Phục ngâm và phản ngâm trong cách cục phong thủy lý tưởng

Trong phi tinh bàn có 2 loại cách cục thuộc vào đại hung, tức Phản ngâm và Phục ngâm, dưới đây sẽ giới thiệu về 2 cách cục trên giúp độc giả tham khảo. Khi mà trong phi tinh bàn sơn tinh, hướng tinh là Ngũ hoàng nhập Trung cung, hơn nữa lại sắp thuận 8 cung, tức là Lục bạch đến cung Càn, Thất xích đến cung Đoài, Bát bạch đến cung Cấn, Cửu tử đến cung Ly, Nhất bạch đến cung Khảm.

PHỤC NGÂM

Trong phi tinh bàn có 2 loại cách cục thuộc vào đại hung, tức Phản ngâm và Phục ngâm, dưới đây sẽ giới thiệu về 2 cách cục trên giúp độc giả tham khảo. Khi mà trong phi tinh bàn sơn tinh, hướng tinh là Ngũ hoàng nhập Trung cung, hơn nữa lại sắp thuận 8 cung, tức là Lục bạch đến cung Càn, Thất xích đến cung Đoài, Bát bạch đến cung Cấn, Cửu tử đến cung Ly, Nhất bạch đến cung Khảm. Nhị hắc đến cung Khôn, Tam bích đến cung Chấn, Tứ lục đến cung Tốn, phi tinh 8 cung mà tương đồng với từng chữ trên địa bàn thì a cách cục này được gọi là Phục ngâm. Phục ngâm được chia ra thành Toàn cục phục ngâm và Đơn cung phục ngâm..

Toàn cục phục ngâm tức sơn tinh, hướng tinh là Ngũ hoàng nhập Trung cung, sắp thuận theo 8 cung, 8 cung phi tinh và bố cục địa bàn hoàn toàn tương đồng thì được gọi là Toàn cục phục ngâm. Ví dụ như Canh sơn Giáp hướng thuộc Tam vận:

Trên phi tinh đồ có thể thấy, sơn tinh Ngũ hoàng nhập Trung cung, sắp thuận theo 8 cung, Lục bạch đến Càn, Thất xích đến Đoài, Bát bạch đến Cấn, Cửu tử đến Ly, Nhất bạch đến Khảm, Nhị hắc đến Khôn, Tam bích đến Chấn, Tứ lục đến Tốn, cách cục phi tinh và địa bàn hoàn toàn giống nhau, cho nên Canh sơn Giáp hướng thuộc Tam vẫn là sơn bàn Toàn cục phục ngâm.

Đơn cung phục ngâm là chỉ trong Cửu cung có một hoặc một số cung nào đó phạm vào phục ngâm, loại này có thể chia thành 2 trường hợp, một loại là sơn, hướng, phi tinh sau khi nhập Trung cung sẽ bay sắp theo cung, phi tinh trong một cung nào đó và phi tinh của địa bàn tương đồng. Một loại khác là phi tinh trong một cung nào đó và vận tình của bản cung tương đồng với nhau, như vậy chúng ta sẽ khẳng định cung đó phạm Phục ngâm.

Nếu như sơn tinh tương đồng thì chính sơn tinh đó phạm vào Phục ngâm, nếu vẫn tinh tương đồng thì chính vận tinh phạm vào Phục ngâm. Ví dụ, Mão sơn Dậu hướng thuộc Thất vận: Từ phi tinh đồ có thể thấy, hướng tinh cung Đoài là Thất xích, Đoài là Thất xích, cho nên hướng tinh cung Đoài phạm Phục ngâm. Lại xem cung Tốn, Sơn tinh cung Tốn là Lục bạch, vận tinh là Lục x bạch, sơn tinh và vận tinh tương đồng, cho nên sơn tinh cung Tốn phạm Phục ngâm. Sau cùng là cung đàn, hướng tinh cung Càn là Bát bạch, vận tinh là Bát bạch, hướng tinh và vận tinh tương đồng, cho nên hướng tinh cung Càn phạm vào Phục ngâm. Ngoài ra, toàn cục sơn tinh của bàn cục này phạm vào Phản ngâm. Nội dung Phản ngâm sẽ trình bày kỹ dưới đây.

Bàn cục này các cung Tốn, cung Đoài và cung Càn phạm Phục ngâm, cho nên ở đây không bàn đến 3 cung này, đặc biệt là cung Tốn, nếu dùng ắt sẽ hung. Còn cung Đoài và cung Càn, do Thất xích đương vận, Thất xích là vượng tinh, Bát bạch là sao của sinh khí, cho nên trước mắt 2 cung này còn chưa hung, nhưng qua Thất vận và Bát vận thì hung họa ắt sẽ đến.

PHẢN NGÂM

Ngoài Phục ngâm còn có Phản ngâm, Phản ngâm chính là nói nếu sơn tinh, hướng tinh là Ngũ hoàng nhập Trung cung, sắp ngược theo 8 cung, tức là Lục bạch đến cung Tốn, Thất xích đến cung Chấn, Bát bạch đến cung Khôn, Cửu tử đến cung Khảm, Nhất bạch đến cung Ly, Nhị hắc đến cung Cấn, Tam bích đến cung Đoài, Tứ lục đến cung Càn. Phi tinh 8 cung tương phản với từng chữ địa bàn, vậy mà thì cách cục này chính là Phản ngâm. Phản ngâm cũng có 2 trường : hợp, tức Toàn cục phản ngâm và Đơn cung phản ngâm.

Toàn cục phản ngâm chính là chỉ sơn tinh hoặc hướng tinh là Ngũ hoàng sắp ngược với 8 cung hình thành nên cách cục tương phản với địa bàn, ví dụ Sửu sơn Mùi hương thuộc Bát vận:

Từ phi tinh đồ chúng ta thấy rằng, hướng tinh Ngũ hoàng sau khi nhập Trung cung đã bay ngược, Tứ lục đến Càn, Tam bích đến Đoài…. Kết quả sắp tương phản với địa bàn cho nên cục này phạm a vào Toàn cục phản ngâm.

Đơn cung phản ngâm

Phản ngâm cũng có trường hợp Đơn cung phản ngâm, nhưng Đơn cung phản ngâm và Đơn cung phục ngâm khác nhau. Đơn cung phản ngâm là chỉ nếu mỗi sơn hướng phi tinh ở một cung nào đó có số cộng lại với số bản cung địa bàn tương ứng là 10 thì gọi cung này là sơn tinh hoặc hướng tinh phạm Phản ngâm. Ví dụ, Mão Sơn Dậu hướng thuộc Bát vận:

Từ phi tinh đồ thấy rằng, sơn tinh trong cung Ly là Nhất bạch, cung Ly là Cửu tử, Nhất bạch và Cửu tử thuộc cách cục Phu phụ hợp thập, cho nên sơn tinh cung Ly phạm phản ngâm. Ngoài ra, hướng tinh và vận tinh cung Càn đều là Cửu tử, cho nên hướng tinh cung Càn phạm Phục ngâm. Ngoài ra, bàn này còn là cách cục Song tinh hội hướng.

Cục này cung Ly phạm phản ngâm, cho nên phương vị cung Ly không nên dùng, nếu không sẽ dễ chuốc lấy quan phi. Vì Lục bạch, Nhất bạch hợp thành quẻ Thiên thủy Tụng, nếu gặp bàn cục này thì cũng phạm vào việc quan.

Thế quẻ Phản phục ngâm

Ngoài Toàn cục phản phục ngâm và Đơn cung phản phục ngâm ra thì còn có một loại là quẻ thế Phản phục ngâm. Quả thế Phản phục ngâm chính là khi sử dụng quẻ thế thì xuất hiện hiện tượng B Phản phục ngâm, lúc này toàn cục đều sẽ hình thành 8 quẻ thuần. . Ví dụ như Càn sơn Tốn hướng kiêm Tuất Thìn thuộc Ngũ vận:

Thiên bàn Ngũ hoàng nhập Trung cung, sắp đến sơn tinh là Lục bạch, hướng tinh Tứ lục, Lục bạch nhập Trung cung không kiêm, sắp thuận 8 cung; hướng thượng vận tinh là Tứ lục dùng Lục h bạch Vũ khúc kiêm, sắp thuận 8 cung. Như vậy, 2 sao sơn và hướng trong Cửu cung đều tương đồng, đó gọi là Phục ngâm, cũng còn gọi là 8 quẻ thuần. Loại cách cục này chỉ phát sinh ở thế quẻ kiêm hướng thượng của 2 cung Càn Tốn tọa sơn lập hướng, hơn nữa đều phát sinh trong Ngũ vận, tổng cộng có 6 tinh bàn, tức là:

Ngũ vận:

Càn sơn Tốn hướng kiêm Tuất sơn Thìn hướng hoặc Hợi sơn Ty Tỵ hướng.

Tốn sơn Cần hướng kiêm Thìn sơn Tuất hướng hoặc Ty Sơn Họi hướng.

Hợi sơn Tỵ hướng kiêm Càn sơn Tốn hướng hoặc Nhâm sơn Bính hướng.

Tỵ Sơn Hợi hướng kiêm Tốn sơn Cần hướng hoặc Bính sơn Nhâm hướng.

Tuất sơn Thìn hướng kiêm Càn sơn Tốn hướng hoặc Tân sơn Ất hướng.

Thìn sơn Tuất hướng kiêm Tốn sơn Cần hướng hoặc Ất sơn Tân hướng.

Phản ngâm và Phục ngâm là cách cục đại hung trong phi tinh bàn. Dương Quân Tùng từng nói: “Phản ngâm, Phục ngâm họa khó chống”. Nói chung, nếu toàn cục sơn bàn phạm Phản ngâm, Phục ngâm thì chủ tổn hại nhận định, nếu toàn cục hướng tinh phạm 7 Phản ngâm, Phục ngâm thì chủ phá tài. Nếu Phản ngâm, Phục ngâm đồng thời xuất hiện trong bàn thì họa hại càng mạnh, nhẹ thì dễ gặp hung hại, nặng thì tính mạng khó giữ. Nếu đơn cung phạm B Phục ngâm, Phản ngâm thì phương vị của đơn cung sở tại không nên dùng, nếu không sẽ xảy ra họa hại. Thông thường, nếu so sánh thì mức độ nguy hại của Phản ngâm nặng hơn so với Phục ngâm.

Lý do Phản ngâm, Phục ngâm có mức độ nguy hại lớn như vậy chủ yếu có liên quan đến Ngũ hoàng. Ngũ hoàng phương vị ở trung Hương, là hoàng cực, không thuộc vào thuộc tính 8 cung quái. Sau khi tiến nhập vào mỗi vận, mỗi cung thì nó dựa theo thuộc tính Ngũ hành mỗi cung mà phát huy tác dụng, hoặc là tương xung với nhau hoặc là khắc sát nhau, từ đó mà gây nên họa hại.

Ví dụ như, Ngũ hoàng tiến nhập cung Cấn thì sẽ có.tai họa lớn, nếu trở về cung bản vị thì sát khí sẽ tiêu giảm. Chính vì vậy, phi tinh bàn xuất hiện Phản ngâm, Phục ngâm thì đều là do Ngũ hoàng dẫn đến.

Cục Phản ngâm, Phục ngâm phần lớn đều là 3 loại cách cục phi tinh Sơn tinh hạ thủy, Hướng tinh thượng Sơn và Thượng Sơn hạ thủy hình thành, có liên quan với nhau. Chính vì vậy mà cục Phản ngâm, Phục ngâm phần lớn đồng thời là cục Thượng sơn hạ thủy, đối với trạch vận chúng sẽ phát sinh ra họa hại, về cơ bản cũng đồng thời xảy ra sự ứng nghiệm.

Nếu Phản ngâm, Phục ngâm đồng thời là cục Thượng sơn hạ thủy thì cát hung dễ phán đoán, nhưng a nếu là cục Vượng sơn vượng hướng thì tình hình tương đối phức tạp, lúc này cần phải nắm vững một nguyên tắc, tức là khi gặp sao đương vận thì tốt, khi vận thoái thì ắt sẽ gặp hung tai. Nếu sao = đương vận phạm Phục ngâm mà không hại thì sẽ là phúc. Nếu đơn cung hướng tinh phạm Phản ngâm, hơn nữa hướng tinh đó lại là sao đương vận thì cung đó gặp thủy sẽ chủ phát tài, nhưng khi thoái vận thì hung ở cục Phản ngâm ban đầu sẽ phát huy, hơn nữa nguy hại lại càng nặng hơn.

BỔ CỨU VỀ PHẢN NGÂM, PHỤC NGÂM

Trong tác phẩm Tòng sự tùy bút, Khương Nghiêu đã nói rằng, sự nguy hại của Phản ngâm, Phục ngâm lợi hại nhất là phát sinh ở hướng thủ, còn ở các phương vị khác nếu môi trường địa lý xung . quanh mà tốt thì còn có thể chế hóa khắc phục được.

Tình hình của Phản ngâm, Phục ngâm nói chung là song song với cách cục 2 Thượng Sơn hạ thủy, nếu được bổ cứu thì sẽ dẫn đến thay đổi. Ngoài phù hợp với vận bàn “Tam bàn quái” có thể giải cứu được thì còn có thể dùng phương thức quẻ thế để thay đổi phi tinh trong mỗi vận bàn, khiến cho phi tinh thay cung đổi sao, giảm bớt được tính hung giảm nguy hại. Nếu khi lập hướng mà xuất hiện tình hình Phản ngâm, Phục ngâm, đặc biệt là khắp bàn phạm Phục ngâm thì : không nên dùng.

Cách cục của Phản ngâm, Phục ngâm dễ ứng dụng ở nơi có địa thế rộng rãi, bằng phẳng, tốt nhất có nước chảy, ao hồ, nếu có sơn loan khởi phục thì ắt sẽ xảy ra họa hại.

 

Tin tức liên quan

10 kỹ năng lấy dụng thần

Dưới đây đưa ra “10 kỹ năng lấy dụng thần”, tức 10 khái niệm cơ bản lấy dụng thần. Sau khi hiểu ...

Đắc thời, đắc địa, đắc thế

Hiểu được lý luận nhật can cường vượng mới có thể nắm được chính xác dụng thần của bát tự, ...

Nhật can cường vượng mới có thể “đảm nhiệm Tài, Quan”

Nhiều người thường có một nghi vấn: “Bát tự của tôi có Tướng tinh, vì sao không có quý nhân trợ giúp?”, ...

Căn cứ vào lưu niên để phán đoán tình hình cụ thể

Khi xác định đặc tính của bát tự cũng liệt ra cát hung của đại vận. Dưới đây luận về tình hình ...

Tác dụng thần kỳ của “Thiên can ẩn tàng trong Địa chi”

Khi đã nắm được lý luận cơ bản về phương pháp lấy dụng thần trong bát tự, tiếp theo dưới đây thông ...

Hợp cục biến hóa khôn lường

Phương pháp lấy dụng thần về cơ bản tuân theo quy luật dưới đây: Thứ nhất, trước tiên bắt đầu ...