Lịch sử hình thành và phát triển của nhân tướng học

Bộ môn Nhân tướng học đã có lịch sử phát triển trải dài suốt hàng nghìn năm qua và vấn còn được lưu truyền rộng rãi cho tới ngày nay. Sở dĩ nó có được sức sống lâu bền trong dân gian, lại được các giai cấp thống trị biết đến và tin dùng, bởi vì ẩn chứa dưới lớp vỏ bề ngoài có màu sắc thần bí kia chính là những nét tinh hoa rất phù hợp với khoa học và những đạo lý thông thường trong cuộc sống. Bộ môn Nhân tướng học dung nạp kinh nghiệm sống của tất cả các giai tầng khác nhau trong xã hội, bao gồm cả những lý luận trong Đông y học và Mệnh lý học để trở thành một hệ thống lý luận sâu sắc, hàm súc. Vậy, xét cho đến cùng, tinh thần khoa học được thể hiện ở bộ môn Nhân tướng học này là như thế nào?

Những yếu tố hình thành nên bộ môn nhân tướng học

Nhân tướng học là bộ môn khoa học đã có từ lâu đời. Thế nhưng, làm thế nào để bộ môn này xâm nhập được vào đời sống của các giai cấp thống trị và chi phối đến cả những lĩnh vực có tầm quan trọng rất lớn như nhìn nhận, đánh giá và sử dụng con người? Mặt khác, quá trình xuất hiện và phát triển của bộ môn Nhân tướng học được diễn ra như thế nào? Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, khảo sát, người ta nhận thấy rằng bộ môn Nhân tướng học có tới ba khởi nguyên lớn:

Khởi nguyên thứ nhất là gì

Khởi nguyên thứ nhất chính là những tinh hoa trí tuệ của nhân loại được đúc kết từ trong lịch sử sinh tồn.

Phần trọng tâm quan trọng nhất của bộ môn Nhân tướng học chính là mối quan hệ vô cùng mật thiết giữa phẩm hạnh, tính nết và dáng vẻ, thái độ của mỗi người. Trước hết, mối quan hệ này đã không ngừng được tổng kết và tích lũy lại trong thực tiễn cuộc sống. Đây cũng chính là sự tích lũy và lắng đọng của những kinh nghiệm quan sát, nhận biết con người của người xưa. Đồng thời, mối quan hệ này cũng đã được kiểm chứng trong suốt chiều dài lịch sử. Ví dụ: Một người có các ngón tay thuôn nhỏ, nuột nà không thể là kẻ nông phu làm ruộng vất vả quanh năm ngày tháng. Những kinh nghiệm như vậy tưởng chừng rất bình thường nhưng trên thực tế lại là những tư duy mang tính lô-gic chặt chẽ và nghiêm túc. Đồng thời, trong Nhân tướng học cũng bao gồm cả thành phần của những bộ môn khoa học khác như xã hội học, nhân loại học, tâm lý học, thẩm mỹ học, thống kê xã hội học,… Vì vậy, có thể kết luận rằng, Nhân tướng học là một bộ môn khoa học mang tính kinh nghiệm.

Nhân tướng học xuất phát từ kinh nghiệm sống

Nhân tướng học được bắt nguồn từ dân gian. Mọi người thường căn cứ vào những kinh nghiệm sống của mình để phán đoán những đặc trưng được thể hiện qua tướng mạo. Ví dụ: Nam giới có tay và chân dài là tướng tốt. Bản chất của nhận định này là nếu nam giới có đôi tay và đôi chân dài thì sẽ có khả năng leo trèo và mang vác vật nặng rất tốt, cũng có nghĩa là người đó sẽ lo lắng được cho cuộc sống của cả gia đình. Hay như nữ giới nếu có các ngón tay thon dài, nuột nà chắc chắn sẽ không phải người nông dân lao động vất vả.

Khởi nguyên thứ hai

Khởi nguyên thứ hai của bộ môn Nhân tướng học chính là thuật Vu y thời cổ đại.

Trong tiếng Hán cổ đại, “vu” (bói) và “y” (trị bệnh) thực chất chỉ là một. Thuật Vụ y cho rằng, hệ thống kinh lạc trong cơ thể người cũng chính là hệ thống huyết mạch của cơ thể. Song song với việc “cai quản” sức khoẻ của mỗi người, hệ thống này cũng phản ánh vận mệnh của người đó. Có nghĩa là, kinh lạc không những sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn có ảnh hưởng đến trạng thái và hoạt động tâm lý của mỗi người. Hơn nữa, tất cả những ảnh hưởng này đều sẽ được thể hiện qua ngũ quan trên gương mặt. Vì vậy, các thầy tướng số hoàn toàn có thể thông qua việc quan sát khuôn mặt một người để đưa ra nhận định về tình trạng sức khoẻ cũng như trạng thái tâm lý của người này trong thời điểm đó. Đây chính là cơ sở của thủ pháp “vọng” (quan sát) trong bốn thủ pháp thăm bệnh vọng (nhìn), văn (nghe), vấn (hỏi), thiết (st) trong Đông y, tức thông qua việc quan sát tỉ mỉ toàn bộ khuôn mặt và phần

miệng, lưỡi của người bệnh để phát hiện ra những triệu chứng bệnh tật. Ân đường nằm tại vùng cao nhất ở giữa khuôn mặt, là huyệt vị có liên quan đến phổi. Bằng việc quan sát tỉ mỉ màu sắc và những biểu hiện khác ở ấn đường, thầy thuốc hoặc thầy tướng số hoàn toàn có thể phán đoán được tình trạng sức khoẻ cũng như trạng thái tinh thần của người bệnh trong thời gian gần đây. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, những kết luận của Nhân tướng học là có cơ sở khoa học và hoàn toàn có thể tin tưởng được.

Khởi nguyên thứ ba

Khởi nguyên thứ ba của bộ môn Nhân tướng học chính là đưa mệnh lý học vào Nhân tướng học.

Căn cứ vào sự phân bố của những nhân tố như Thiên can, Địa chi, vận khí Tam nguyên trên ngũ quan của gương mặt, kết hợp với thuật số phong thuỷ truyền thống để tiến hành quan sát tướng mạo của người đó. Trên thực tế, người ta không thể xác định được ngọn nguồn chính xác của quá trình này. Đây là một trong những phương pháp mà các thuật sĩ phong thuỷ đời sau đã căn cứ vào kinh nghiệm của mình rồi đưa những hệ thống nguyên lý suy đoán tướng mệnh áp dụng vào Nhân tướng học sao cho phù hợp nhất.

Bộ môn Nhân tướng học cổ đại bắt nguồn từ trong dân gian. Những người dân thường có rất nhiều mong muốn và nguyện cầu trong cuộc sống hàng ngày. Chính những mong muốn và nguyện cầu của họ là tiền đề khai sinh và phát triển bộ môn.

Nhân tướng học bắt nguồn từ dân gian

Nhân tướng học bắt nguồn từ dân gian với mục đích làm thoả mãn những nguyện cầu, khao khát của con người đối với đời sống thực tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển sau này, rất nhiều thầy tướng số đã áp dụng cả Thiên can, Địa chỉ và vận khí Tam nguyên vào tướng số, mà trên thực tế không có mối liên hệ rõ ràng, nên người đời sau không khỏi ngờ vực rằng đã có sự gán ghép một cách khiên cưỡng và gượng gạo.

Chìa khóa tuyển chọn nhân tài thời cổ đại

Nhân tướng học. Ví dụ: Nam giới có vai rộng, chân tay dài là tướng tốt. Trên thực tế, sự suy đoán đó là hoàn toàn có cơ sở nếu mang áp dụng vào thực tế cuộc sống bởi những người nam giới có vai rộng, chân tay dài sẽ có khả năng làm tốt các công việc trèo cây, săn bắn, hái lượm, gánh vác những công việc nặng nề trong cuộc sống hàng ngày, đảm bảo được cuộc sống no ấm cho cả gia đình.

Về sau này, bộ môn Nhân tướng học ngày càng được phát triển, phổ biến rộng rãi trong dân gian và dần xâm nhập vào cuộc sống của các tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Dần dà, bộ môn này lại từ tầng lớp thượng lưu xâm nhập vào đời sống của các quan lại và quý tộc, rồi lại từ tầng lớp quý tộc lan truyền vào tận chốn cung đình. Trong quá trình phát triển ấy, bộ môn Nhân tướng học đã tập trung được những nét đặc sắc, tinh tuý nhất của tất cả các giai tầng xã hội.

Song song với việc dân chúng sử dụng Nhân tướng học để quan sát và đoán định về mọi người trong xã hội, các triều đình cũng đã bắt đầu vận dụng những tinh tuý của tướng thuật vào việc tuyển chọn hiền tài để cắt đặt sao cho phù hợp với các vị trí công việc khác nhau. Chính những ứng dụng này đã thêm một lần nữa củng cố địa vị đặc biệt của bộ môn Nhân tướng học trong đời sống xã hội.

Tin tức liên quan

10 kỹ năng lấy dụng thần

Dưới đây đưa ra “10 kỹ năng lấy dụng thần”, tức 10 khái niệm cơ bản lấy dụng thần. Sau khi hiểu ...

Đắc thời, đắc địa, đắc thế

Hiểu được lý luận nhật can cường vượng mới có thể nắm được chính xác dụng thần của bát tự, ...

Nhật can cường vượng mới có thể “đảm nhiệm Tài, Quan”

Nhiều người thường có một nghi vấn: “Bát tự của tôi có Tướng tinh, vì sao không có quý nhân trợ giúp?”, ...

Căn cứ vào lưu niên để phán đoán tình hình cụ thể

Khi xác định đặc tính của bát tự cũng liệt ra cát hung của đại vận. Dưới đây luận về tình hình ...

Tác dụng thần kỳ của “Thiên can ẩn tàng trong Địa chi”

Khi đã nắm được lý luận cơ bản về phương pháp lấy dụng thần trong bát tự, tiếp theo dưới đây thông ...

Hợp cục biến hóa khôn lường

Phương pháp lấy dụng thần về cơ bản tuân theo quy luật dưới đây: Thứ nhất, trước tiên bắt đầu ...