Phong thủy học gồm có những môn phái nào?

Phong thủy học gồm có những môn phái nào? Theo quan điểm chung của nhiều nhà nghiên cứu, Phong thủy học được chia ra thành 2 trường phái lớn: Phái Hình thế và phái Lý khí.

PHẢI HÌNH THẾ

Người đầu tiên dùng hình thế để luận cát hung là Quản Lộ và Quách Phác. Họ chuyên bàn tới tụ khí tàng phong, chú ý tới hình 8 thế địa lý, dùng khí luận sơn mạch, quy kết ở địa hình, xem long’, huyệt”, sao, thủy để luận cát hung. Vào cuối thời Đường, Dương – Quân Tùng dựa trên cơ sở kế thừa lý luận phong thủy của Quản Lộ và Quách Phác, đồng thời hoàn thiện lý luận của phái Hình thế. Lý – luận địa lý phái Tam hợp của ông cũng nổi tiếng…

Phái Hình thế còn được gọi là Hình pháp, Hình tượng, Loan đầu. Trong đó phái Hình thế Giang Đông nổi tiếng nhất. Các tác phẩm : nổi tiếng, như: Nghi long binh, Hám long binh, Táng kinh thập nhị 5 trường đều do Dương Quân Tùng sáng tác. Hình cảnh quan phong 5 thủy được miêu tả đa phần là sông núi của vùng Giang Tây, Quảng 5 Tây, Phúc Kiến. Khi nghiên cứu phong thủy, người hiện đại cho rằng, phái Hình thế thực sự là một môn học vấn cao thâm đối với việc chọn môi trường sống, có giá trị khoa học nhất định.

Phái Hình thế chú trọng long, huyệt, sa, thủy để định hướng, tìm long kiếm mạch, lấy sự thay đổi của các địa hình, địa thế làm trọng, từ hình mà lập ra tên gọi.

Mô hình 13 lãng phong thủy

Mô hình long, huyệt, sa, thủy

PHẢI LÝ KHÍ

Phái Lý khí còn được gọi là phái Phúc Kiến. Truyền thuyết kể rằng, người Phúc Kiến muốn học phong thủy của người Giang Tây. Tổ sư phong thủy Giang Tây lại không muốn truyền thụ cho họ. Bởi vậy, người Phúc Kiến đã đến các vùng “bảo địa phong thủy” ở Giang Tây tiến hành quan sát, dùng kim chỉ nam để đo phương hướng, kết hợp với thuật số Dịch học thịnh hành thời đó, xây dựng thành một trường phái Phong thủy học lớn – phái Phúc Kiến.

Phái Lý khí lấy Hà đồ làm thể, Lạc thư làm dụng; lấy Tiên thiên Bát quát làm thế, Hậu thiên Bát quái làm dụng. Am dương, Ngũ hành, Hà đô, Lạc thư, Bát quái đều là cơ sở của phái Lý khí.

Do phái Lý khí hấp thu những lý luận Âm dương Ngũ hành, Bát quái, Hà đồ, Lạc thư, tinh tượng, thân sát, nên hình thành một học thuyết phong thủy vô cùng phức tạp. Chính vì phái Lý khí quá phức tạp, chia thành nhiều phái nhỏ, cho nên chúng ta phải đặc biệt chú  ý, phân biệt thật giả. Nếu không khó có thể tiếp nhận được kiến thức, thậm chí dẫn đến luận đoán sai lầm.

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về trường phái phong thủy này. Góp phần giúp cho người nhập môn lựa chọn và phân biệt  chính xác trong quá trình học tập và vận dụng vào thực tế.

Phải Bát trạch

Phái Bát trạch tổng hợp lại chỉ có 2 nội dung trọng điểm: Một là tọa sơn phối du tinh luận đoán cát hung. Du tinh là 4 sao cát lợi – Phục vị, Thiên y, Sinh khí, Diên niên và 4 sao hung hoa Ngũ quỷ, Tuyệt mệnh, Họa hại, Lục sát. Dùng 8 sao này theo tọa sơn Bát 5 quái nhà ở, chia thành Đông tứ trạch và Tây tứ trạch, sau đó kết – hợp với nhân mệnh, tức là Đông tứ mệnh kết hợp với Đông tứ trạch, 5 Tây tứ mệnh kết hợp với Tây tứ trạch để có thể luận đoán cát hung. Người cùng năm sinh, quẻ mệnh sẽ có bố cục phong thủy giống như nhau. Vì vậy, lý luận phong thủy của phái Bát trạch quá sơ lược, đơn giản, độ chính xác không cao.

Phái Mệnh lý

Ngũ hành hỷ kỵ trong mệnh cục phối hợp với Ngũ hành của 24 sơn và Huyền không phi tinh tiến hành bố cục phong thủy, kết hợp với màu sắc trang trí…

Phái Tam hợp

Lấy sơn thủy làm chủ đạo 24 sơn với vị trí tọa kết hợp với sơn để luận đoán mối quan hệ sinh khắc. Vị trí tọa kết hợp với sơn là chỉ vị trí tọa trên la bàn có quan hệ sinh khắc Ngũ hành với đỉnh núi hoặc công trình kiến trúc ở bên ngoài. Phối hợp với Thủy là chỉ 12 cung Trường sinh luận đoán cát hung. 12 cung Trường sinh là chỉ trường sinh, mộc dục, quan đới, lâm quan, đế vượng, suy, bệnh, tử, mộ, tuyệt, thai, dưỡng trong Mệnh lý học. Dùng 12 cung Trường sinh phối hợp với thủy khứ, thủy lại, chủ 2 yếu xem âm trạch. Nhưng trong phái Tam hợp, sự phối hợp trên thường có sự hỗn tạp âm dương, tiến hành vận dụng khó tránh được thiếu sót. Cho nên, chúng tôi cũng khuyên người học phong thủy, dùng 12 cung Trường sinh luận thủy lại, thủy khứ khó có thế toàn dụng, phải phân biệt được âm dương mới có thể được kết – quả như mong muốn.

Phái Phiên quái

Phái này dùng Bát quái phiến xuất Cửu tinh quái là chủ đạo, sau đó lại kết hợp với sơn thủy để luận cát hung. Phái Phiên quái có mấy loại diễn quẻ, như: Phủ tinh phiên quái, còn gọi là phép Hoàng Thạch Công, là dựa vào nạp giáp lấy Tham lang, Cự môn, Lộc tồn, Văn khúc, Liêm trinh, Vũ khúc, Phá quân, Tả phù, Hữu B bật để luận đoán.

Phái Huyền không đại quái

Huyền không đại quái còn gọi là Huyền không thái dịch quái, đưa toàn bộ 64 quẻ Chu dịch lên một tầng của la kinh, hiển thị một cách chính xác quái vận của mỗi quẻ và Ngũ hành Huyền không. Từ đó, dựa theo nguyên tắc tương sinh, tương khắc của Ngũ hành : phân tích vượng suy và bố cục phong thủy.

Phái Huyền không phi tinh

Nội dung chính của cuốn sách này giới thiệu về phái Huyền – không phi tinh. Đây là học thuyết lý luận linh nghiệm nhất, đang được công nhận. “Huyền” tức là thiên thời, “không” tức là không 5 gian và phương vị. Huyền không học vận dụng nguyên lý tương hỗ giữa thời gian và không gian để luận đoán sự biến đổi cát hung của 5 môi trường.

Cửu tinh của Huyền không gồm: Nhất bạch ở cung Khảm là Tham lang, Nhị hắc ở cung Khôn là Cự môn, Tam bích ở cung Chấn là Lộc tồn, Tứ lục ở cung Tốn là Văn khúc, Ngũ hoàng ở Trung cung là Liêm trinh, Lục bạch ở cung Càn là Vũ khúc, Thất xích ở cung Đoài là Phá quân, Bát bạch ở cung Cấn là Tả phù, Cửu tử ở cung Ly là Hữu bật. Huyền không học chú trọng tới mức độ thịnh suy của nguyên vận và kết hợp sự sinh khắc của 9 chữ số 1 đến 9 với hỷ kỵ trong mệnh cục. Người học chỉ cần nắm được điểm này, có thể nhập môn Huyền không học, điều chỉnh phong thủy nhà ở. Nhưng nếu muốn nắm được tinh túy của Huyền không học, đương nhiên sẽ còn phải đi sâu vào tìm hiểu. Ngoài phái Lý khí ra còn có phái Kỳ môn, phái Tỏa ngọc quan (Quá lộ âm dương).Ở đây không tiện đề cập tới. . .

Liên quan tới việc phân biệt các phái, phong thủy chỉ có phái Hình thế và phái Lý khí. Lý luận của chúng cũng thẩm thấu, liên 5 quan tới nhau. Đó chính là ý nghĩa của vạn pháp quy tông. Cho nên muốn nắm bắt được Phong thủy học phải tích lũy và hàm chứa tinh hoa của 2 phái này, muốn hiểu phái Lý khí cũng phải tiếp nhận tinh hoa của phái Hình thế. Nhưng do trường phái Phong thủy học không ít, sự chân ngụy, tinh thô đan xen, người học nhất định phải chọn lựa, nắm bắt được điều cốt tủy. Đừng vì sách nói chắng hết mà không đọc, chẳng nên thấy câu nói nửa chừng mà – không nghe, đừng vì lòng riêng mà coi thường yếu quyết. Nếu hàm hồ như thế cũng chỉ làm cho kiến thức thiếu thốn, lại mang tiếng ở đời là kẻ thông hiểu âm dương.

Tin tức liên quan

10 kỹ năng lấy dụng thần

Dưới đây đưa ra “10 kỹ năng lấy dụng thần”, tức 10 khái niệm cơ bản lấy dụng thần. Sau khi hiểu ...

Đắc thời, đắc địa, đắc thế

Hiểu được lý luận nhật can cường vượng mới có thể nắm được chính xác dụng thần của bát tự, ...

Nhật can cường vượng mới có thể “đảm nhiệm Tài, Quan”

Nhiều người thường có một nghi vấn: “Bát tự của tôi có Tướng tinh, vì sao không có quý nhân trợ giúp?”, ...

Căn cứ vào lưu niên để phán đoán tình hình cụ thể

Khi xác định đặc tính của bát tự cũng liệt ra cát hung của đại vận. Dưới đây luận về tình hình ...

Tác dụng thần kỳ của “Thiên can ẩn tàng trong Địa chi”

Khi đã nắm được lý luận cơ bản về phương pháp lấy dụng thần trong bát tự, tiếp theo dưới đây thông ...

Hợp cục biến hóa khôn lường

Phương pháp lấy dụng thần về cơ bản tuân theo quy luật dưới đây: Thứ nhất, trước tiên bắt đầu ...