Cấu tạo của la bàn phong thủy như thế nào?

La bàn thường được phân thành 2 loại là la bàn nước và la bàn khô. La bàn nước là loại la bàn sử dụng kim nam châm nổi trên mặt nước, còn la bàn khô là loại la bàn sử dụng một trục ở trung tâm để cố định kim nam châm. La bàn nước là loại la bàn truyền thống của Trung Quốc, còn la bàn khô thì được du nhập từ nước ngoài vào Trung Quốc từ sau đời nhà Minh.

Cấu tạo của la bàn phong thủy

La bàn thường được phân thành 2 loại là la bàn nước và la bàn khô. La bàn nước là loại la bàn sử dụng kim nam châm nổi trên mặt nước, còn la bàn khô là loại la bàn sử dụng một trục ở trung tâm để cố định kim nam châm. La bàn nước là loại la bàn truyền thống của Trung Quốc, còn la bàn khô thì được du nhập từ nước 5 ngoài vào Trung Quốc từ sau đời nhà Minh.

Trước đời nhà Minh, 5 người ta thường sử dụng loại la bàn nước, tức là khi sử dụng thì cho một ít nước vào thiên trì để làm nổi kim nam châm. Kim nam châm được cắm vào một vật thể nổi được trên mặt nước, thường là dùng cọng lông gà trống, sau khi cắm kim nam châm vào giữa cọng lông gà, bỏ vào cho nổi trên mặt nước ở thiên trì là có thể sử a dụng. Cuối đời nhà Minh, loại la bàn khô được du nhập vào từ nước ngoài, được sử dụng phổ biến và dần dần thay thế loại la bàn nước truyền thống. Từ nửa cuối đời nhà Thanh, phần lớn các loại la bàn được sử dụng là la bàn khô. Những chiếc la bàn được 5 sản xuất ở thời kỳ cận, hiện đại đều là la bàn khô, là đối tượng mà chúng ta cần nghiên cứu.

La bàn được cấu thành từ 3 bộ phận chính là nội bàn, ngoại bàn và thiên trì (bao gồm kim nam châm), ngoài ra còn có bộ phận phụ gọi là thiên tâm thập đạo.

Nội bàn

Nội bàn là bộ phận chính cấu thành nên la bàn, là mặt của la bàn, có hình tròn, được phân thành nhiều vòng và khắc những nội dung của la bàn. Nội bàn có thể chuyển động. Việc chiêm nghiệm 8 cát hung đều dựa trên những nội dung được khắc trên nội bàn.

Ngoại bàn

Ngoại bàn là bộ phận bao quanh bên ngoài nội bàn, có tác dụng : như là một khay đỡ và bảo vệ nội bàn, có hình vuông. Trên ngoại bàn không có chữ, đặc điểm này khác với loại thức bàn đời nhà Hán. Có một số loại la bàn không có ngoại bàn, nhất là những chiếc la bàn sản xuất trong nội địa Trung Quốc. Phần lớn những chiếc la bàn có bộ phận ngoại bàn đều là la bàn cận hiện đại được : sản xuất ở Đài Loan và Hồng Kông.

Thiên trì

Thiên trì là bộ phận ở trung tâm của nội bàn, cũng là trung tâm của la bàn, nơi đặt kim nam châm. Với những chiếc la bàn ở thời kỳ đầu, tức là bàn nước thì ở giữa la bàn có một khoảng trũng, 5 là nơi đổ nước vào làm nổi kim nam châm, được gọi là thiên trì.

Sau này, mặc dù đã chuyển sang sử dụng loại la bàn khô nhưng vị trí ở trung tâm của la bàn khô vẫn được gọi là thiên trì.Kim nam châm thì có 2 loại, một loại có hình thức tương đối truyền thống, chỉ dùng một cây kim thẳng, thân kim tròn dài, đầu kim chỉ hướng Nam được sơn màu đỏ, bởi theo thuyết Âm dương Ngũ hành thì hướng Nam là Hỏa, là Chu tước, được tượng trưng bởi màu đỏ; loại thứ hai có hình thức hiện đại hơn, trông giống như một kim đồng hồ, đầu chỉ hướng Nam sơn màu đỏ hoặc có hình đầu mũi tên, đầu chỉ hướng Bắc Sơn màu đen, ở cuối có một vòng tròn, hai bên vòng tròn nhô ra như hai cái tai. Hình thức của loại kim này có nhiều ý nghĩa, hình tròn tượng trưng cho mũi trâu, hai bên nhô ra tượng trưng cho hai sừng trâu, như vậy toàn bộ hình dáng của đầu kim chỉ hướng Bắc tượng trưng cho hình 5 đầu trâu, thể hiện ý nghĩa biểu trưng. Bởi Trung Quốc trước đây : là một nước thuần nông, làm nông nghiệp thì không thể tách rời khỏi hình ảnh con trâu kéo cày. Trong Hoàng lịch thời cổ đại, muốn biết mùa màng trong năm như thế nào thì phải xem có mấy 1 con trâu đang cày ruộng, số trâu càng nhiều thì mùa màng thu hoạch càng bội thu. Trên la bàn còn có 24 tiết khí, liên quan mật thiết với những hoạt động nông nghiệp. Do vậy, hình thức đó của 2 cây kim nam châm vừa thể hiện ý nghĩa chỉ dẫn sự vật của la bàn, đồng thời cũng để phân biệt phương hướng.

Ở đáy của thiên trì có một đường kẻ màu đỏ, gọi là đường đáy, dùng để đối chứng với phương vị của Tý và Ngọ trên địa bàn chính châm. Ở đâu chỉ hướng Bắc của đường đáy có 2 chấm màu đỏ ở hai 5 bên, khi sử dụng phải chỉnh cho đầu hướng Bắc của kim nam châm 5 trùng với đầu hướng Bắc của đường đáy thiên trì. Trên những chiếc la bàn hiện đại được sản xuất gần đây, ở đáy thiên trì thường có một hình chữ thập chỉ thị bốn hướng chính là Đông, Tây, Nam, 5 Bắc, có thể sử dụng tiện lợi.

Thiên tâm thập đạo

Thiên tâm thập đạo hay còn gọi là thiên đạo tuyến, là 2 sợi dây giao nhau và vuông góc với nhau ngay tại điểm ứng với điểm trung tâm của thiên trì, điểm đầu và cuối của 2 sợi dây này được cố định tại 4 điểm trên ngoại bàn, khi xoay chuyển nội bàn dựa vào thiên tâm thập đạo để đọc ra những nội dung trên la bàn, từ đó suy luận ra cát hung. Những chiếc la bàn không có ngoại bàn thì không có 5 thiên tâm thập đạo.

Sắp xếp la bàn

Bố trí Cửu tinh, 24 sơn và 28 vì tinh tú của Huyền không học 5 trong la bàn nhất định có căn cứ. Theo chú văn trong Ngưỡng quán thiên văn đồ từ Lục kinh đô khắc trên đá ở Tín Châu thuộc Giang 5 Tây, Phục Hy ngẩng xem thiên văn để vẽ Bát quái. Cho nên độ số vận hành của mặt trăng, mặt trời và sao vận hành, tất thảy các hiện tượng trong vũ trụ đều được bao quát trong Bát quái. Bắc cực trong a hình đồ uy chấn, Tham lang, Cự môn, Lộc tồn, Văn khúc, Liêm 7 trinh, Vũ khúc, Phá quân, Phù Bật đều theo đó mà thành. Bắt đầu từ Đông chí, mặt trời vận hành xung quanh các sao Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm, Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chân, Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm,

Vĩ, Cơ, từ đó hình thành 28 vì tinh tú. Trong phần chí văn Phủ sát địa lý đồ, Phục Hy quan sát địa lý 5 vẽ ra Bát quái, cho nên bốn phương, cửu châu, chim thú, thảo mộc, 5 12 Địa chi đều nằm trong Bát quái. Trong hình vẽ, Ly là Nam, Khảm là Bắc, Đoài là Tây, Chấn là Đông, gọi là bốn phương. Khảm 8 là Dực châu, Cấn là Duyện châu, Chấn là Thanh châu, Tốn là Từ châu, Ly là Dương châu, Khôn là Kinh châu, Đoài là Lương châu, Càn là Ung Châu, Trung cung là Dự châu, đều gọi là cửu châu. Khảm ở Bắc, gồm có Nhâm, Tý, Quý; Cấn ở Đông Bắc, gồm có Sửu, Cấn, Dần; Chấn ở phương Đông, gồm có Giáp, Mão, Ất; Tốn ở Đông Nam, gồm có Thìn, Tốn, Tỵ; Ly ở phương Nam, gồm có Bính, Ngọ, Đinh; Khôn ở phương Tây Nam, gồm có Mùi, Khôn, Thân; Đoài ở phương Tây, gồm có Canh, Dậu, Tân; Càn ở phương Tây Bắc, gồm có Tuất, Can, Hợi, tổng cộng là 24 sơn.

Chính châm, trung châm và phòng châm

Thừa khí: 24 sơn bàn chính châm chủ yếu dùng để xác định phương hướng. Các nhà kham dự phong thủy cho rằng, chọn cuộc đất cát hung quan trọng là ở sinh khí. Nên trong sách Táng thư, 5 Quách Phác có viết: “Táng giả thừa sinh khí dã… sinh khí hành vụ địa trung, phát nhi sinh hồ vạn vật” (Phép chôn cất là nhận sinh khí vậy… Sinh khí vận hành trong đất, phát lộ mà hiển thị trong 5 vạn vật).

Trong sách Thiên ngôn khu, Quản Tử viết: “Có khí tất sinh, không khí tất chết, người sống được nhờ khí. Có thể nói, khí là 5 khái niệm quan trọng nhất trong Phong thủy học, lý luận và phương pháp đều xoay quanh 2 vấn đề tụ khí và nạp khí để triển khai. Điều thiết yếu của thu sinh khí lại chính là lập hướng, ngay đến cách long thừa khí, tọa độ phân kim, tiêu sa nạp thủy, phóng B thủy, bố cục đều được xác lập từ hướng.

La bàn đời Hán có thiên bàn và địa bàn, 8 Thiên can, tứ duy của thiên bàn là thiên khí, 12 chi của địa bàn là địa khí. Nhưng la bàn phong thủy không có loại la bàn có thiên bàn, địa bàn như đời Hán, 8 Thiên can, tư duy và 12 Địa chi hợp thành 24 sơn. Khi sử : dụng để lập hướng đón khí thì đem thiên khí 8 Thiên can, tư duy nhập vào 12 Địa chi chính châm, cho nên chính châm lập hướng là ai lấy Địa chỉ làm chủ. 8 Thiên can, tư duy lập hướng phải gồm cả Địa chi.

Âm dương: 24 sơn bàn chính châm phân thành âm dương, sự phân chia của Tam hợp bàn và Tam nguyên bàn là không giống nhau. Tam nguyên bàn lấy Thiên nguyên, Địa nguyên, Nhân 5 nguyên để phân chia.

Trong khi đó, Tam hợp bàn lại lấy mối quan 5 hệ giữa Tiên thiên Bát quái với Lạc thư và tam hợp của nạp giáp 5 và tứ chính của Hậu thiên Bát quái để phân chia. 24 sơn âm dương chính châm: Trên mặt la bàn, 12 chữ màu đỏ 4 trong 24 sơn Địa bàn chính châm biểu thị dương, 12 chữ còn lại biểu thị âm. Kinh viết: “Âm dương tương kiến, phúc lộc vĩnh trinh, 5 âm dương tương thừa, họa cữu diệt môn” (Âm dương giao hòa, phúc lộc vĩnh cửu, âm dương không điều hòa, tai họa đến cửa). 

 

TAM BÀN TAM CHÂM TRONG LA BÀN

Trong la bàn có Tam bàn tam châm, tức là Địa bàn chính châm, Nhân bàn trung châm và Thiên bàn phòng châm. Địa bàn chính châm là chính vị của 24 sơn, chỉ hướng Tý Ngọ, tức Chính Nam và Chính Bắc. Nhân bàn trung châm và Thiên bàn phòng châm là chỉ lệch sang trái và phải của chính châm khoảng 7,5°

Phương pháp xem tam châm la bàn của Thẩm Thị

Trong một thời gian dài, con người thường dùng Địa bàn chính châm để định hướng, Nhân bàn trung châm dùng để tiêu sa, Thiên bàn phòng châm để nạp thủy. Thẩm Thị lại cho rằng chính châm dùng để định hướng, còn trung châm và phòng châm dùng để kiêm hướng, không dùng để định hướng.

Tin tức liên quan

10 kỹ năng lấy dụng thần

Dưới đây đưa ra “10 kỹ năng lấy dụng thần”, tức 10 khái niệm cơ bản lấy dụng thần. Sau khi hiểu ...

Đắc thời, đắc địa, đắc thế

Hiểu được lý luận nhật can cường vượng mới có thể nắm được chính xác dụng thần của bát tự, ...

Nhật can cường vượng mới có thể “đảm nhiệm Tài, Quan”

Nhiều người thường có một nghi vấn: “Bát tự của tôi có Tướng tinh, vì sao không có quý nhân trợ giúp?”, ...

Căn cứ vào lưu niên để phán đoán tình hình cụ thể

Khi xác định đặc tính của bát tự cũng liệt ra cát hung của đại vận. Dưới đây luận về tình hình ...

Tác dụng thần kỳ của “Thiên can ẩn tàng trong Địa chi”

Khi đã nắm được lý luận cơ bản về phương pháp lấy dụng thần trong bát tự, tiếp theo dưới đây thông ...

Hợp cục biến hóa khôn lường

Phương pháp lấy dụng thần về cơ bản tuân theo quy luật dưới đây: Thứ nhất, trước tiên bắt đầu ...