Cách sử dụng và ứng dụng của la bàn trong phong thủy học

Người xem đặt la bàn tại vị trí tâm nhà, mặt quay ra đường. Để kim la bàn đứng im, quay phần chữ và số trên la kinh sao cho mũi tên chỉ hướng Bắc chỉ đúng vào vị trí 0°, vị trí vạch đỏ hướng Nam đúng 180° trong trường hợp là kinh không gắn liền với kim chỉ Bắc Nam. Quay phần vạch kẻ hoặc vạch chỉ theo hướng dự kiến mở cổng, cửa, bàn thờ… để tìm vị trí và hướng tốt.

Cách sử dụng

Người xem đặt la bàn tại vị trí tâm nhà, mặt quay ra đường. Để kim la bàn đứng im, quay phần chữ và số trên la kinh sao cho mũi tên chỉ hướng Bắc chỉ đúng vào vị trí 0°, vị trí vạch đỏ hướng Nam đúng 180° trong trường hợp là kinh không gắn liền với kim chỉ Bắc Nam. Quay phần vạch kẻ hoặc vạch chỉ theo hướng dự kiến mở cổng, cửa, bàn thờ… để tìm vị trí và hướng tốt.

Xác định trung tuyến

Định trung tuyến tức là xác định đường trung tuyến của hướng tọa và hướng công của kiến trúc, xác định trung tâm của kiến trúc để đặt la bàn, hoặc đường trung tuyến của hướng cổng để đặt la bàn. 5 Dùng 2 sợi dây kéo vuông góc với nhau, giao điểm của 2 sợi dây là 1 trung tâm của mặt bằng kiến trúc, tạo thành hình chữ thập sao cho 5 nó trùng với đường Thiên tâm thập đạo trên la bàn, hoặc giao điểm của 2 sợi dây hình chữ thập phải trùng với trung tâm của thiên trì, hướng của 2 sợi dây hình chữ thập phải song song với tường của kiến trúc. Như vậy, khi chuyển động nội bàn, thông qua Thập tựa tuyến hoặc Thiên tâm thập đạo có thể biết được tọa hướng của kiến . trúc. Một phương pháp tương đối đơn giải là đặt ngoại bàn dựa vào tường của kiến trúc hoặc trên gia cụ để trắc định. Tuy nhiên với phương pháp này thì mức độ chính xác không được tuyệt đối.

Nền đất tốt của một căn nhà cũng cần phải có hình thể rồng phượng, long, huyệt, sa, sơn. Nhưng điểm quan trọng nhất của một căn nhà theo phong thủy là độ thoáng rộng thích hợp, thế của Sơn mạch phải hùng vĩ, khoáng đạt, mặt đất nơi xây dựng nhà ở phải bằng phẳng, rộng rãi, trước mặt phải có án sơn có độ cao vừa phải, hai bên trái phải phải có tay Long Hổ hộ vệ, khiến cho người ở có 5 cảm giác như có dương khí hội tụ. Nhà ở cần tránh gây cảm giác 5 khó chịu như nhỏ hẹp, ẩm thấp, cần có không khí trong lành.

Ở thành phố, phòng ốc trước sau, phải trái phải quy hoạch tươm tất, độ cao thấp và hình dáng không được chênh lệch quá lớn. Ở đây người qua lại đông đúc, nhân khí thịnh vượng. Ở nông thôn phải quân cư thành thôn xóm, nhà này nối tiếp nhà kia, không nên ở cô lẻ, riêng biệt hay ở nơi có cây cối chết khô. Tại chốn sơn cốc có sông núi bao quanh thì phải chọn nơi nhận được ánh nắng. Không nên ở nơi núi non dựng đứng, có nước chảy gấp, âm thanh ồn ào, 5 trước sau hiểm trở, đi lại khó khăn. Trong núi phải chọn được nơi a long huyệt, chốn bình nguyên phải tìm được nơi có nước bao quanh. Long thủy tương trợ, phương vị hoàn mỹ. Nếu sống ở vùng núi mà không chọn được long huyệt, chốn bình nguyên không tìm được mạch nước thì sự nghiệp không thành, tiền tài không vượng, có chăng thì những thành quả đó cũng không được lâu dài, bền vững.

Nếu biết hòa hợp những nguyên tắc kể trên thì dù ở đâu cuộc sống cũng được bình an, no đủ. Căn cứ vào ghi chép của những nền văn hiến cổ đại của Trung Quốc thì vào thời Chu, người dân nước này đã rất thành thạo trong lựa chọn, quy hoạch, thiết kế, tu bổ công trình kiến trúc. Việc chọn lựa cảnh vật xung quanh cần đảm bảo tiêu chí hứng được ánh sáng tốt lành của bình minh, đón nhận được hướng gió Nam của tiết trời ngày hạ, ngăn chặn được gió Bắc những ngày đông, có nguồn nước 1 sạch sẽ, duy trì sự trong lành của nguồn nước, điều tiết được khí hậu, có giao thông thuận tiện. a Nhà ở phải chọn nơi cao ráo, tối kỵ nơi ẩm thấp, hình thế xung a quanh phải vuông tròn đầy đặn, tối kỵ thiếu hụt, khuyết hãm.

Nếu nền đất có chút khiếm khuyết, không hoàn chỉnh thì phải lập tức san sửa cho bằng phẳng, không nên vội vàng xây dựng phòng ốc. 2 Mặt tiền căn nhà phải bằng phẳng, không có chướng ngại, cao thấp 5 đồng đều. Tôi kỵ một bên quá cao một bên lại quá thấp, lại càng kỵ 5 nhà một bên có chái một bên không. Nhà xây phải có kích thước hợp 5 lý, tránh dựng nhà theo hình chữ “nhất” (-) hoặc nhà hẹp lại quá 7 sâu. Xây nhà phải trước sau rộng hẹp tương đồng, tránh việc trước rộng sau hẹp. Nếu trước hẹp sau rộng không kỵ lắm, trước sau rộng ý mà giữa hẹp hay trước sau hẹp mà giữa lại rộng là điều tối kỵ.

Xác định chính xác tọa hướng của nhà ở

Khi cần xác định tọa hướng của nhà ở cần đứng ở trước cửa nhà 5 3 bước chân, đối diện với cửa chính để xác định. Lúc đó cần chú ý là: Đặt la bàn ở trước ngực, khiến cho đường biên của la bàn song song với cửa nhà, như vậy mới có thể xác định chính xác sơn hướng của nhà ở.

Kiến trúc nhà ở cổ đại thường đơn giản, với cách đơn giản cũng có thể tìm được sơn hướng. Kiến trúc của nhà ở hiện đại thì vô cùng phức tạp, có nhiều hình dạng khác nhau, một nhà có thể mở mấy cửa… Điều này ngoài việc gây ra khó khăn cho việc xác định tọa hướng còn gây ra sự ảnh hưởng tới độ sai lệch của kim la bàn. Vì vậy khi xác định tọa hướng của nhà ở hiện đại nên đứng cách : cửa ra vào khoảng 7 bước chân.

Ứng dụng sơn hướng của la bàn

Sơn hướng của la bàn thường được ứng dụng trên 4 nơi: Nhà, giường, phòng làm việc và bếp. Ngoài tọa hướng của nhà ở và môi trường xung quanh thì phòng ngủ cũng có ảnh hưởng quan trọng 5 tới sức khỏe của gia chủ. Phòng làm việc nên đặt ở vị trí Văn xương, 5 bởi vì sao này có ảnh hưởng tới sự nghiệp của chủ nhà. Phòng bếp 5 có ảnh hưởng tới người vợ trong gia đình, nên đặt ở phương vị cát lợi để tăng cường sức khỏe và trí tuệ cho người vợ.

Đặc điểm hình thành 24 sơn

Trong la bàn chế tạo thô sơ nhất, tổng cộng phân thành 12 phân nhánh, lần lượt đối ứng với 12 cấp của vòng trời cho nên nó ! cũng được gọi là la bàn Tiên thiên. Về sau, người ta đem nhập thêm 8 can và tư duy (tức 4 hướng Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam) vào trong đó. 8 can và Tứ duy chính là các phương vị phụ trợ cho phương vị chính, chúng đều là do sự tương hỗ phối hợp của Bát quái cùng với 12 cung mà tạo thành.

Nếu như gọi Bát quái là cha mẹ, 24 phương vị chính là con cháu, âm dương trống mái đều có thể từ đây mà suy ra. Nếu 24 sơn tiến hành bố cục chiếu theo chiều thuận và nghịch của kim đồng hồ thì có thể có được 48 cách cục. Xác định thuộc tính Ngũ hành 5 của loại cách cục này và long mạch trong đó hay căn nguyên của Ngũ hành cũng đều xuất phát từ thuộc tính của bát quái Huyền không và sự tương giao âm dương. Trong đó đã đem đại ý của Huyền không Bát quái diễn đạt rõ ràng.

Dương khí từ bên trái bắt đầu vận chuyển biến hóa, âm khí ở bên phải di chuyển vận hành, { tương hợp liên thông với dương khí. Nếu như lý giải rõ ràng mối 1 quan hệ giữa âm và dương thì có thể xác định được nơi âm dương hội tụ.

Trong 24 sơn, 3 phương vị Khôn, Nhâm, Ất là phương vị sở tại của sao Cự môn; Cấn, Bính, Tân là phương vị của sao Phá quân; Tốn, Thìn, Hợi là phương sở tại của sao Vũ khúc; Giáp, Quý, Thân là phương hướng vận hành của sao Tham lang. Bên trái thuộc về tính dương, tức từ phương vị Tý, Sửu đến phương vị Tuất, Hợi. Bên phải thuộc về tính âm, tức từ phương vị Ngọ, Tỵ thẳng tới Thân, Mùi. Hai thuộc tính âm dương tương hợp với nhau tiến hành giao thoa với Huyền không Bát quái. Thuộc tính trống mái cũng có thể dựa theo Huyền không mà tiến hành suy đoán, tính toán. Hình núi và thế nước đều cần phù hợp với đạo lý này, như thế mới có thể đối ứng tương hợp với họa phúc. Muốn lý giải Huyền không, đầu tiên cần nhận biết Ngũ hành, đạo lý của nó cũng bao hàm trong Ngũ hành. Nếu như đã biết được phương pháp này cũng không cần phải dùng đến các phép như Nạp giáp. Giữa sự thuận nghịch đảo ngược thì có thể phát hiện ra rất nhiều 5 phương vị cát lợi trong 24 sơn, cũng có thể phát hiện ra nhiều 5 phương vị xấu. Có thể nói, trong các sơn đều có châu báu, giữa các sơn đều có chỗ hung họa. Giữa sự đan xen của dương khí và kim = long cũng bao hàm nhiều ẩn ý khác nhau. Muốn phán đoán sự vận hành biến hóa của long mạch cần có người tài giỏi cao minh a dẫn dắt mới có thể phát huy tác dụng tốt nhất.

Trong 24 Sơn, chiếu theo thuộc tính Ngũ hành, tất cả có thể phân thành 5 loại phương vị, do đó có thể phán đoán thăng trầm và sinh tử, a khảo sát tinh thần, xem xét đất đai và tìm ra những điểm bất đồng 1 trong đó. Bí quyết trong đó chính là ở Huyền không Bát quái.

HÌNH VẼ 24 SƠN

Ngoài ra khi tìm long mạch và xác định huyệt táng cần xác định trên cơ sở phương vị của thiên tâm. Đối với 2 việc này cần tiến hành riêng biệt, rõ ràng. Nếu như vị trí của sao trời đã xác định F được thì vị trí của huyệt táng cũng có thể xác định, chỉ cần xem lại thế nước và hướng chảy trong đó là được. Sinh khí từ bên ngoài tiến nhập vào huyệt táng gọi là tiến khí, do đó có thể biết được vị trí này sinh khí hội tụ, có lợi cho phú quý. Khí sinh ra trong huyệt mà chảy ra ngoài gọi là thoái khí, đại diện cho tiền tài trong gia 5 đình bị hao tán. Đối với khí tiến nhập vào huyệt táng, bất luận là do Ngũ hành tương sinh hay là do Ngũ hành tương khắc tạo nên thì đều có lợi cho sự sinh phát vượng khí, con cháu đời sau cũng nhân đây mà có được phú quý vậy.

Tin tức liên quan

10 kỹ năng lấy dụng thần

Dưới đây đưa ra “10 kỹ năng lấy dụng thần”, tức 10 khái niệm cơ bản lấy dụng thần. Sau khi hiểu ...

Đắc thời, đắc địa, đắc thế

Hiểu được lý luận nhật can cường vượng mới có thể nắm được chính xác dụng thần của bát tự, ...

Nhật can cường vượng mới có thể “đảm nhiệm Tài, Quan”

Nhiều người thường có một nghi vấn: “Bát tự của tôi có Tướng tinh, vì sao không có quý nhân trợ giúp?”, ...

Căn cứ vào lưu niên để phán đoán tình hình cụ thể

Khi xác định đặc tính của bát tự cũng liệt ra cát hung của đại vận. Dưới đây luận về tình hình ...

Tác dụng thần kỳ của “Thiên can ẩn tàng trong Địa chi”

Khi đã nắm được lý luận cơ bản về phương pháp lấy dụng thần trong bát tự, tiếp theo dưới đây thông ...

Hợp cục biến hóa khôn lường

Phương pháp lấy dụng thần về cơ bản tuân theo quy luật dưới đây: Thứ nhất, trước tiên bắt đầu ...