Kỹ thuật nuôi cá ở ruộng

Khái niệm và triển vọng nuôi cá ruộng

Nuôi cá ruộng là hình thức kết hợp giữa việc trồng lúa và nuôi cá. Trong ruộng lúa có điều kiện thích hợp cho sự phát triển của thủy sinh vật làm thức ăn cho cá, do đó, ngoài thu hoạch lúa, người ta còn thu hoạch thêm được từ vài chụckg đến hàng trăm kilôgam cá tự nhiên. Nếu thả thêm cá giống vào nuôi ở ruộng thì năng suất sẽ đạt cao hơn, khoảng từ 150-250kg/ha.

Tổng diện tích ruộng có khả năng kết hợp với nuôi cá ở nước ta rất lớn (vào khoảng hơn 500.000 ha), phân bố nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp… ngoài ra còn phân bố ở một số nơi ở trung du miền núi. Nghề nuôi cá ruộng đã được chú ý phát triển từ trên 20 năm nay.

Sơ đồ các hình thức phát triển nuôi cá ruộng:

Trên cơ sở không gây mâu thuẫn với sản xuất lúa, người ta đặt vấn đề nuôi cá ruộng lúa nhằm một số lợi ích sau:

Thu hoạch được thêm một số sản phẩm cá nuôi có giá trị kinh tế cao, nhằm tăng hiệu quả sử dụng trên một đơn vị diện tích ruộng lúa.

Tạo một số điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa, góp phần làm tăng năng suất và sản lượng lúa cũng như làm tăng năng suất và sản lượng của đàn cá nuôi.

Ví dụ: giải quyết mối quan hệ giữa việc tiêu diệt mầm sâu bệnh cho lúa và vấn đề giải quyết thức ăn cho cá, đồng thời làm tăng màu mỡ của đất. (Cá ăn sâu bọ, côn trùng hại lúa, cỏ dại và sục bùn ở ruộng. Cá thải phân làm tốt lúa, bông lúa rơi rụng làm thức ăn cho cá…) nhờ tác dụng qua lại mà năng suất lúa ở các ruộng nuôi cá thường cao hơn ruộng không nuôi cá, bên cạnh đó còn thu thêm lợi nhuận từ cá.

Nghề nuôi cá ruộng được phát triển khá mạnh ở một số nước vùng ôn đới và nhiệt đới. Ở nước ta, nghề nuôi cá ruộng cũng được nhiều địa phương, cơ sở chú ý phát triển và đã cho năng suất từ vài chục kilôgam đến vài trăm kilôgam trên một hécta.

Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá ruộng ở miền Bắc có chiều hướng giảm sút nhanh, có thể do một số nguyên nhân sau:

– Kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi còn thiếu.

– Công tác quản lý và chăm sóc còn gặp nhiều khó khăn.

– Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa trồng lúa, thủy nông và nuôi cá.

Nước ta thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa hằng năm khá lớn, mặt khác chúng ta có hàng triệu hécta diện tích cấy lúa nước, đây là điều kiện rất thuận lợi cho hình thức nuôi cá ruộng ở nước ta. Từ những đặc điểm về khí hậu, đất đại trên, trong tương lai, nghề nuôi cá ruộng chắc chắn sẽ được quan tâm đúng mức.

Xây dựng ruộng để nuôi cá

Trước hết ta phải tiến hành điều tra quy hoạch lại cánh đồng đưa vào nuôi cá hoặc khu ruộng chuẩn bị đưa cá vào nuôi. Thông qua công tác quy hoạch, chúng ta có thể đánh giá một cách chắc chắn cánh đồng nào nuôi cá một vụ, cấy lúa một vụ, cánh đồng nào cấy lúa hai vụ.

Nội dung công tác điều tra quy hoạch bao gồm: chế độ thủy văn hàng năm (lượng mưa hàng năm), xác định tính chất lý hoá học của nước qua các tháng trong năm, cơ sở thức ăn tự nhiên của vùng nước, chế độ canh tác… Từ đó xác định mùa vụ thả, đối tượng cá thả, cơ cấu và tỉ lệ cá thả nuôi.

Có kế hoạch khoanh vùng để chủ động tiêu nước và giữ nước, kết hợp đắp bờ khoanh vùng để đào thành các mượng xung quanh, tạo điều kiện cho cá trú ẩn hoặc tập trung cá khi thu hoạch. Nếu ruộng nuôi cá sử dụng nước thải, nước sông phải xây dựng các trạm máy bơm để bơm vào theo chế độ quy định.

Chuẩn bị tốt cho sự phát triển của các sinh vật làm thức ăn cho cá, tận dụng nước thải hoặc nước phù sa, định kỳ bơm nước vào ruộng hoặc phải định kỳ bón phân và đầu tư thức ăn tinh cho cá.

Kết hợp chặt chẽ, có kế hoạch giữa cấy lúa và nuôi cá. Ruộng phải cấy cùng một giống lúa để thu hoạch một cách nhanh gọn. Công tác thả cá giống phải được tiến hành trước hoặc ngay sau khi thu hoạch lúa. Cỡ cá giống thả phải lớn (thường phải sử dụng giống lưu) vì thời gian nuôi ngắn. Để xác định mật độ, người ta căn cứ vào nguồn thức ăn chính hoặc hình thức nuôi, thời gian nuôi:

– Ruộng cấy lúa hai vụ nên dùng để ương cá Chép giống lớn hoặc nuôi cá Chép.

– Ruộng cấy lúa một vụ, nuôi cá một vụ như cá Trắm cỏ. Mè, Trôi, Chép…, có thể thả ngay sau khi lúa đã xanh. Riêng đối với cá Trắm cỏ sau khi thu hoạch lúa mới thả.

Các phương pháp nuôi cá ruộng

Ương cá Chép giống ở ruộng cấy lúa hai vụ (có mức nước từ 15 – 20cm)

Lợi dụng các khu ruộng thường xuyên có mực nước từ 15 – 20cm để tiến hành tương giống cá Chép cỡ 2,5 – 3cm đến 8 – 10cm, trong thời gian từ 2 – 3 tháng.

Yêu cầu:

– Khoanh thành các khu ruộng có diện tích vừa phải từ 1.000 – 10.000m2, bờ ruộng khoảng 0,5 – 0,8m, cao 0,5m, không rò rỉ, đủ mức nước sâu trung bình từ 0,2 – 0,3m. Đáy ruộng phải bằng phẳng, có cung cấp và tiêu nước thuận tiện, ở mỗi cống phải có đăng chắn giữ cá. Ven bờ phía trong ruộng phải đào một đường mương (kết hợp với đắp bờ) rộng từ 0,5 – 1m, sâu 0,5m, mục đích là thuận tiện cho việc thu cá và trú ẩn của cá (dưới mương không cấy lúa).

– Mật độ cá thả từ 1,0 – 1,5 con/m2, cỡ cá từ 2,5 – 3,0cm tuỳ theo khả năng đầu tư thức ăn phân bón.

Chú ý:

– Tranh thủ thả cá ngay sau cấy lúa xong, nhằm tận dụng thời gian ruộng có nước.

– Phải thường xuyên theo dõi mức nước trong ruộng, không để cho cá bị chết cạn.

– Có kế hoạch bón phân, cho cá ăn thức ăn tinh trong quá trình nuôi. Lượng phân chuồng bón từ 6 – 7kg/100m2/tuần, phân xanh bón từ 3 – 5kg/100m2 mương/10 ngày. Ngoài ra còn cho cá ăn thức ăn tinh, lượng thức ăn hàng ngày từ 0,4 – 0,5kg/1000 con cá.

– Trước khi phun thuốc trừ sâu cho lúa, phải có kế hoạch cho cá xuống hết mương hoặc chuyển cá vào một nơi khác. Nếu có điều kiện, mỗi một khu ruộng phải có một cái chuôm rộng từ 20 – 30m2 đến 100m2, độ sâu 0,6 – 0,8m (tuỳ theo khu ruộng rộng hay hẹp) để thuận tiện cho việc chăm sóc, bảo vệ cá và thu hoạch.

Nuôi cá thịt ở vùng chiêm trũng

Trong quá trình phát triển thủy lợi ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta đã chuyển phần lớn ruộng cấy lúa một vụ thành ruộng cấy lúa hai vụ.

Tuy nhiên, ở miền Bắc nước ta vẫn còn một số vùng chưa giải quyết căn bản về thủy lợi, cho nên mỗi năm chỉ cấy lúa được một vụ từ tháng 11 – 12 đến tháng 5 – 6, còn lại một vụ phải bỏ hoang hoá do ngập nước (vào tháng 6 đến tháng 9, tháng 10).

Để lợi dụng đặc điểm này, ở vùng chiêm trũng đã tiến hành áp dụng hình thức cấy lúa một vụ và nuôi cá một vụ cho kết quả rất tốt, đồng thời còn có ý nghĩa quan trọng là nâng cao hiệu quả sử dụng trên một đơn vị diện tích canh tác.

* Chuẩn bị ruộng nuôi cá

Muốn áp dụng hình thức nuôi cá này, điều trước tiên phải có bờ vùng, bờ thửa (khoanh vùng nuôi cá). Bờ vùng, bờ thửa phải chắc chắn không bị xói mòn, sạt lở và ngập nước vào mùa mưa.

Bờ phải cao hơn mực nước cao nhất hàng năm là 0,5m, mặt bờ rộng 0,7 – 0,8m, mức nước trong ruộng giữ trung bình 0,4-0,5m, trong ruộng phải có mương, chuôm cho cá trú nắng khi nhiệt độ nước cao. Diện tích mương, chuôm cho cá tiêu chuẩn chiếm 1/10 diện tích cấy lúa. Phải có cung cấp và tiêu nước khi cần thiết, trước cửa cống phải có đăng chắn giữ cá, khe đăng phải nhỏ hơn kích thước cá thả.

Bờ vùng: rộng 0,8 – 1.0m; 2. Ruộng cấy lúa: mỗi ô ruộng 10 – 15ha 3. Máng ruộng: 1,2 – 1,5m; h = 0,6m; 4. Mương: rộng 0,8 – 1,0m, h = 0,5m 5. Chuôm: diện tích 100 – 200m2.

* Thời vụ nuôi, giống và mật độ cá thả

Vì thời gian ngập nước ngắn, do đó phải có kế hoạch cấy lúa và thả cá thật khẩn trương, tranh thủ thả cá giống càng sớm càng tốt. Đối với cá Mè, Trôi, Chép có thể thả ngay sau khi lúa bén rễ (lúa đã xanh), thả cá vào khu vực nước sâu (mương hoặc chuôm), riêng cá Trắm cỏ thả sau khi gặt lúa chiêm xong, để tránh cá phá hoại lúa.

Chú ý: việc cấy lúa và thu hoạch lúa phải được thực hiện đồng thời trên toàn cánh đồng, vì vậy cần sử dụng cùng một loại giống, mạ cấy phải đồng tuổi, cấy đồng loạt, các hoạt động về chăm sóc, thủy lợi, phun thuốc trừ sâu cho lúa đều phải được tiến hành đồng thời, có như vậy mới đảm bảo kế hoạch thả và thu cá.

Giống cá thả: tuỳ theo việc sử dụng nguồn nước vào nuôi cá ruộng mà đối tượng và tỉ lệ thả nuôi có khác nhau. Ruộng không sử dụng nguồn nước thải, đối tượng thả nuôi là Trắm cỏ, Trôi và Chép. Nếu ruộng sử dụng nguồn nước thải thì thả Rô phi là chính.

Loài cá và cỡ cá cần thả nuôi:

Loài cá Cớ cá ( cm )
Mè trắng

Trắm cỏ

Trôi Việt

Rôhu

Mrigal

Chép

10 – 12

12 – 15

8 – 10

10 – 12

10 – 12

8 – 10

Ở những nơi có điều kiện, cần thả giống cỡ lớn: cá Mè cỡ 100 – 250g/con, cá Trôi Việt từ 100 – 150g/con, cá Rôhu và Mrigal cỡ 100 – 150g/con, cá Chép cỡ 40 – 50g/con. .

Mật độ cá thả: loại ruộng không sử dụng nước thải, thả với mật độ từ 3.000 – 5.000 con/ha. Đối với những ruộng sử dụng nước thải thì thả cá với mật độ lớn hơn như mật độ thả với loại áo đạt năng suất 4 – 5 tấn/ ha.

* Quản lý và chăm sóc

Thường xuyên kiểm tra đăng cống, bờ vùng, bờ thửa để sửa chữa kịp thời, theo dõi tình hình mưa lũ, mực nước ở trong ruộng để điều chỉnh mức nước thích hợp cho lúa và cá phát triển. Theo dõi kế hoạch phun thuốc trừ sâu để có biện pháp bảo vệ cá kịp thời.

* Thu hoạch

Thu hoạch cá vào cuối đông, đầu xuân (có nơi phải thu hoạch sớm hơn) để kịp thời làm vụ chiêm, khi thu phải rút nước từ từ để dồn cá xuống rãnh, chuôm rồi dùng lưới để thu cá. Cỡ cá thu hoạch cụ thể từng đối tượng như sau.

Loài cá Khối lượng
Mè trắng

Mè hoa

Trắm cỏ

Chép

Trôi

Rohu và Mrigal

Rô phi

0,5 – 0,6

1,0 – 1,5

1,0 – 1,5

0,4 – 0,7

0,4 – 0,7

0,4 – 0,8

0,2 – 0,4

Nếu nuôi tốt, năng suất ở nơi không sử dụng nước thải có thể đạt 150 – 250kg/ha, ở nơi sử dụng nguồn nước thải đạt 2,5 – 3 tấn/ha, đã có khu vực đạt trên 5 tấn/ha.

Nuôi cá ruộng ở miền núi

Đặc điểm ruộng ở miền núi

Ruộng lúa ở miền núi hầu hết là ruộng bậc thang, nguồn nước chủ yếu từ núi chảy xuống, hoặc do mướng dẫn vào. Diện tích ruộng ở đây không lớn, thường từ 360-1.800m2, có thể chia ra làm 3 loại:

– Ruộng dốc: Nằm ở đầu núi, bậc thang, chân ruộng nhỏ, hẹp, mức nước nông, thời gian nắng hạn kéo dài 4-5 tháng trở lên vẫn không bị khô cạn, ở những loại ruộng này có thể nuôi cá được, nhưng nghèo dinh dưỡng, vì vậy, phải thả cá với mật độ thưa 100 – 150 con/sào.

– Ruộng khe đọc: nằm ở khe đọc, nước do mạch khe đọc chảy ra, chất đất thường là cát vàng, độ màu mỡ trung bình, rất thích hợp cho việc nuôi cá, mật độ cá thả từ 200 – 250 con/sào.

– Ruộng rộc: ruộng nằm ở vùng cánh đồng chân ruộng lớn hơn hai loại ruộng trên. Nguồn nước do khe suối hoặc do các công trình thủy lợi cấp, chất đất nhiều màu mỡ, thích hợp với nuôi cá, cỡ cá thả thường là 3cm với mật độ 300 – 320 con/sào, nếu cỡ cá giống lớn thì thả với mật độ thưa hơn.

Kỹ thuật nuôi

Chuẩn bị ruộng nuôi cá

Công việc chuẩn bị ruộng nuôi cá phải được tiến hành từ tháng 2, bờ ruộng phải chắc chắn và đắp cao lên 0,5m, bờ rộng từ 0,7 – 0,8m, đảm bảo khi mưa lớn nước không tràn bờ. Mỗi ruộng phải có từ 1 – 2 chuôm (tuỳ theo ruộng lớn hay nhỏ) ở góc ruộng, hoặc chỗ thấp nhất của ruộng.

Chuôm rộng từ 2 – 3m2 đến 5 – 6m2, chuôm phải có rãnh thông với ruộng, rãnh rộng từ 0,3 – 0,4m, sâu 0,4m để dẫn cá về chuôm. Ruộng phải có cống cấp nước từ ruộng trên xuống và có cống thoát nước xuống ruộng dưới, ở mỗi công phải có đăng chắn giữ, không cho cá chui lọt.

Chọn đối tượng nuôi và biện pháp giải quyết

Ở miền núi, chọn cá Chép là đối tượng nuôi chính vì có nhiều ưu điểm sau: cá Chép là loài ăn tạp, thích nghi được với điều kiện nước cạn và đục, dễ giải quyết giống, lớn nhanh, thịt ngon và có thể nuôi trong thời gian ngắn. Ngoài cá Chép còn có thể thả thêm cá Rô phi, chọn đối tượng nuôi có thể sản xuất giống tại chỗ.

Thả cá giống, chăm sóc quản lý và thu hoạch

– Mật độ thả: ruộng đã bón lót, cày bừa kỹ, đợi cho nước trong thì bắt đầu thả cá. Nên thả cá Chép giống cỡ 6 – 8cm trở lên, nếu chưa có cá giống to thì thả cá giống cỡ 3cm với mật độ 300 con/sào.

– Thời gian thảo có thể thả mọi thời gian trong năm nế, thấy mương có đủ nước. Sau khi cấy lúa được khoảng 1 ngày, lúa bén chân thì dâng cao mực nước cho cá từ mượn lên ruộng kiếm ăn.

Nếu thả trước khi cấy lúa thì dồn cá xuống chuôm rồi bị cửa chuôm lại. Sau đó ta có thể tiến hành công việc cấy lúa Lúc này cần bón phân vào chuôm và cho cá ăn thêm thức ăn tinh (bón trực tiếp vào trong chuôm) lượng phân bón 60 – 70. kg/sào chuôm, cộng với 10kg lá dầm vào chuôm.

Khi phun thuốc trừ sâu, tháo cạn nước, cá được dồn vào chuôm, đắp chặn cống chuôm lại rồi phun thuốc. Sau 3 – 5 ngày (tốt nhất là sau 1 tuần), tiếp tục cho nước mới vào ruộng rồi tháo cống để cho cá lên ruộng kiếm ăn.

Cần chú ý phòng lũ, tiêu nước, củng cố bờ khi mưa lũ, các hệ thống cống, đăng chắn giữ cá.

Thu hoạch

Khi lúa vào hạt bắt đầu tháo hết nước ruộng (để lúa chắc hạt và mau chín), dồn cá vào chum để thu hoạch, không để cá mắc cạn chết.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...