Phong thủy Huyền không cho rằng, không gian và thời gian đều có chu kỳ nhất định. Thời gian vũ trụ là thời khắc phát sinh biến hóa. Sự biến hóa này là vô hạn, có quy luật tuần hoàn. Kinh dịch nói: “Vô vẫn vô phục, thiên địa tế dã” (Có đi có về là định luật của đất trời).
Nguồn gốc của Tam nguyên cửu vận
Phong thủy Huyền không cho rằng, không gian và thời gian đều có chu kỳ nhất định. Thời gian vũ trụ là thời khắc phát sinh biến hóa. Sự biến hóa này là vô hạn, có quy luật tuần hoàn. Kinh dịch nói: “Vô vẫn vô phục, thiên địa tế dã” (Có đi có về là định luật của đất trời). Quy luật vận hành này là quy luật biến đổi lớn nhất của vạn vật. Từ khi hình thành, phong thủy Huyền không đã tự thu nạp lý luận chu kỳ tuần hoàn và sự biến đổi thời gian, hình thành khái niệm nguyên vận, nguyên có tuần hoàn và vận có vượng suy.
Tam nguyên Cửu vận là sản phẩm được hình thành từ sự vận hành của tinh dầu trong Thái dương hệ. Mộc tinh vận hành xoay quanh mặt trời là 12 năm, Thổ tinh vận hành xoay quanh mặt trời là 30 năm, cứ cách 20 năm lại gặp nhau một lần. 2 đại hành tinh Mộc tinh và Thổ tinh có ảnh hưởng tương đối lớn tới trái đất của chúng ta. Vì thế, con người lấy niên hạn 20 năm 2 hành tinh này gặp nhau là 1 vận. Lấy bội số nhỏ nhất của 12 năm vận hành của a Mộc tinh và 30 năm vận hành của Thổ tinh là 60, định ra thành 1 nguyên, Tam nguyên tắc 3 Giáp Tý, tổng cộng là 180 năm.
Một quan điểm khác về Tam nguyên Cửu vận lại cho rằng, từ 1 thời thượng cổ người ta sử dụng can chi để ghi năm. Tương truyền từ năm 2697 trước Công nguyên, Hoàng Đế đã suy diễn ra lịch pháp thiên tượng. Năm này định là năm Hoàng Đế thứ nhất, cứ hết 60 năm là 1 chu kỳ, gọi là 60 Hoa Giáp, là 1 nguyên. Tam nguyên tắc là 3 Giáp Tý, tổng cộng có 180 năm, Tam nguyên lại phân thành Thượng nguyên, Trung nguyên, Hạ nguyên. Cửu vận 7 lại căn cứ vào Cửu tinh mà ra, theo thứ tự Nhất bạch vận Thủy, Nhị hắc vận Thổ, Tam bích vận Mộc, Tứ lục vận Mộc, Ngũ hoàng vận Thổ, Lục bạch vận Kim, Thất xích vận Kim, Bát bạch vận Thố, Cửu tử vận Hỏa.
Từ trên có thể thấy, nguyên, vận với ngày, tháng, năm đều là : khái niệm thời gian hình thành từ sự vận chuyển tinh cầu trong vũ trụ. Sách Linh thành tinh nghĩa có viết: “Vũ trụ hữu đại quan hợp, khí vận vị chủ; Sơn xuyên hữu chân tính tình, khí thế vị tiên. Địa đi vận hữu hữu duy di nhi thiên khí tòng chi, thiên vận hữu chuyển biến nhi địa khí ứng chi”. Câu nói này thuyết minh cho nguyên, vận, ngày, tháng, năm. Khái niệm thời gian này là y cứ lý luận quan trọng của phong thủy Huyền không. Nghiên cứu Huyền không cần phải nắm rõ nguyên, vận, năm, nếu không sẽ không có cách nào để có thể khởi tinh bàn và phán đoán cát hung.
Phương pháp phân chia thời gian Tam nguyên cửu vận
Phương pháp phân chia thời gian Tam nguyên Cửu vận là y cứ quan trọng của phong thủy Huyền không, chỉ có phối hợp Tử bạch Cửu tinh của tháng, năm với vận tình, sao bản mệnh của sơn . hướng và trạch chủ để luận đoán mới có thể xác định được một cách chính xác cát hung của người trong nhà và mức độ vượng suy của vận trạch. Dưới đây xin được trình bày thời gian của Tam nguyên Cửu vận:
Thượng nguyên:
Nhất vận từ năm 1864 1883 (năm Giáp Tý đến năm Quý Mùi)
Nhị vận từ năm 1884 – 1903 (năm Giáp Thân đến năm Quý Mão)
Tam vận từ năm 1904 – 1923 (năm Giáp Thìn đến năm Quý Mão)
Trung nguyên:
Tứ vận từ năm 1924 – 1943 (năm Giáp Tý đến năm Quý Mùi)
Ngũ vận từ năm 1944 1963 (năm Giáp Thân đến năm Quý Mão)
Lục vận từ năm 1964 – 1983 (năm Giáp Thìn đến năm Quý Hợi)
Hạ nguyên:
Thất vận từ năm 1984 – 2003 (năm Giáp Tý đến năm Quý Mùi)
Bát vận từ năm 2004 – 2023 (năm Giáp Thân đến năm Quý Mão)
Cửu vận từ năm 2024 – 2043 (năm Giáp Thìn đến năm Quý Hợi).
Biết được nhà ở thuộc vào nguyên vận nào để xây dựng, có được nguyên vận bàn tức là biết được trạch vận của nhà ở. Nhà ở và con người là như nhau, quá trình kiến tạo nhà ở cũng giống như ngày sinh của một sinh mệnh, cho nên biết nhà ở được xây dựng trong thời gian nào thì có thể biết được mức độ thịnh suy của ngôi nhà đó. Niên vận là vận thế của sao nhập vào Trung cung thuộc năm nắm giữ.
24 sơn với Tam nguyên
24 sơn dựa vào Bát quái lập thành 8 hướng, mỗi phương phân thành Thiên nguyên, Địa nguyên, Nhân nguyên. Mỗi quả quản 3 sơn, mỗi sơn đối ứng với 1 nguyên, sơn ở giữa là Thiên nguyên, Sơn ở trước là Địa nguyên, sơn ở sau là Nhân nguyên. Có thể lấy 3 sơn 2 Nhâm Tý Quý ở cung Khảm làm ví dụ, Tý là Thiên nguyên, Nhân là Địa nguyên, Quý là Nhân nguyên. 24 sơn đối ứng với Tam nguyên như sau:
Quẻ Khảm: Địa nguyên long – Nhâm Sơn, Thiên nguyên long – Tý sơn, Nhân nguyên long – Quý sơn.
Quẻ Cấn: Địa nguyên long – Sửu Sơn, Thiên nguyên long – Cấn sơn, Nhân nguyên long – Dân sơn.
Quẻ Chấn: Địa nguyên long – Giáp sơn, Thiên nguyên long – Mão sơn, Nhân nguyên long – Ất sơn.
Quẻ Tốn: Địa nguyên long – Thìn sơn, Thiên nguyên long – Tốn sơn, Nhân nguyên long – Tỵ sơn.
Quẻ Ly: Địa nguyên long – Bính sơn, Thiên nguyên long – Ngọ a sơn, Nhân nguyên long – Đinh sơn.
Quẻ Khôn: Địa nguyên long – Mùi sơn, Thiên nguyên long – – Khôn sơn, Nhân nguyên long – Thân sơn.
Quẻ Đoài: Địa nguyên long – Canh Sơn, Thiên nguyên long – B Dậu sơn, Nhân nguyên long – Tân sơn.
Quẻ Càn: Địa nguyên long – Tuất sơn, Thiên nguyên long – Càn sơn, Nhân nguyên long – Hợi sơn.
NGUỒN GỐC CỦA TAM NGUYÊN CỬU VẬN