Cải cúc là loại rau trồng hàng năm, bộ phận sử dụng chủ yếu là lá và cành. Cải cúc có các thành phần dinh dưỡng thông thường của rau, nhiều nhất là carotene, vượt hơn hẳn các loại rau thông thường khác.
Cải cúc vốn có nguồn gốc ở vùng ven Địa Trung Hải, sau đó được trồng ở các nước châu Âu và châu Á.
Đặc điểm của cây cải cúc
Cải cúc là loại rau rễ nông, rễ rất nhanh phát triển, chủ yếu ở tầng đất nông. Thời kỳ phát triển cây mọc thẳng hoặc hơi nghiêng, cây cao 20cm-30cm, cành ngắn màu lục, lá ôm vào thân, toàn bộ viền lá lượn sóng, có loại lá xẻ lông chim.
Khi cây ra hoa, cây cao từ 50cm-80cm. Cành hoa mọc thẳng, hoa màu vàng, hạt cải cúc 1.000 hạt nặng 1,8g-2g. Hạt giống để được 2,3 năm.
Điều kiện môi trường
Nhiệt độ:
Cải cúc ưa khí hậu lạnh mát, không chịu được nóng, nhiệt độ thích hợp cho cây sống là 15°C-20°C, dưới 12°C phát triển chậm, vượt quá 28°C sẽ khó sống.
Ánh sáng:
Cải cúc thích ánh sáng, nhưng cũng rất chịu được trời râm. Nó là loại cây rau thuộc ngày chiếu sáng ngắn. Trong điều kiện ngày ngắn nhưng nóng, cây dễ lên ngồng nở hoa. Do đó sản xuất rau cải cúc tốt nhất nên vào vụ đông xuân.
Đất và nước
Đất trồng cải cúc không yêu cầu quá khắt khe. Tuy vậy nó ưa phân hữu cơ, nếu đất xốp và màu mỡ cây sẽ rất phát triển. Đất phù hợp với cải cúc có độ pH5,5-6,8.
Kỹ thuật sản xuất an toàn
Sản xuất
Đất trồng cải cúc phải phù hợp với yêu cầu quy định về trồng rau an toàn. Nước tưới thuận tiện, tốt nhất là nước sông thiên nhiên, không ô nhiễm. Bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý theo quy định, thuốc bảo vệ thực vật theo tiêu chuẩn qui định.
Vùng khí hậu ấm nóng gieo cải cúc tốt nhất vào cuối tháng 9, sau 30 đến 50 ngày là có thể thu hoạch. Nếu gieo vào mùa xuân thì vào tháng 2 cho đến tháng 4. Cải cúc phù hợp trồng trong chậu để ở ban công.
Chọn giống:
Có 2 loại giống cải cúc
– Loại cải cúc lá nhỏ.
– Loại cải cúc lá to.
Hai loại này có nhu cầu khí hậu đất đai như nhau.
Gieo giống và nuôi mầm
* Gieo thẳng: Trong sản xuất thường là gieo thẳng, gieo thành hàng hoặc gieo xạ. Trước khi gieo làm đất vun luống, tưới ẩm đầy đủ. Sau khi gieo nên có lưới che, khi cây lên mầm bỏ lưới che. Nuôi mầm gieo khoảng 1,5kg-2kg hạt.
* Nuôi mầm: Sau khi gieo hạt, khoảng 1 tuần thì ra mầm, lúc này bỏ lưới che, nên chú ý giữ cho nhiệt độ trong ngày là 20°C-28°C. Ban đầu nhiệt độ thấp nhất là 11°C-13°C. Chú ý có ánh sáng đầy đủ. Thời kỳ nuôi mầm chú ý phòng ngừa bệnh dập đổ và bệnh khô cây. Khi mầm được 4-6 lá thì trồng.
Xới đất nun luống trồng cây
Trước khi trồng, cần xới đất vun luống, luống cao 10cm-15cm, luống rộng 120cm cây và hàng cách nhau 8-10cm x 10cm. Nếu xẻ rãnh để trồng thì rãnh rộng 60cm-70cm, trồng 2 hàng, cây cách nhau 15cm-20cm.
Bón phân tưới nước
Khi trồng cây tưới nước đầy đủ, sau này vẫn luôn luôn duy trì độ ẩm của đất. Đất đủ nước cây sẽ mọc tốt… sản lượng cao, chất lượng tốt.
Nếu khô hạn lá nhỏ nhiều xơ, ảnh hưởng tới chất lượng và năng suất. Do đó mùa hạ nóng bức càng phải tưới nước đầy đủ và có mái che. Trước khi trồng cây và lúc làm luống, cần bón lót, mỗi 1.000m bón 3.000kg-4.000kg phân hữu cơ hoai mục và bón 30kg ammonium bphosphate.
Trong khi cây lớn bón 1-2 lần phân đạm, mỗi mẫu mỗi lần bón thêm 8kg-10kg nước giải, hoặc sau khi trồng cứ cách7 ngày thì tưới phân loãng 1 lần. Khi tưới tránh tưới lên lá. Nếu phân hữu cơ đầy đủ không cần bón thêm phần hóa học; cần thường xuyên làm Cỏ cho rau.
Phòng trừ sâu bệnh
Mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp càng dễ sinh bệnh chết khô hoặc dập ngã.
Để trừ các bệnh này dùng loại thuốc 75% chlorothalonil pha nước 800 lần phun sương.
Thu hái rau cải cúc
Thu hoạch cải cúc trước khi lên ngồng.
Cải cúc gieo giống vào mùa xuân, 30 ngày sau thu hoạch thường chỉ 1 lần, sản lượng tương đối thấp. Mỗi mẫu được 1.000kg.
Cải cúc gieo vào vụ thu đông, thời gian thu hoạch dài hơn, sản lượng cao, mỗi mẫu khoảng 1.500kg đến 2.000kg.
Vùng khí hậu ấm áp. Thời gian gieo hạt cải cúc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Thời gian thu hoạch là từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Giá trị dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng
100g cải cúc chứa:
Đạm: 0,8g: Béo: 0,2g Đường: 1,1g; Xơ: 0,6gCaroten:1,36mg Vitamin C: 28mg; Kali: 660mg; Canxi: 125mg; Manhe: 19,6mg; Phốt pho: 18 mg Sắt: 0,8 mg; Natri: 172mg Kẽm: 0,2mg Đồng: 0,2mg; SOD hoạt tính 415 đơn vị quốc tế/g.
Tác dụng đối với sức khỏe
Rễ, cành, lá hoa cải cúc đều có thể làm dược liệu. Cải cúc có tác dụng sạch máu, dưỡng tim, hạ huyết áp, nhuận phổi, sạch đờm. Có thể điều tiết trao đổi nước trong cơ thể, lợi tiểu, trừ phù thũng.
Trong cải cúc có loại tinh dầu cùng với kiềm mặt có tác dụng hạ huyết áp bổ não.
Thành phần tinh dầu
Trong cộng và lá của cải cúc có các thành phần tinh dầu như: a pinene, ß pinene, dimethyl, phenylethenol, phenyl acetaldehyde, benzaldehyde v.v…
Cách ăn rau cải cúc
Cải cúc có mùi vị đặc biệt, mầm non hoặc cọng lá non đều có thể xào, làm canh, ăn sống v….