Cách xem thiên can, địa chi trong phong thủy nhập môn

Thiên can, Địa chi, gọi tắt là can chi, đó là ký hiệu của năm, tháng, ngày, giờ được người Trung Quốc cổ đại dùng để ghi chép. Phong thủy học Trung Quốc mở rộng ra dùng can chi dùng để phân biệt phương vị, tìm sự tương thuận với thời gian và không gian của thiên địa nhân, tránh tương khắc.
[toc]

Thiên can

Có 10 Thiên can, điều này được bắt nguồn từ 10 ngón tay của chúng ta. Người xưa dùng để nhớ ngày, không có khái niệm số trừu tượng, vì vậy mà mỗi ngày được đặt một tên gọi cụ thể, cho nên đã sinh ra 10 can từ Giáp cho tới Quý; sau 10 ngày lại được bắt đầu á từ Giáp, chu kỳ cứ thế mà lặp lại. 10 Thiên can là: Giáp, Ất, Bính, Định, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

Thiên can và Ngũ hành

Hàm nghĩa cụ thể của Thiên can như sau:

Giáp Mộc thuộc gỗ cao lớn trong rừng rậm, Ất Mộc thuộc gỗ nhỏ của cây dây leo.

Bính Hỏa thuộc lửa lớn của mặt trời, Đinh Hỏa thuộc lửa nhỏ của đèn.

Mậu Thổ thuộc đất của trái đất, Kỷ Thổ thuộc đất của vườn tược.

Canh Kim thuộc kim loại của rìu búa, Tân Kim thuộc Kim châu báu, trang sức.

Nhâm Thủy thuộc nước ở biển, Quý Thủy thuộc nước ở trên trời đổ xuống.

Địa chi

“Chi” chỉ cành cây, còn có nghĩa là phân nhánh. Chi là hệ thống ký hiệu mà người xưa dùng để nhớ tháng. Một năm có 12 tháng, cho nên có 12 chi. Nhật là mặt trời, nguyệt là mặt trăng, ghi ngày dùng Thiên can, ghi tháng thì dùng Địa chi. Tháng 1 gọi là tháng Dần, tháng 2 là tháng Mão, cứ như vậy mà suy.

12 Địa chi là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Địa chi và Ngũ hành

Cứ 3 chữ Địa chi đại diện bởi 1 hành, nhưng 3 chữ này cũng có sự khác biệt, chữ thứ nhất là bắt đầu hàng, chữ thứ hai cực thịnh, chữ thứ ba suy dân (Thổ khá đặc biệt, vượng cả bốn mùa). Ví dụ như: Tỵ Hỏa bắt đầu hưng, Ngo Hỏa cực thịnh, Mùi Hỏa dần suy.

12 Địa chi cũng tương tự như vậy có sự khác biệt âm dương, chúng có mối quan hệ với Ngũ hành âm dương.

Địa chi và âm dương

Trong quá trình kết hợp âm dương của Thiên can Địa chi có một quy luật chính là đứng trước là dương, số lẻ là dương. Ví dụ như Giáp ở trước, là dương, số thứ tự là 1, Ất ở sau, là âm, số thứ tự là 2. Địa chi cũng như vậy, Tý là dương, số thứ tự là 1, Sửu là âm, số thứ tự là 2, cứ vậy mà suy ra. Thời cổ đại, vai trò quan trọng của 12 Địa chi chính là dùng để nhớ tháng.

Bảng đối chiếu tháng và Địa chi

12 tháng lại có tính chất Ngũ hành

 

Bảng đối chiếu tháng và Ngũ hành

Ngoài việc dùng để ghi tháng ra, người xưa còn dùng 12 Địa chỉ để nhớ giờ. Phương pháp này cũng vẫn còn được kế thừa tới ngày 7 nay, được ứng dụng rộng rãi. Một ngày có 24 giờ, mà Địa chi chỉ có 12 chi, cho nên 12 Địa chỉ B ghi giờ như bảng dưới đây.

Địa chi giờ

Ở đây cần chú ý một số điểm sau:

Thứ nhất, thời gian được liệt kê trong bảng đều tính theo giờ địa phương. Bởi vì, ở những nước trải dài trên nhiều múi giờ (Trung Quốc) thì giờ địa phương có sự chênh lệch.

Thứ hai, có quy định thời gian bắt đầu của mỗi giờ: Ví dụ như giờ Thìn bắt đầu tính từ 7 giờ sáng, tức là vào giờ Thìn, nếu là 6 giờ 50 m phút sáng vẫn tính là giờ Mão. Tương tự như vậy, vào đúng 9 giờ, chính là giờ Tỵ; vào đúng 11 giờ chính là giờ Ngọ, cứ vậy mà suy ra.

Thứ ba, từ 11 giờ đêm hôm trước đến 1 giờ sáng ngày hôm sau, khoảng thời gian này đều là giờ Tý.

Đã có 10 Thiên can, lại có 12 Địa chi, người xưa kết hợp chúng lại với nhau, dùng để tính niên kỷ. Cổ nhân lấy Giáp đứng đầu của 10 Thiên can kết hợp với Tý đứng đầu của 12 Địa chi, tạo hành 5 năm “Giáp Tý. Kết hợp Ất Sửu đứng thứ hai của Thiên can Địa = chi, lần lượt kết hợp rồi lặp lại vòng tuần hoàn, do đó đã có vòng 1 tuần hoàn 60 Giáp Tý là Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão…

Bảng tuần hoàn 60 Giáp Tý

Vòng tuần hoàn 60 Giáp Tý được ứng dụng rộng rãi, hơn nữa H còn rất quan trọng, khi sử dụng cần chú ý những điểm sau: Một là, bảng này bắt đầu từ Giáp Tý, tiếp theo là Ất Sửu, Bính Dân, Đinh Mão: lần lượt tới Quý Hợi thì dừng, sau Quý Hợi lại là Giáp Tý, tuần hoàn vô hạn, lấy 60 làm một chu kỳ.

Hai là, quy luật kết hợp là Thiên can thuộc dương, kết hợp với 5 Địa chi thuộc dương; Thiên can thuộc âm, kết hợp với Địa chỉ thuộc ấm.

Biết trước 1 năm Công nguyên nào đó đều có thể tra được Thiên can và Địa chi của năm bất kỳ dựa vào bảng này. Đồng thời, biết Thiên can Địa chi của năm nào đó cũng có thể đối chiếu với bảng để biết đó là năm công nguyên nào.

Ví dụ như, năm 1980 là năm Canh Thân, năm 1981 chính là 5 năm Tân Dậu, năm 1982 chính là năm Nhâm Tuất. Năm 1983 là  Quý Hợi, năm 1984 là Giáp Tý; năm Nhâm Thân là năm 1992, 5 năm Quý Dậu là năm 1993, năm Canh Thìn là năm 2000, năm Mậu Tý là năm 2008.

 

Tin tức liên quan

10 kỹ năng lấy dụng thần

[toc] Dưới đây đưa ra “10 kỹ năng lấy dụng thần”, tức 10 khái niệm cơ bản lấy dụng thần. Sau khi hiểu ...

Đắc thời, đắc địa, đắc thế

[toc] Hiểu được lý luận nhật can cường vượng mới có thể nắm được chính xác dụng thần của bát ...

Nhật can cường vượng mới có thể “đảm nhiệm Tài, Quan”

[toc] Nhiều người thường có một nghi vấn: “Bát tự của tôi có Tướng tinh, vì sao không có quý nhân trợ ...

Căn cứ vào lưu niên để phán đoán tình hình cụ thể

[toc] Khi xác định đặc tính của bát tự cũng liệt ra cát hung của đại vận. Dưới đây luận về tình ...

Tác dụng thần kỳ của “Thiên can ẩn tàng trong Địa chi”

[toc] Khi đã nắm được lý luận cơ bản về phương pháp lấy dụng thần trong bát tự, tiếp theo dưới đây ...

Hợp cục biến hóa khôn lường

[toc] Phương pháp lấy dụng thần về cơ bản tuân theo quy luật dưới đây: Thứ nhất, trước tiên bắt đầu ...