Thành môn quyết pháp trong phong thủy học

Thành môn quyết pháp là một phương pháp phụ trợ dùng khi tọa sơn lập hướng mà bàn cục không phải vượng sơn vượng hướng để đạt được hiệu quả tương đương vượng sơn vượng hướng. Nó chủ yếu thông qua Thành môn vượng khí để được mục đích vượng định vượng tài, hưng vượng phát đạt.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ ĐƯỢC THÀNH MÔN VƯỢNG KHÍ?

Khi tọa sơn lập hướng, Thành môn vượng khí từ đâu đến? Nó đến từ quẻ ở hai bên hướng phương. Ví như: Lập Ly hướng, Thành môn vượng khí từ trong quẻ Khôn và Tốn ở hai bên nó. Lập Khôn hướng, Thành môn vượng khí từ trong quẻ Ly và quẻ Đoài ở hai bên nó. Lập Đoài hướng, Thành môn vượng khí từ trong quẻ Khôn và 1 quẻ Càn ở hai bên nó. Lập Càn hướng, Thành môn vượng khí từ trong quẻ Đoài và quẻ Khảm ở hai bên nó.

Lập Khảm hướng, Thành môn vượng khí từ trong quẻ Càn và 4 quẻ Cấn ở hai bên nó. Lập Cấn hướng, Thành môn vượng khí từ trong quẻ Khảm và quẻ Chấn ở hai bên nó. Lập Chấn hướng, Thành môn vượng khí từ trong quẻ Cấn và quẻ Tốn ở hai bên nó. Lập Tốn hướng, Thành môn vượng khí từ trong quẻ Chấn và quẻ Ly ở hai bên nó.

THÀNH MÔN CHÍNH VÀ THÀNH MÔN PHỤ 

Tại sao Thành môn vượng khí lại có được từ quẻ ở hai bên lập hướng? Vì đây là dựa vào nguyên lý Hà Lạc. Như lập Khảm hướng Khảm là 1, Càn là 6, phù hợp 1, 6 cùng cung. Lập Ly hướng, Ly là 9, Tốn là 4, phù hợp 4, 9 là bạn. Chúng ta gọi phương có hướng phương phù hợp “số sinh thành” là Thành môn chính, cũng gọi là Thành môn chính cách hoặc chính mã, nếu có thể ở phương khác được vượng khí thì phương khác gọi là Thành môn phụ, cũng gọi là Thành môn thiên cách, hoặc tá mã. Tức:

Lập Khảm hướng, 2 quẻ Khảm Càn hợp 1, 6 cùng cung, Càn là Thành môn chính, nếu ở phương Cận được vượng khí, Cấn là Thành môn phụ. Lập Cấn hướng, 2 quẻ Cấn Chấn hợp 3, 8 là bạn, Chấn là Thành môn chính, nếu ở quẻ Khảm được vượng khí, Khảm là Thành môn phụ.

Lập Khôn hướng, 2 quẻ Khôn Đoài hợp 2, 7 cùng đường, Đoài là Thành môn chính, nếu ở quẻ Ly được vượng khí, Ly là Thành môn phụ.

Lập Tốn hướng, 2 quẻ Tốn Ly hợp 4, 9 là bạn, Ly là Thành môn chính, nếu ở quẻ Chấn được vượng khí, Chấn là Thành môn phụ. Lập Chấn hướng, 2 quẻ Chấn Cấn hợp 3, 8 là bạn, Cấn là Thành môn chính, nếu ở quẻ Tốn được vượng khí, Tốn là Thành môn phụ. Lập Ly hướng, 2 quẻ Ly Tốn hợp 4, 9 là bạn, Tốn là Thành môn chính, nếu ở quẻ Khôn được vượng khí, Khôn là Thành môn phụ.

Lập Đoài hướng, 2 quẻ Đoài Khôn hợp 2, 7 cùng đường, Khôn là Thành môn chính, nếu ở quẻ Càn được vượng khí, Càn là Thành môn phụ. Lập Càn hướng, 2 quẻ Càn Khảm hợp 1, 6 cùng đường, Khảm là Thành môn chính, nếu ở quẻ Đoài được vượng khí, Đoài là Thành môn phụ.

NGUYÊN TẮC LẤY THÀNH MÔN

Trên thực tế khi lấy Thành môn không dựa vào 8 phương vị nói : trên. Bát quái tổng cộng có 24 sơn hướng, do đó cần dựa vào sơn hướng khác nhau để lấy Thành môn. Khi lấy Thành môn cần tuân theo một nguyên tắc, tức Thành môn nguyên long cần đồng nhất : với nguyên long của hướng phương lập, như lập hướng Thiên nguyên long, vậy Thành môn dùng cũng là Thiên nguyên long trong quái cung ở hai bên. Lập hướng là Địa nguyên long thì Thành môn lấy ở hai bên cũng là Địa nguyên long. Lập hướng là Nhân nguyên long, Thành môn ở hai bên dùng cũng là Nhân nguyên long. Chỉ có nguyên long đồng nhất mới có thể giữ được khí thuần khiết đồng nguyên. Khí chỉ có thuần khiết đồng nguyên, không hỗn tạp mới có hiệu lực, nếu không sẽ phạm sai nhầm, không có tác dụng của Thành môn quyết.

Dưới đây là bảng Thành môn phụ, Thành môn chính đối ứng với 24 sơn hướng.

Nhâm Phương pháp lấy Thành môn.

Lấy Thành môn là mấu chốt của Thành môn quyết, nhưng đối với lập hướng không phải tất cả lập hướng đều có Thành môn chính hoặc Thành môn phụ. Có hướng phương chỉ có một bên có 2 một Thành môn chính hoặc một Thành môn phụ, còn bên khác không có, có trường hợp thậm chí không lấy được Thành môn. Đó là do lấy Thành môn ngoài tuân theo nguyên tắc trên còn cần xác định từ tính chất âm dương của Hậu thiên Bát quái đối ứng với thiên bàn phi tinh ở hai bên hướng phương.

Ví dụ: Tuất sơn Thìn hướng thuộc Nhất vận, phi tinh bàn như hình sau:

Từ phi tinh đồ trên, Thành môn ở hai bên hướng Thìn là Giáp và Bính, cùng là Địa nguyên long, chính xác là đồng nguyên nhất khí. Hướng tinh là Cửu tử, phương Giáp là Bát bạch, phương Bính là Ngũ hoàng. Bát bạch đối ứng với quẻ Cấn của Hậu thiên Bát quái. Địa nguyên long của quẻ Cấn là âm, do đó Bát bạch gặp âm bay ngược.

Từ sơ đồ trên, vượng tinh Nhất bạch bay đến vị trí Giáp, do đó phương Giáp có thể là Thành môn phụ của hướng Thìn. Lại nhìn sơ đồ bay của Ngũ hoàng, Ngũ hoàng trong Hậu thiên Bát quái ở Trung cung, nó căn cứ vào tọa hướng hướng sơn để xác định thuận 7 ngược, phương Bính là dương, do đó bay thuận:

Từ sơ đồ trên thấy, Cửu tử bay đến vị trí phương Bính mà không phải vượng tinh Nhất bạch, do đó phương tính không thể là Thành môn của hướng Thìn. Do đó, Tuất sơn Thìn hướng thuộc Nhất vận chỉ có phương Giáp là Thành môn phụ của nó mà không có Thành môn chính. Có trường hợp lập hướng ở hai bên đều có thành môn có thể lấy, như Tý sơn Ngọ hướng thuộc Tứ vận:

Từ phi tinh đồ có thể thấy, đây là cách cục Song tinh hội tụ, chủ về vượng định phá tài, hướng phương không có vượng khí, cần từ trong Thành môn lấy vượng khí đế cầu vượng tài. Thàn chính của Tý sơn Ngọ hướng là Tốn, Thành môn phụ là Khôn, sao kề bên Tam bích đến phương Tống Nhất bạch đến phương Khôn. Tam bích trong Hậu thiên Bát quái đối ứng Chấn, Thiên nguyên long thuộc âm, bay ngược, sơ đồ phi tinh là:

Từ sơ đồ có thể thấy, vượng tinh đường lệnh Tứ lục bay đến phương Tốn, do đó phương Tốn là Thành môn chính của hướng Ngọ. Lại xem phương Khôn, phương Khôn kề bên Nhất bạch, Nhất bạch đối ứng quẻ Khảm trong Hậu thiên Bát quái, Thiên nguyên long của quẻ Khảm thuộc âm, bay ngược:

Từ sơ đồ trên, vượng tinh Tứ lục đường lệnh bay đến phương Khôn, do đó Khôn là Thành môn phụ của hướng Ngọ. Tức hai bên của Tý sơn Ngọ hướng thuộc Tứ vận đều có Thành môn, Tốn là Thành môn chính của nó, Khôn là Thành môn phụ của nó.

THÀNH MÔN TRONG ĐỊA HÌNH THỰC TẾ

Nói đến ở trên là Thành môn trong bàn lý, Thành môn cần khi xây dựng nhà hay một thực tế là gì? Địa hình phù hợp Thành môn quyết chủ yếu có chỗ nước giao nhau, chỗ thoát nước, chỗ cong của sông (không phải chỗ cong của đường). Thành môn quyết thực tế là Thủy pháp”, ứng dụng Thành môn quyết không tách rời khỏi nước, nếu không có nước thì Thành môn quyết không thể dùng. Trong

hiện thực thường có người xem cửa hoặc đường thường xuyên qua a lại nhất như ngã tư, đầu ngõ ở ngoài dương trạch làm Thành môn quyết để luận đoán cát hung dương trạch, đây là sai lầm. Đối với sử dụng chỗ nước giao nhau, chỗ thoát nước, khúc lượn của sông, chỗ phát sáng của ao hồ, đầm nước phán đoán cát hung dương trạch âm trạch, cũng cần kết hợp môi trường xung quanh để có được kết quả chính xác.

CHIẾU THẦN

Chiếu thần thực chất là Thành môn, nó tương ứng với Chính thần, Linh thần. Như Nhất vận dụng Nhất bạch làm Chính thần, Cửu tử là Linh thần. Nhị vận lấy Nhị hắc là Chính thần, Bát bạch là Linh thần. Tam vận lấy Tam bích làm Chính thần, Thất xích là

Linh thần, còn lại tương tự. Trong Thành môn quyết, dùng Sơn đương vượng làm Chính thần, hướng đương suy làm Linh thần, do đó dùng thủy tương phụ làm Chiếu thần.

ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG THÀNH MÔN QUYẾT

1. Phải có Minh đường thủy, nước giao nhau, khúc lượn của dòng sông, chỗ thoát nước.

2. Đồng nguyên long giữa 2 quả trái phải hướng thủ là Thành môn của hướng thủ đó. Nếu không đồng nguyên, tức ngược thành kiếp tài hoặc sát khí, chủ về trong nhà nữ giới gặp nạn, nam suy bại.

3. Biết Thành môn trong lý luận còn cần nghiệm chung Thành môn có thể dùng hay không, nếu xếp Huyền không Ngũ hành đến đương lệnh vượng tinh, đến Thành môn thì Thành môn này có thể sử dụng.

4. Lực của Thành môn mạnh hơn vượng sơn vượng hướng. Trên thực tế khi xây nhà, cất mộ, nếu sơn hướng bất lợi nhưng phù hợp : điều kiện Thành môn cũng có thể dùng. Nhưng vẫn tinh Thành môn một khi lùi lập tức gặp suy bại, lúc này cần tu sửa hoặc di dời. Nếu khi xuất vận vừa đúng gặp vượng Sơn vượng hướng, nhân cơ hội này xây mới bia mộ vẫn có thể thay thế.

5. Lực của Thành môn chính mạnh hơn Thành môn phụ.

6. Ở nơi có 4 Sơn bao quanh, môi trường hoàn mỹ, nếu c một chỗ khuyết thì là chỗ thoát nước, chỗ này có thể dùng Thành môn quyết đoán định cát hung. Chỗ có nhiều cửa khuyết không thể : dùng Thành môn quyết.

Tin tức liên quan

10 kỹ năng lấy dụng thần

Dưới đây đưa ra “10 kỹ năng lấy dụng thần”, tức 10 khái niệm cơ bản lấy dụng thần. Sau khi hiểu ...

Đắc thời, đắc địa, đắc thế

Hiểu được lý luận nhật can cường vượng mới có thể nắm được chính xác dụng thần của bát tự, ...

Nhật can cường vượng mới có thể “đảm nhiệm Tài, Quan”

Nhiều người thường có một nghi vấn: “Bát tự của tôi có Tướng tinh, vì sao không có quý nhân trợ giúp?”, ...

Căn cứ vào lưu niên để phán đoán tình hình cụ thể

Khi xác định đặc tính của bát tự cũng liệt ra cát hung của đại vận. Dưới đây luận về tình hình ...

Tác dụng thần kỳ của “Thiên can ẩn tàng trong Địa chi”

Khi đã nắm được lý luận cơ bản về phương pháp lấy dụng thần trong bát tự, tiếp theo dưới đây thông ...

Hợp cục biến hóa khôn lường

Phương pháp lấy dụng thần về cơ bản tuân theo quy luật dưới đây: Thứ nhất, trước tiên bắt đầu ...