Độ cao của lồng: phần ngập nước từ 1m trở lên, đối với nuôi ở hồ chứa thì 1,5m trở lên. – Kích thước mắt lưới lồng tuỳ thuộc vào cỡ cá nuôi, sự lưu thông của dòng chảy.
Cấu tạo: Mặt trên: làm bằng lưới, gỗ có khe hở 1cm. Mặt đáy: đóng kín, đóng xuôi gỗ theo dòng nước chảy.
Mặt bên: làm bằng lưới, nếu làm bằng gỗ hay đăng tre thì làm hở.
Chọn vị trí đặt lồng
Lồng cá được đặt ở những nơi có lưu tốc từ 0,3 – 0,5m/s, nhiệt độ nước biến thiên từ 18 – 260C, độ trong từ 1 – 1,5m (vào mùa khô), pH từ 7 – 7,5. Chọn nơi có độ sâu vừa phải 2,5 – 3,5 m, đáy lồng phải đặt cách đáy ít nhất là 0,5 m.
Ở sông, suối chọn những nơi có bờ không bị lở, không bồi, dòng chảy liên tục, điều hoà, không bị cuốn chảy xoáy, lưu tốc không quá 2m/s. Độ sâu nước 2m trở lên, đáy không có đá ngầm, gốc cây, cọc sắt…
Ở hồ chứa, sông cụt đặt lồng chỗ thoáng, đáy và bờ không quá dốc, dòng chảy thường xuyên và điều hoà. Độ sâu phải đảm bảo ngập nước và cách đáy 0,5m, đáy chắc có thể cố định được lồng và không có đá ngầm, gốc cây, cọc sắt… Dù đặt ở sông suối hay hồ chứa đều phải tránh xa nơi ồn ào, có xăng dầu, chất thải đổ ra như các bến phà, bến gỗ, gần cống nước thải.
Đối tượng nuôi, cỡ giống và mật độ nuôi
* Đối tượng nuôi
Là những loài cá ăn thức ăn trực tiếp, có thể sống với mật độ dày, lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp, ít bệnh.
Đối tượng nuôi cá lồng ở miền Bắc chủ yếu là cá Trắm cỏ, ngoài ra còn một số đối tượng khác như Rohu, Rô phi, Trê lai, Chép lại…
* Cỡ giống và mật độ thả
Cỡ cá giống thả: tuỳ theo từng loài, chu kỳ nuôi, thường người nuôi cá cỡ lớn. Cá phải khoẻ mạnh, không bị xây xước, trong một lồng cỡ cá phải đều nhau.
Mật độ cá thải phụ thuộc loài, cỡ cá giống thả, kỹ thuật chăm sóc và quản lý. Cỡ cá 8 – 10cm thả với mật độ 80 – 100 con/m3.
Mật độ và cỡ cá thả nuôi lồng của một số loài cá:
Loài cá | Cỡ thả (gam) | Mật độ (con/m3) |
Trắm cỏ | 100
100 – 200 200 – 300 |
80 – 100
50 – 60 40 |
Rô hu | 40 – 50 | 50 – 60 |
Trê lái | 8 – 10 | 65 – 70 |
Bống tượng | 100 – 150 | 80 – 100 |
Mùa vụ nuôi cá lồng
Mùa vụ nuôi cá lồng tuỳ thuộc vào việc lựa chọn loài cá nuôi. Thường thả cá giống vào mùa xuân khoảng tháng 2 – 3 và thu hoạch đầu mùa đông khoảng tháng 11 – 12 dương lịch.
Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tốt nhất là nên thả sau mùa mưa lũ, thả cá vào khoảng tháng 9, 10, 11 và thu hoạch vào tháng 5, 6, 7 năm sau. Nếu chưa chuẩn bị đủ giống hoặc giống không đủ tiêu chuẩn thì thả vào tháng 2, tháng 3 năm sau.
Chăm sóc và quản lý lồng nuôi
– Đối với cá Trắm cỏ, mỗi ngày cho cá ăn 2-3 lần. Ở giai đoạn đầu khi cá còn nhỏ, phải cho cá ăn thức ăn tinh và thức ăn chế biến với lượng thức ăn bằng 5% khối lượng thân. Khi cá lớn cho ăn các loại thức ăn xanh với khẩu phần ăn 30-40% khối lượng thân, bổ sung thêm thức ăn chế biến 2-3% khối lượng thân. Trước mỗi lần cho cá ăn phải làm vệ sinh lồng, vớt hết rong cỏ, lá còn thừa trong lồng.
– Đối với các loài cá dữ (Lóc bông, Bống tượng): cho cá ăn tôm, tép, cá tạp trực tiếp hoặc nghiền vụn trộn với cám, bột ngô, gạo. Lượng thức ăn là 3-5% khối lượng thân, ngày cho ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều tối.
– Đối với các loài cá khác nên cho cá ăn 2 – 3 lần/ một ngày đêm. Lượng thức ăn tăng dần theo khối lượng cá nhưng tỉ lệ phần trăm giảm dần từ 10% xuống còn 4%. Thức ăn được thả đều khắp mặt lồng. Hàng ngày theo dõi lượng thức ăn thừa, thiếu, để điều chỉnh cho phù hợp.
Trong quá trình nuôi không nên khuấy động nhiều làm cho cá sợ, vượt nhảy làm sây sát, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá.
Suốt thời gian nuôi dưỡng phải có người theo dõi thường xuyên, kiểm tra sự hoạt động, tốc độ sinh trưởng của cá, mức nước thường xuyên lên xuống mỗi ngày…
Thu hoạch Thường thu hoạch toàn bộ
Tuỳ theo lịch thả mà thời gian thu hoạch khác nhau. Có thể nuôi cá dài ngày từ 8-10 tháng, hoặc 6-10 tháng tuỳ theo thời gian thả giống và điều kiện của từng nơi. Nên thu hoạch cá trước mùa mưa lũ (đặc biệt là ở những nơi thường xuyên có lũ lụt).