Chìa khóa tuyển chọn nhân tài thời cổ đại

CHÌA KHÓA TUYỂN DỤNG NHÂN TÀI THỜI CỔ ĐẠI

Trên thực tế, Nhân tướng học không phải là những mánh khoé, thủ đoạn lừa gạt của các thuật sĩ giang hồ, lại càng không phải là một dạng mê tín dị đoan. Tác dụng của bộ môn Nhân tướng học trong thời cổ đại hoàn toàn có thể so sánh được với hiệu quả của các khóa học MBA – khoá học về quản lý nguồn nhân lực trong thời hiện đại. Thậm chí, có thể khẳng định chắc chắn rằng, xét về phương diện tuyển lựa và sử dụng nguồn nhân lực thì bộ môn Nhân tướng học với hàng ngàn năm phát triển song song cùng lịch sử còn có căn cứ và cơ sở hơn hẳn các khoá học MBA mới được mở ra rầm rộ từ những năm 80 của thế kỷ trước.

Quản lý nguồn nhân lực

“Quản lý nguồn nhân lực” – cụm từ này đem lại cho người nghe một ấn tượng thời thượng và hiện đại. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, với một quốc gia có nền văn minh đậm chất phương đông như Trung Quốc thì “quản lý nguồn nhân lực” thực sự không phải là một cụm từ mới mẻ, xa lạ. Lịch sử trị nước trải dài trong suốt mấy nghìn năm vừa qua của quốc gia này hoàn toàn có thể được mang ra để viết thành một bộ sách nổi tiếng xoay quanh một chủ đề duy nhất: “Quản lý nguồn nhân lực”

Quản lý nhân lực

Lựa chọn nhân tài theo nhân tướng học

Trong hệ thống quản lý nguồn nhân lực của thời cổ đại, có một phương pháp, một công cụ hữu hiệu, tuy thường xuyên bị người đời phê phán, chỉ trích nhưng lại còn là bên bí và mạnh mẽ trong suốt hàng ngàn năm qua. Phương pháp đó chính là lựa chọn nhân tài dựa theo Nhân tướng học. Nhân tướng học là một dạng tường thuật và thường được sử dụng rộng rãi trong khâu tuyển chọn nhân tài thời xưa.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc lựa chọn nhân sự hầu hết đều dựa trên những phương thức tuyển dụng đa dạng, muôn hình muôn vẻ. Tuy nhiên, trong thời cổ đại thì xem tướng mặt chính là một trong những hình thức “phán đoán” nhân tài hiệu quả nhất. Trong hoạt động quản lý nguồn nhân lực” thời xưa, bằng việc quan sát khí sắc, tướng mạo, tinh khí thần, hành vi, cử chỉ của một người nào đó, người quan sát có thể đưa ra được những phán đoán, nhận định tương đối chính xác về lý lịch, sở thích, tính cách, sở trường, sở đoản,… của họ đồng thời biết được rằng đối tượng sẽ phù hợp để đảm đương công việc nào, ở cương vị gì,…

Cách chọn người truyền ngôi của các vị vua thời cổ đại

Theo truyền thuyết cổ đại Trung Quốc, vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn, vua Thuấn nhường ngôi cho vua Vũ, vua Vũ lại tiến cử ông Ích. Bức tranh trên miêu tả cảnh vua Nghiêu đang nhường ngôi báu lại cho Thuấn – một trong những bề tôi hiền tài đức độ của mình.

Theo những ghi chép trong cuốn “Đại Đới lễ ký” thì: “Vua Nghiêu thường dùng người dựa trên hình dáng của người đó, vua Thuấn lại thường chọn người dựa trên sắc mặt, vua Vũ thường chọn người dựa vào lời nói, cử chỉ; vua Thang thường chọn người dựa vào tiếng nói còn vua Văn Vương lại thường chọn người dựa trên phong độ”. Từ những ghi chép trên, có thể nhận thấy rằng, tất cả các vị đế vương thời xưa đều rất coi trọng thuật xem tướng trong khi lựa chọn nhân tài phò vua giúp nước.

Cách chọn người truyền ngôi của vua Thuấn

Thuật xem tướng mặt có thực sự lợi hại hay không

Chỉ những người có quan điểm phiến diện mới vội vã cho rằng thuật xem tướng mặt chính là mánh khoé, thủ đoạn lừa gạt của các thuật sĩ giang hồ. Trên thực tế, thuật xem tướng mặt đã phát triển qua chiều dài hàng nghìn năm của lịch sử và vẫn còn tôn tại phố biến cho tới ngày nay chính là một kho tàng kiến thức vô cùng vĩ đại, tinh thâm và sâu rộng. Ngay từ thời kỳ đầu phát triển, thuật xem tướng từ chỗ chỉ phổ biến trong dân gian đã xâm nhập nhanh chóng vào cung đình, được các bậc quân vương và quân sự trong triều rất tin dùng.

Thuật xem tướng cũng được phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các sách lược dùng người trong các triều đại xưa. Có thể khẳng định rằng, thuật xem tướng đã trực tiếp tác động và thúc đẩy công tác quản lý hiền tài trong triều của các bậc quân vương. Dựa trên những nhận định, kết luận tinh tế và chuẩn xác của Nhân tướng học mà những nhà quản lý có thể phân phối nhận tài một cách phù hợp nhất để từ đó đưa ra những trù tính hay điều chỉnh hợp lý với các công việc chính sự. Từ đó, có thể thấy rằng, so với những khoa học về Quản lý nhân sự (MBA) hiện nay, công dụng và hiệu quả quản lý của thuật xem tướng mặt cũng “một chín một mười”.

Theo những ghi chép trong thư tịch cố, Tam đế Nghiêu, Thuấn, Vũ và những bậc quân chủ khai quốc của các đời Hạ, Thương, Chu đều đã biết cách lựa chọn và cất nhắc hiền tài cho quốc gia thông qua phương pháp xem xét tướng mạo, ngôn ngữ, giọng nói và phong độ của người đó. Phương pháp lựa chọn và cất nhắc nhân tài này hoàn toàn có thể được xem là tiền đề cho sự ra đời của bộ môn “quản lý nguồn nhân lực” ở Trung Quốc cố đại.

Rất nhiều học giả của các đời sau đã tiến hành nghiên cứu dựa trên những ví dụ thực tiễn, sau đó tổng hợp lại thành sách để lưu truyền cho hậu thế. Hơn nữa, thuật xem tướng mặt cũng được vận dụng rất rộng rãi trong các cuộc tuyển lựa và cất nhắc nhân tài trong triều đình thời xưa.

Nhân tướng học có phải mê tín không

Để tách bạch giữa Nhân tướng học với các học thuyết mang màu sắc mê tín trong lĩnh vực này hoàn toàn không phải là một việc dễ dàng. Chỉ từ những kinh nghiệm xem tướng mặt để lựa chọn người tài của người xưa, chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng, Nhân tướng học thật sự là một bộ môn khoa học vĩ đại, tinh tế và sâu sắc. Hơn nữa, bộ môn này lại có quá trình phát triển lâu đời, gắn liền với tiến trình phát triển của lịch sử nên có thể được coi như một bộ môn khoa học tổng hợp của y học, thống kê xã hội học và Dịch học trong một thể thống nhất. Bạn đọc không nên phủ định hoàn toàn tính khoa học của bộ môn này.

Xem nhân tướng học là một bộ môn khoa học không phải mê tín

Tuy nhiên, trải qua hàng ngàn năm phát triển song song cùng lịch sử, bộ môn Nhân tướng học đã dần dần đi chệch hướng khỏi ý nghĩa tốt đẹp của buổi ban đầu và trở thành “công cụ” kiếm sống của nhiều kẻ hành nghề bói toán, lừa gạt đang tràn lan khắp các hang cùng ngõ hẻm trên mọi miền đất nước. Chính vì thế, bộ môn này dân đã bị khoác lên mình tấm áo mê tín dị đoan một cách hết sức bất công.

Đặc biệt, có một thực tế rất đáng buồn là các bạn trẻ thời nay thường rất dễ dàng và tự nguyện đặt trọn niềm tin vào lý hết các chòm sao Hoàng đạo của phương Tây vôn có tỷ lệ chính xác rất thấp nhưng lại tuỳ tiện phủ định, ngờ vực những nhận định rất khoa học của bộ môn Nhân tướng học.

Tin tức liên quan

10 kỹ năng lấy dụng thần

Dưới đây đưa ra “10 kỹ năng lấy dụng thần”, tức 10 khái niệm cơ bản lấy dụng thần. Sau khi hiểu ...

Đắc thời, đắc địa, đắc thế

Hiểu được lý luận nhật can cường vượng mới có thể nắm được chính xác dụng thần của bát tự, ...

Nhật can cường vượng mới có thể “đảm nhiệm Tài, Quan”

Nhiều người thường có một nghi vấn: “Bát tự của tôi có Tướng tinh, vì sao không có quý nhân trợ giúp?”, ...

Căn cứ vào lưu niên để phán đoán tình hình cụ thể

Khi xác định đặc tính của bát tự cũng liệt ra cát hung của đại vận. Dưới đây luận về tình hình ...

Tác dụng thần kỳ của “Thiên can ẩn tàng trong Địa chi”

Khi đã nắm được lý luận cơ bản về phương pháp lấy dụng thần trong bát tự, tiếp theo dưới đây thông ...

Hợp cục biến hóa khôn lường

Phương pháp lấy dụng thần về cơ bản tuân theo quy luật dưới đây: Thứ nhất, trước tiên bắt đầu ...