Tía tô là loại rau sinh trưởng trong một đến hai năm. Bộ phận chủ yếu của cây là lá non có mùi thơm và hạt. Lá tía tô có thể ăn sống, trộn, làm canh, xào ốc, nấu cháo, muối, nấu ninh với cá. Còn có thể làm gia vị trong dồi, bánh, nước uống, rượu. Tinh dầu trong tía tô còn dùng trong công nghệ thực phẩm, mỹ phẩm. Ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn và chống thối rữa. Tía tô sau khi cất tinh dầu, bã còn lại dùng trong chăn nuôi. .
Tía tô được trồng trên khắp các châu lục, song nhiều nhất là ở các nước Đông Nam Á.
Đặc trưng của cây tía tô
Tía tô có rễ thẳng,rễ chính phát triển, cây cao 40cm-180cm, toàn thân cây có lông tơ trắng. Cành mọc thẳng, có bốn cạnh phân nhiều nhánh. Lá màu lục, lục tỉa hoặc tía đỏ, mọc đối xứng, hình thuôn bầu dục. Hoa hình môi lưỡng tính. Hoa màu đỏ nhạt hoặc tím.
Hạt tía tô tía 1.000 hạt nặng 0,8g-1,5g. Hạt tía tô lục 1.000 hạt nặng 28-3,5g.
Điều kiện môi trường
Ôn độ
Tía tô ra một trường ấm áp, phạm vi nhiệt độ thích nghi khá rộng, từ 10°C-34°C. Tía tô có thể sinh trưởng bình thường. 5°C trở lên hạt có thể nảy mầm.
Nhiệt độ thích nghi với mầm là 23°C-25°C. Nhiệt độ thích nghi với sinh trưởng là 20°C-28°C. Ôn độ thấp dưới 13°C có thể ra hoa nhưng không kết hạt. Không chịu được sương giá nhưng chịu được nóng. Nhiệt độ 33°C-35°C cây vẫn sống bình thường.
Ánh sáng
Tía tô ưa ánh sáng, song sức chịu râm cũng rất mạnh. Có điều trong tình trạng ánh sáng yếu ớt, càng mọc yếu, màu lá nhạt, sản lượng thấp.
Tía tô thuộc loại cây trồng ngày chiếu sáng ngắn, nơi vĩ độ lớn càng ngắn, tía tô ra hoa muộn. Nơi vĩ độ thấp (ôn đới) ngày dài, tía tô ra hoa sớm.
Đất và nước
Trồng tía tô không yêu cầu nghiêm ngặt về đất. Tuy vậy đất cứng kết không có lợi cho cây sinh trưởng. Chịu được hạn, nhưng nếu bạn kéo dài, lá nhiều xơ, chất lượng kém, sản lượng thấp. Tía tô kỵ úng ngập, cho nên đất trồng tía tô phải là nơi đất thoát nước tốt. Do chủ yếu sử dụng lá non tía tô nên muốn nâng cao sản lượng phải bón phân đạm thích đáng.
Kỹ thuật sản xuất
Sản xuất
Đất trồng tía tô cần phù hợp với không khí và môi trường, nước tưới thuận tiện, tốt nhất là tưới nước sông, không bị ô nhiễm, bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với tiêu chuẩn Nhà nước quy định.
Sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật. Thông thường giao giống vào đầu xuân, nuôi mầm trong đất bảo vệ. Hoặc gieo giống vào trước khi kết thúc sương giá, thời kỳ cây lớn vào mùa xuân đến mùa thu, cho đến trước mùa sương giá. Những nơi khí hậu ấm áp có thể gieo giống và thu hoạch quanh năm
Chọn giống
Có mấy loại tía tô:
– Tía tô còn gọi là hương tôi, cây cao to, lá to, màu tía, sản lượng cao, hương nồng, chất lượng tốt.
– Tía tô dại: Lá nhọn tía, cành thẳng nhỏ, lá màu tía hoặc lục tía, lá nhỏ, nở hoa sớm, sản lượng thấp.
– Tía tô màu lục: Lá màu lục, lá to, hương vị thuần, sản lượng cao, phẩm chất tốt.
– Tía tô lá nhăn: Còn gọi là tía tô mào gà, loại tía tô này còn là loại cây trang trí.
Gieo giống và nuôi mầm
* Gieo đất lộ thiên: Làm luống rộng 80cm-90cm, gieo thành hai hàng, với độ sâu 2cm, cứ 1,5g hạt/mo. Sau khi gieo 7-15 ngày thì ra mầm, khi cây được 4 lá thì bắt đầu tỉa cây lần 1. Duy trì cây cách nhau 8cm-10cm, khi được 6-8 lá tỉa cây lần 2, duy trì cây cách nhau 15cm-30cm. Những cây tỉa ra sử dụng được.
*Nuôi mầm: Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nhiệt độ 25°C-30°C, khi nửa số hạt đã nứt mầm thì gieo giống vào ván hoặc khay, phủ đất dày 0.5cm, trước khi gieo phải tưới nước đầy đủ, duy trì 20°C. Qua 5-7 ngày mầm mọc 2 lá thì phần mềm vào các bầu 6cm x 6cm. Khi cây được 6-8 lá thì đem trồng lên luống lộ thiên. Thời gian cây mầm duy trì 25°C-35°C ngày. Đối với vùng đất khí hậu lạnh, trước khi trồng nên rèn luyện cây làm quen với khí hậu 5-7 ngày. Thời kỳ nuôi mầm nên khống chế tốt nhiệt độ phòng cây mọc yêu, nên tăng cường ánh sáng.
Làm đất vun luống trồng cây
Trước khi trồng làm đất bón lót, vun luống hoặc xẻ hàng luống rộng 80cm-90cm trồng 2 hàng. Hàng cách nhau 35cm-45cm, cây cách nhau 30cm-35cm. Nếu xẻ hàng thì rộng 50cm-60cm, cây cách nhau 25cm-30cm.
Trồng cây không nên quá dày, nếu không cây sẽ không đủ ánh sáng và thông thoáng, cây sẽ phân nhánh ít, sẽ giảm sản lượng. Nếu trồng cây vào đầu xuân, nên trồng vào buổi sáng trời quang, thời tiết nóng nên trồng vào buổi chiều tối.
Bón phân tưới nước
Khi làm đất nên bón lót phân hữu cơ hoai mục 3-4kg/mẻ và bón qua acid lân, canxi 40-50 g/m2. Đối với đất bạc màu ngoài bón lót còn tăng cường bón phân bánh 50-60 g/mẻ. Khi cây mọc tốt bón phân loãng 1-2 lần. Khi trồng cây phải tưới đủ nước, vào tiết hạn nóng cần một ngày tưới 2 lần. Khi trời mưa chú ý thoát nước, phòng trừ úng cây thối rễ, rụng lá. Khi cây ra hoa cũng cần chú ý giữ đất ẩm.
Điều chỉnh cây
Về điều chỉnh cây tía tô, chủ yếu là hái lá và ngắt ngọn. Với mục đích thu hoạch hạt giống không trồng quá dày, hạn chế mất ánh sáng, có thể ngắt bớt nhánh để cây được thông thoáng. Đối với mục đích thu hái lá non, thì khi cây phát triển, kịp thời ngắt ngọn, ức chế cây lên ngồng ra hoa.
Xới đất làm cỏ
Sau khi trồng cây ổn định, nên kịp thời xới xốp đất để cho đất được ẩm và tăng cường khả năng hút màu của rễ. Sau khi đắp đất cho rãnh cần tiến hành làm cỏ 2 lần, mùa hạ nhiều mưa, nhất định phòng trị CỎ, nếu không cỏ dại sẽ lớn nhanh lấn át tía tô.
Phòng trị sâu bệnh
Bệnh của cây tía tô chủ yếu có bệnh khô cây, bệnh gãy đổ, đốn khô lá, bệnh gỉ. Sâu hại chủ yếu có: bọ chét, nhện đỏ, bọ bạch phấn, thiêu thân, sâu đục thân.
Bệnh khô cây và gẫy đổ
Lúc nuôi mầm nên dùng loại thuốc 65% dithanez-78 hoặc 50% carbendazim trộn với đất nuôi mầm hoặc cứ 8-10 g/m2. Cũng có thể dùng 75% chlorothalonil hòa tan 1.000 lần phun sương diệt khuẩn
Bệnh đốm khô:
Chủ yếu hại lá khi nhiệt độ cao và ẩm, điều kiện ánh sáng kém, cây dễ phát bệnh. Khi vừa phát bệnh dùng 80%
dithanez-78 hòa tan 8.000 lần nước phun sương. Cách 7-10 ngày phun 1 lần, phun liên tục 3, 4 lần. Trước thu hoạch 15 ngày ngừng phun.
Bệnh gi (hay còn gọi là bệnh đốm lá)
Dùng 50% Tosin 1.500 lần nước cách 7 ngày phun 1 lần, phun liên tục 2 lần.
Sâu hại:
Bọ chét, nhện đỏ, bọ bạch phấn
* Bọ chét: Chủ yếu hại lá và ngọn cành. Dùng loại thuốc sâu 40% sumieshading hòa tan 2.000-2.500 lần nước phun sương, cách 7 ngày phun 1 lần, phun liên tục ba lần. Trước khi thu hoạch 15 ngày ngừng phun thuốc.
* Sâu thiêu thân: Sâu thiêu thân chủ yếu hại lá có thể dùng tay bắt, giết ấu trùng. | Nếu dùng thuốc, dùng 50% phoxim hòa tan 1.500-2.000 lần nước, 20% fenvaleraze hòa tan 2.000 lần nước, 20%
mieyounic hòa tan 500-1.000 lần nước phun sương vào lá cách 7 ngày phun một lần, phun liên tục 3,4 lần.
* Sâu đục thân: Khi mới phát bệnh dùng loại thuốc 20% meshadingruyou hòa tan 2.000 lần nước phun sương 7 ngày phun 1 lần, phun liên tục 3,4 lần.
Thu hoạch rau tía tô
Với mục đích thu hoạch lá, thì khi cây bắt đầu ra được 10 lá cho đến khi ra hoa, ta có thể tiến hành thu hoạch liên tục.
Nếu dùng tía tô phơi khô làm gia vị thì đến khi cây ra hoa hãy thu hoạch.
Nếu với mục đích thu hoạch hạt giống, thì trước khi xuất hiện nụ hoa, nên thu hoạch 1 bộ phận lá phía dưới. Bao giờ lá cây ngả vàng thì thu hoạch hạt giống. Sau khi thu hoạch phơi quả tách hạt cất vào lọ.
Giá trị sử dụng rau tía tô
Giá trị dinh dưỡng
– 1.000 lá non tía tô hàm chứa:
Các chất: Đạm: 3,8g; Béo: 1,3g; Đường: 64g; Xơ: 1,5g; Caroten: 9,09 mg; Nicolitric acid: 1,3mg; SOD hoạt tính 201 đơn vị quốc tế/gam; Vitamin B1 0,02 mg; B2: 0,35mg; Vitamin C: 47mg;
– Hàm lượng nguyên tố chất khoáng trong 100g khô: | Canxi: 2150mg; Manhe: 276mg; Măng gan: 4,05mg; Sắt: 39mg; Kẽm: 5mg; Đồng: 2mg Kali: 386mg; Natri: 18mg Phốt pho: 197mg: Coban:1,6 mg: Crom: 0,1mg Niken:1,17mg Nhôm: 12,5mg
– Trong hạt giống chứa dầu cao tới 45-55%, dầu rất tốt, mùi thơm. Chất béo không no trong dầu đạt tới 90% linolenic acid anpha (a) đạt tới 50-705. Linolenic acid đạt 12,6%. Trong dầu tía tô tổng lượng vitamin E là 500,9mg/kg.
Tác dụng đối với sức khỏe
Tía tô có tác dụng diệt khuẩn giải độc, kiện vị tán hàn, lí khí hóa đờm, an thai nhuận trường. Tía tô còn góp phần chữa cảm cúm, phát sốt, họ tức ngực, chữa đau bụng đi ngoài do ăn cua trúng độc. Dầu không no trong hạt tía tô có tác dụng hạ huyết áp, hạ mỡ máu, hạ cholesterol. Dầu tía tô chống tắc mạch máu, hạ mỡ máu, nâng cao trí nhớ, chống già, phòng ung thư, kháng viêm da dị ứng. Rất có lợi cho sức khỏe, là loại dầu cao cấp.
Thành phần tinh dầu thơm
Trong cành và lá tía tô chứa 0,1%=0,7% tinh dầu thơm bao gồm rất nhiều thành phần như andehid tía tô, cồn tía tô, linalool, B caryophyllene, ketone tía tô, ketone bạch tô, vv…
Cách ăn tía tô
Tía tô là một loại gia vị dùng để xào ốc, xào thịt vịt, nấu với cà, chuối xanh vv… Có thể ăn sống hoặc ăn trộn…