Phong thủy , còn có tên gọi khác là tướng địa, hay Kham Du là 2 thuật quan sát địa hình, môi trường và sự thay đổi vận khí của nhà cửa, mồ mả để phân đoán cát hung, từ đó chỉ ra cách bố trí cho hợp lý mang lại sức khỏe, may mắn cho mọi người.
Phái hình thế
Phái hình thế nghiên cứu hình thế sông núi trong tự nhiên, nhấn mạnh đến long, huyệt , sa , thủy , sơn . Long là chỉ mạch núi trải dài từ đằng xa tới; Sa là chỉ gò đồi trong phạm vi xung quanh 360° của huyệt; Sơn là chỉ ngọn núi cách xa huyệt.
Phái hình thế xuất hiện từ đời Đường, phát triển mạnh mẽ, và suy giảm vào đời Thanh.
Sách kinh điển của phái hình thế có “Táng kinh” của Quách Phác, “Hàm Long Kinh” và “Nghi Long Kinh” của Dương Quân Tùng, “Tầm Long ký” của Tăng Văn Thuyên, “Vọng Long kinh” của Ngô Cảnh Loan, “Ngọc Tủy chân kinh” của Trương Tử Vi, “Địa lý Thiên cơ hội nguyên” của Từ Thí Khả, “Địa lý đại thành” của Diệp Cửu Thắng,…
Phái hình thế tuy chia thành ba môn phái nhỏ là loạn đầu, hình tượng, và hình pháp, nhưng ba môn phái này đều liên quan đến nhau, không thể tách rời hoàn toàn.
Phái loan đầu
Nhắc đến phái loan đầu là phải nhắc đến sự tổ của phái phong thủy dùng hình thế luận cát hung là Quản Lộ và Quách Phác. Phái loạn đầu chú trọng đến hình thế địa lý, dựa vào long, huyệt, sa, thủy, và hướng để luận cát hung.
Phái hình tượng
Là môn phái nghiên cứu rất sâu trong phong thủy, do coi một cách rất sinh động hình thế của núi như động vật hay sự vật khác. Ví dụ có hình thế của núi giống sư tử, hay các tên đẹp hơn như mỹ nữ chiếu kính (người đẹp soi gương), thất tinh bán nguyệt.
Phái hình pháp
Phát triển trên cơ sở của phái hình tượng, chủ yếu luận về sự kết hợp giữa hình tượng và huyệt trường. Chẳng hạn có con đường đối xung với huyệt trường, phát hành pháp sẽ gọi là nhất tiễn xuyên tâm.
Nói tóm lại, phái loan đầu không thể tách rời thể núi (hình thể), xem thể núi cũng sẽ phải biết đến hình tượng và hình pháp. Do kiến thức khó, ít người dịch ra giới thiệu, nên cần thông thạo Hán cổ, vì thế các nhà phong thủy của ta thạo phương pháp của phái này không nhiều.
Phái lý khí
Do phái lý khí đưa rất nhiều quan điểm lý luận khác như âm dương ngũ hành, bất quái, hà đô, lạc thư, tinh tượng, thần sát, nạp âm, kỳ môn, lục nhâm,… vào hệ thống nguyên lý của mình, nên đã tạo thành một học thuyết phong thủy rất phức tạp, cư phức tạp đó, mà pháp lý khí cũng chia ra rất nhiều môn phái nhỏ, nên nếu nghiên cứu chuyên sâu cũng phải chọn cẩn thận, nếu không sẽ học không đến nơi đến chốn.
Nền tảng cơ bản nhất vẫn là bát quái và ngũ hành, bắt nguồn từ đời Tần, Hán, phát triển mạnh vào đời Tống.
Do sự thần bí vốn có, trước đây thậm chí ngay con cái trong nhà cũng ít truyền dạy, nên sách thực sự còn truyền lại đến nay không nhiều. Sách nổi tiếng có”Thiên tâm chính vận” của Hoa Trạm An, “Tam nguyện địa lý biện hoặc” của Mã Thái Thanh, “Thấm thị huyền không học” và “Địa lý biện chính quyết yếu” của Thẩm Trúc Nhưng, “Huyền không địa lý có nghĩa tứ chủng thông thích” của Thẩm Tổ Miên, “Địa lý biện chính tân giải” của Đàm Dưỡng Ngô, “Vương phái phong thủy học” của Vương Tùng Hàn.
Vài chục thập kỷ trước đây, phong thuỷ nhà cửa (dương trạch) chịu ảnh hưởng của phái bát trạch, còn phong thuỷ mồ mả (âm trạch) chịu ảnh hưởng của phái tam nguyên tam hợp. Nhưng khoảng năm mười năm trở lại đây đã có thay đổi rất rõ rệt, phương pháp của phái huyền không có hiệu quả nhanh nên rất nhiều người thích vận dụng, đó cũng là lý do mà huyền không trở nên thịnh hành. Nhưng cần phân biệt huyền không có hai phái là huyền không phi tinh và huyền không đại quái.
Phái bát trạch
Có hai điểm chính: Một là lấy tọa sơn phối với du tinh để luận cát hung. Du tinh bao gồm 4 sao tốt Phục vị , Thiên y (), Sinh khi, Diên niên và 4 sao xấu Ngũ quỷ, Tuyệt mệnh, Họa hại, Lục sát. Tám sao này dựa theo bát quái để sắp xếp, phối với phương vị tiên thiện bát quái, phối tốt được tốt, phối hung bị hung.
Hai là dựa theo tọa sơn bát trạch, chia làm đông tứ trạch và tây tứ trạch, sau đó kết hợp với mệnh của người để luận cát hung, tức người tây tứ mệnh ở tây tứ trạch, đông tứ mệnh ở động tứ trạch. Phái bát trạch thông thường tính mệnh quái theo năm, nên người sinh cùng năm, mà cùng giới tính thì mệnh quái sẽ giống nhau, bố trí phong thủy cũng sẽ giống nhau. Mà trong một năm có biết bao người sinh, dựa theo quan điểm của phái bát trạch, họ sẽ có cùng điểm giống nhau.
Vì thế mà lý luận của phái bát trạch đơn giản, nhất là quan điểm thứ haiđơn điệu, độ chính xác chưa cao. Nhưng nếu biết kết hợp với các môn phái khác, cũng như phân chia cụ thể thành 24 sơn, sẽ cho biết kết quả cụ thể và chính xác hơn. Dẫu sao người mới học phong thủy nên tìm hiểu về Bát trạch trước khi nghiên cứu các môn phái khác.
Phái mệnh lý
Phối ngũ hành hỷ ky của mệnh chủ với ngũ hành của 24 sơn và bố cục phong thủy của huyền không phi tinh, kết hợp với màu sắc,… rất có ý nghĩa tham khảo trong trang trí nhà cửa hay điều chỉnh cho hợp phong thủy.
Phái tam hợp
Chủ yếu bàn về sơn và thuỷ. Phối 24 sơn với trạch toạ để luận sinh khắc, là sinh khắc giữa ngũ hành của trạch toạ trên la bàn với ngũ hành của kiến trúc. Còn phối thuỷ là dùng 12 vòng trường sinh để luận cát hung. 12 vòng trường sinh bao gồm Trường sinh, Mộc dục, Quan đái, Lâm quan, Đế vượng , Soái, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng. Thường dùng phối với hướng nước chảy để luận cát hung, nhưng chủ yếu dùng trong âm trạch. Nhưng 12 vòng Trường sinh phối với thuỷ có phân biệt rõ âm dương trạch, nên người học phải để ý nếu không sẽ nhầm lần.
Phái phiên quái
Lấy bát quái chuyển thành cửu tinh, sau đó phối hợp với sơn thuỷ để luận cát hung. Có nhiều cách phiên quái, dựa vào nạp âm khởi tại cửu tinh là Tham lang, Cự môn, Lộc tồn, Văn khúc, Liêm trinh, Vũ khúc, Phá quân, Tả bồ, Hữu bật đế luận cát hung.
Phái tam nguyên, hay phái huyền không
Chia làm hai phái nhỏ hơn là huyền không phi tinh và huyền không đại quái, đều bàn về cát hung của nguyên vận, phái phi tinh sử dụng tử bạch, phái đại quái (còn có tên nữa là dịch quái) sử dụng 64 quẻ Kinh dịch. Muốn dùng kết hợp cả hai môn phái nhỏ này phải tùy vào khả năng của nhà phong thủy.
Phái huyền không phi tinh
Phối hướng sơn với nguyên vận, từ đó xem bố cục nhà để luận hưng thoái cát hung. Huyền không cứu tinh là chỉ Nhất bạch tại Khảm là Tham lang, Nhị hắc tại Khôn là Cự môn, Tam bích tại Chấn là Lộc tồn, Tứ lục tại Tốn là Văn khúc, Ngũ hoàng trung cung là Liêm trinh, Lục bạch tại Càn là Vũ khúc, Thất xích tại Đoài là Phá quân, Bát bạch tại Cấn là Tả bồ, Cửu tử tại Ly là Hữu bật.
Thực chất của huyền không là chú trọng vào vượng hay suy của nguyên vận, phối 1-9 số sinh khắc chế hoá với hỷ kỵ của mệnh cục, nắm vững nguyên lý này là có thể điều chỉnh nội thất cho hợp phong thuỷ.
Phái phi tinh chia nguyên vận thành tam nguyên cứu vận, mỗi vận 20 năm, cứ 3 vận 60 năm là một nguyên. Thượng nguyên có vận 1-2-3, trung nguyên có vận 4-5-6, hạ nguyên có vận 7-8-9. Như vậy tam nguyên cửu vận là 180 năm.
Tam nguyên không ngừng tuần hoàn, có nghĩa là hết tam nguyên cứu vận này, thì lại bắt đầu một tam nguyên cứu vận khác. Cát hung của mỗi phương vị sau 20 năm sẽ thay đổi, có thể tốt hơn, hay xấu đi. Quan trọng nhất của phi tinh là xem âm dương trạch có vân không, có vận sẽ tìm cách thúc đẩy tài lộc, cố gắng nắm bắt lấy. Ngoài ra phái phi tinh cũng chú trọng đến sự phối hợp giữa mệnh chủ và trạch.
Phái huyền không đại quái
Chủ yếu sử dụng 64 quẻ Kinh dịch để luận cát hung, với cách chia nguyên vận như sau: Đại vận có thượng nguyên hạ nguyên, thượng nguyên 90 năm, hạ nguyên cũng 90 năm; Thượng nguyên có vận 1-2-3-4, hạ nguyên có vận 6-7-8-9.
Nguyên vận của phái huyền không đại quái khác với nguyên vận của phái phi tinh, mỗi vận của phái phi tinh 20 năm, thì ở phái huyền không đại quái vận 1 có 18 năm, vận 2-3-4mỗi vận 24 năm, vận 6-7-8 mỗi vận 21 năm, vận 9 có 27 năm.
Huyền không đại quái chia 64 quẻ Kinh dịch thành quẻ thượng nguyên và quẻ hạ nguyên,trong thượng nguyên vận quẻ thượng nguyên là quẻ vượng, quả hạ nguyên là quẻ suy; ngược lại trong hạ nguyên vận quẻ hạ nguyên là quẻ vượng, quẻ thượng nguyên là quẻ suy.
Phái bát quái
Phái bát quái chú trọng đến sự phối hợp giữa mệnh và trạch, người đồng tứ mệnh nên đông tứ trạch, người tây tứ mệnh nên ở tây tứ trạch. Ngoài ra còn có dụ tinh như của phái bát trạch, nhưng điểm khác biệt là tất cả cửa, bếp,… đều nên để ở sao tốt, kỵ để ở sao xấu, và không bị ảnh hưởng bởi thời gian, khi đã bố trí xong là có thể sinh sống lâu dài.
Do tốc độ phát triển của xã hội rất nhanh, mà hiệu quả của bố trí theo bát quái lại rất chậm, nên ít người sử dụng.
Phái kỳ môn
Kỳ môn độn giáp kết hợp các yếu tố thiên, địa, nhân, thần để suy đoán ảnh hưởng tương hỗ của chủ thể và khách thể, dựa trên quy luật thay đổi của thời gian và phương vị cụ thể. Phương pháp này ổn định, cụ thể và độ chính xác cao.
Dùng kỳ môn độn giáp luận phong thuỷ, đầu tiên phải quan sát môi trường xung quanh, chú ý đến các yếu tố hung sa như xạ, tháp, xung.
Phái dương trạch tam yếu
Phái dương trạch tam yếu chú trọng đến ba yếu tố là Cửa, phòng và bếp. Cửa ở đây là cửa lớn, nơi người nhà phải ra vào, phòng ở đây là phòng ngủ của chủ hộ, còn bếp là chỉ nơi nấu nướng cho cả nhà. Do kết cấu nhà hiện nay khác xa với nhà cổ đại, nên nhiều người trong phái này có xu hướng dùng phòng khách thay cho cửa để phù hợp với nhu cầu của thời đại.
Tóm lại, các trường phái phong thuỷ, nói một cách nghiêm túc thì chỉ có hai trường phải là phái hình thế mà phái lý khí. Lý luận của hai trường phái này bổ sung hỗ trợ cho nhau. Người học khôn ngoan là phải biết hấp thụ tinh hoa của cả hai trường phái. Đừa. tinh thông lý khí, vừa nắm lấy tinh hoa của hình thế. Nhưng môn phái nhiều, kiến thức rộng, người học cần biết gạn đục khơi trong, “cầu tinh bất cầu đa” để tránh đi nhầm hướng, hoặc áp dụng nhầm lẫn.
Nên học phong thủy theo trường phái nào?
Một sai lầm của người học phong thủy là chế trường phái này dở, trường phải là kém, và điều đó cũng có nghĩa là người đó chưa hiểu gì về phong thủy.
Cùng là món ăn, nhưng mỗi người có cách chế biến khác nhau, cách ăn cũng khác. Về mục đích: người ăn chín thì bảo như vậy mới vệ sinh, người ăn tái thì bảo như vậy mới không mất chất. Về công cụ sử dụng: người ăn đũa thì bảo gắp thức ăn bằng đũa mới lịch sự, người ăn bằng thìa dĩa thì bảo đó mới là phong cách hiện đại. Nhưng tranh cãi như vậy là thừa, mục đích của nấu nướng là đảm bảo món ăn ngon miệng, đủ dinh dưỡng,… còn mục đích của ăn là đảm bảo sự sống. Mục đích là như nhau, nhưng phương thức thì khác nhau, tùy theo thói quen, sở thích, phong tục tập quán,… mà khác.
Cũng như để leo lên ngọn núi, đích của chúng ta là vượt lên đỉnh núi cao, còn phương thức thì tùy mỗi người, có người đi bộ theo lối mòn, có người leo theo những vách đá dựng đứng, có người đi bằng trực thăng,… Không thể phê phán phương thức leo núi của mỗi người.
Tương tự như vậy, mục đích của phong thủy, như đã nói ở trên, là mang lại cho cuộc sống những điều tốt đẹp nhất. Còn việc sử dụng ra sao, sử dụng công cụ gì, theo trường phái nào, là tùy theo từng nhà phong thủy. Do đó, việc bố trí phong thủy tốt là do nhà phong thủy có biết ứng dụng vận dụng các công cụ cần thiết hợp lý hay không. Và do vậy, để trở thành nhà phong thủy tài giỏi, điều quan trọng là phải tham khảo các trường phái, gạn đục khơi trong, vận dụng khéo léo,… tìm ra phương thức phù hợp và hiệu quả nhất.