Học thuyết ngũ hành trong phong thủy nhập môn

Học thuyết Ngũ hành cho rằng, thế giới tự nhiên là do 5 “nguyên tố cơ bản nhất gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cấu thành. Sự phát triển của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên (bao 5 gồm cả con người) đều là kết quả vận động không ngừng của 5 nguyên tố và tác dụng tương hỗ.

Ngũ hành và đặc trưng

Học thuyết Ngũ hành cho rằng, thế giới tự nhiên là do 5 “nguyên tố cơ bản nhất gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cấu thành. Sự phát triển của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên (bao 5 gồm cả con người) đều là kết quả vận động không ngừng của 5 nguyên tố và tác dụng tương hỗ. Sự tồn tại song song và chuyển hóa lẫn nhau giữa Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, đó là quy luật và 5 nguyên nhân sinh diệt vạn sự vạn vật trong vũ trụ. Quan niệm 7 này mang sắc thái duy vật, rất giống với quy luật của Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật bảo toàn vật chất trong 5 khoa học cận đại.

Đặc trưng Ngũ hành như sau:

Mộc – có đặc trưng nuôi dưỡng, tăng trưởng.

Hỏa – có đặc trưng phát nhiệt, hướng lên;

Thổ – có đặc trưng ôn hòa, thai dưỡng;

Kim – có đặc trưng thu liễm, lắng đọng;

Thủy – có đặc trưng nhu nhuận, hướng xuống.

 

NGŨ HÀNH SINH KHẮC

Ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tương sinh tương khắc, đồng thời chúng có quan hệ qua lại, tương ứng với Thiên can Địa chi, 5 vận, 6 khí, năm tháng, ngày giờ. Vạn vật trong thiên địa chính là 5 khí của trời lạnh, nóng, khô, ẩm, gió) và cảm ứng qua lại của Ngũ hành tạo ra.

Sự vật đối ứng với Ngũ hành

Ngũ hành tương sinh tương khắc

Ngũ hành tương sinh

– Kim sinh Thủy: Tôi luyện có thể biến kim loại thành nước, cho nên Kim sinh Thủy. 

– Thủy sinh Mộc: Nước thấm nhuần mà thúc đẩy cây sinh trưởng, cho nên Thủy sinh Mộc.

– Mộc sinh Hoả: Tính ấm áp, có Hỏa ẩn bên trong, cây có thể sinh ra lửa, cho nên Mộc sinh Hỏa.

– Hỏa sinh Thổ: Lửa có thể đốt cháy cây cối, cây sau khi cháy a biến thành tro, cho nên Hỏa sinh Thổ.

– Thổ sinh Kim: Đất chứa kim loại, đất tụ thành núi, trong núi có đá, trong đất đá có chứa kim loại, cho nên Thổ sinh Kim.

Ngũ hành tương khắc

– Kim khắc Mộc: Kim có thể chế thành đạo, đao có thể dùng để chặt cây nên Kim khắc Mộc.

– Mộc khắc Thổ: Gốc cây nằm trong lòng đất, có thể hút hết – màu mỡ trong đất nên Mộc khắc Thổ.

– Thổ khắc Thủy: Đất có thể dùng để ngăn nước nên Thổ khắc Thủy.

– Thủy khắc Hoả: Nước có thể dập tắt lửa, cho nên Thủy khắc Hỏa.

– Hỏa khắc Kim: Lửa có thể làm nóng chảy kim loại cho nên Hỏa khắc Kim.

– Ngũ hành tương sinh, tương khắc cũng như âm dương, là 2 mặt B của một sự vật không thể tách rời, bổ trợ lẫn nhau, tác động đến nhau.

Vượng, tướng, hưu, tù, tử

“Vượng” là chỉ trạng thái thịnh vượng, “tướng” chỉ trạng thái a sau vượng; “hưu” chỉ trạng thái nghỉ ngơi, “tù” chỉ trạng thái suy yếu, giam cầm; “tử” chỉ trạng thái khắc chế mà không còn sinh khí.

Ngũ hành được vận hành trong bốn mùa. Trong bốn mùa, Ngũ 5 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ luôn luôn tồn tại. Cũng chính bởi vậy mà dẫn tới sự thay đổi của bốn mùa. Ngũ hành nhận sự ảnh hưởng của hoàn cảnh tự nhiên này mà phát sinh ra chu kỳ biến đổi vượng suy, vượng có thể từ nó mà chuyển thành suy, suy có thể từ nó mà chuyển thành vượng, tuần hoàn vô cùng.

Bên cạnh đó, do mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố trong Ngũ hành nên trong một thời điểm nhất định quá trình suy vượng của Ngũ hành là không giống nhau. Mỗi một giai đoạn có thể xuất hiện sự thịnh vượng hoặc sự suy yếu nhất.

VƯỢNG, TƯỚNG, HƯU, TÙ, TỬ TRONG NGŨ HÀNH

Ngũ hành xoay quanh bốn mùa, bốn mùa lạnh, ấm, nóng, ẩm ướt khác nhau nên Ngũ hành cũng chịu sự ảnh hưởng khác nhau mà phát sinh sự biến hóa vượng suy tương ứng. Trạng thái biến hóa đó được gọi là vượng, tướng, hưu, tù, tử. Ở đây lấy Mộc làm ví dụ để thuyết minh.

Trạng thái ngũ hành 4 mùa

 

MÁCH NHỎ

Cố cung là đại diện mang ý nghĩa điển hình nhất trong kiến trúc cổ đại Trung Quốc, đường trục kiến trúc 15 dặm, thể hiện được số 15 trong Lạc thư. Về mặt sắc thái, tường cung, cột trụ điện dùng màu đỏ, màu đỏ thuộc Hỏa, có nghĩa là quang minh chính đại; mái cung có màu vàng, vàng thuộc Thổ, thuộc Trung ương; cửa Bắc, màu tường dùng màu đen, phía Bắc thuộc Thủy, ứng với màu đen.

Kiến trúc đơn thể cũng dựa vào tính chất mà chọn màu, Văn uyên các của tàng thư, dùng bình đen, tường đen, đen là Thủy, Thủy có thể khắc Hỏa, lợi cho tàng thư. Văn uyên các gồm 2 tầng, tầng trên là phòng lớn thông, tầng dưới chia ra thành 6 phòng, thể hiện tư tưởng Dịch học “thiên nhất sinh thủy địa lục thành chi”. Đi qua Thiên An Môn tới trước các cửa khác không có cây cối, đó là vì phía Nam thuộc Hỏa, Mộc sinh Hỏa, bất lợi cho việc phòng hỏa, VÌ vậy mà không nên tăng Mộc.

Tin tức liên quan

10 kỹ năng lấy dụng thần

Dưới đây đưa ra “10 kỹ năng lấy dụng thần”, tức 10 khái niệm cơ bản lấy dụng thần. Sau khi hiểu ...

Đắc thời, đắc địa, đắc thế

Hiểu được lý luận nhật can cường vượng mới có thể nắm được chính xác dụng thần của bát tự, ...

Nhật can cường vượng mới có thể “đảm nhiệm Tài, Quan”

Nhiều người thường có một nghi vấn: “Bát tự của tôi có Tướng tinh, vì sao không có quý nhân trợ giúp?”, ...

Căn cứ vào lưu niên để phán đoán tình hình cụ thể

Khi xác định đặc tính của bát tự cũng liệt ra cát hung của đại vận. Dưới đây luận về tình hình ...

Tác dụng thần kỳ của “Thiên can ẩn tàng trong Địa chi”

Khi đã nắm được lý luận cơ bản về phương pháp lấy dụng thần trong bát tự, tiếp theo dưới đây thông ...

Hợp cục biến hóa khôn lường

Phương pháp lấy dụng thần về cơ bản tuân theo quy luật dưới đây: Thứ nhất, trước tiên bắt đầu ...