Những bậc thầy nổi tiếng trong lịch sử nhân tướng học

Các bậc thầy về Nhân tướng học cũng như các trước tác nổi tiếng trong lĩnh vực này ở Trung Quốc chẳng khác nào “trăm hoa đua nở”. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, từ nhà triết học Vương Sung thời Đông Hán đến đại thần Tăng Quốc Phiên đời Thanh, từ những ghi chép mang tính lịch sử về Nhân tướng học trong “Tả truyện” đến những trước tác chuyên viết về đề tài này như “Ma Y thần tướng”, “Vĩnh Lạc bách vấn” hay “Liệu Trang tướng pháp”,… những tác giả và tác ! phẩm này có thể coi là những viên ngọc quý, những vì sao sáng trên dòng chảy lịch sử vốn dĩ đã rực rỡ sắc màu sắc của đất nước Trung Hoa giàu truyền thống văn hoá. Tuy nhiên, điều thú vị hơn nữa là, tại một số quốc gia khác như Ấn Độ, Ai Cập,… cũng có những lý luận tướng số 1 học mang màu sắc riêng của quốc gia đó.

Nguồn gốc và sự hình thành nhân tướng học

Tất cả các trước tác cổ có đề cập đến Nhân tướng học đều nhận định rằng bộ môn này bắt nguồn từ rất sớm ở Trung Quốc. Trong “Tả truyện” có viết, vào năm Văn Công nguyên niên, Công Tôn Ngao đã mời Thúc Phúc đến xem tướng cho hai con trai của mình. Trong tác phẩm “Sử ký” có riêng một chương “Nhật giả liệt truyện” ghi chép lại rất tỉ mỉ và chi tiết về những câu chuyện ly kỳ về Nhân tướng học.

Vương Sung thời Đông Hán nổi tiếng vì thái độ cực lực phản đối những tà thuyết vô căn cứ nhưng trong tác phẩm “Luận hành” của mình, ông lại khẳng định sự đúng đắn của thuật xem tướng (“Cốt tướng” – Tướng xương). Học giả Lưu Thiệu đời Ngụy (tác giả của “Nhân vật chí”) và Tăng Quốc Phiên đời Thanh (tác giả của “Bảng giám”) đều căn cứ vào Nhân tướng học để phát triển lên thành những lý luận về nhân tài trong thời cổ đại. Tăng Quốc Phiên nổi tiếng với khả năng nhìn nhận và phát hiện nhân tài, được rất nhiều người biết đến.

Trong thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, ông không những đã giúp triều đình phát hiện ra nhiều đại thần có tiếng như Tả Tông Đường, Lý Hồng Minh,… mà trong phủ đệ của ông cũng có rất nhiều hiền sĩ. Đây là một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử. Những ví dụ trên không những có thể minh chứng cho tính khoa học trong lý luận lựa chọn nhân tài của Tăng Quốc Phiên mà còn chứng minh rằng Nhân tướng học với tư cách là cơ sở lý luận trong việc lựa chọn nhân tài của ông có giá trị ứng dụng rất cao.

Vương Sung – học giả sùng thượng Nhân tướng học

Vương sung là một nhà triết học nổi tiếng và cũng là người có tư tưởng duy vật chủ nghĩa. Ông đã sáng lập nên hệ thống triết học duy vật chủ nghĩa lấy thuyết nguyên khí tự nhiên làm trọng tâm. Nhưng ông luôn giữ thái độ khẳng định đối với nhân tướng học. Phần “ Cốt tướng” trong tác phẩm “ Luận hành” của ông đã trình bày về tính khoa học đối với nhân tướng học.

Các trường phái Nhân tướng học

Tiêu chí phân chia trường phái Nhân tướng học.

Có rất nhiều trường phái Nhân tướng học truyền thống được phân chia theo những tiêu chí khác nhau. Một trong những tiêu chí để phân chia các trường phái Nhân tướng học là khu vực, nghĩa là có sự phân chia thành các trường phái như Huy, Việt, Xuyên, Thiểm, Lỗ,… Cách xem tướng ở mỗi khu vực đều có những đặc trưng khá rõ rệt. Tuy nhiên, xét về đại thể, hai trường phái tướng pháp được tôn sùng nhất vẫn là “Ma Y tướng pháp” và “Liễu Trang tướng pháp”. Mỗi trường phái thường đi sâu vào những chi tiết cụ thể thuộc những khía cạnh khác nhau, từ đó tạo nên đặc trưng riêng biệt của mình.

Những trước tác nổi tiếng viết về nhân tướng học

Về những trước tác nổi tiếng được công nhận viết về Nhân tướng học, ngoài “Ma Ý tướng pháp” đời Tống và “Liễu Trang tướng pháp” của cha con Viên Liễu Trang đời Minh, còn có một số tác phẩm khác cũng có tiếng vang lớn, như “Thuỷ kính thần tướng”, “Thiết quan đạo”, “Kim giao tiễn”, “Yến Sơn tướng pháp”, “Tướng lý hành chân”, “Đại Thanh tướng pháp”,… Trong số những tác phẩm trên, cuốn “Tướng lý hành chân” ra đời vào thời Thanh được mệnh danh là một tác phẩm lớn của tướng pháp thời cổ đại. Bên cạnh các tác phẩm nổi tiếng trên còn có rất nhiều trước tác viết về tướng pháp lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, xét về nội dung, những trước tác này đều là sự thoát thai từ những tác phẩm kinh điển kể trên.

Tranh quản lộ đoán thiên cơ

Quản lộ là người nước Ngụy, sống vào thời Tam Quốc. Ông là một trong những thuật sĩ nổi tiếng trong lịch sử cổ đại, được giới tướng mệnh đời sau tôn xưng là tổ sư. Lần xem tướng nổi tiếng nhất của Quản Lộ là khi ông dự báo rằng đại danh sĩ Hà Yến không lâu sau sẽ qua đời.

Tranh Quản Lộ

Cách tuyển chọn và đánh giá nhân tài trong thời hiện đại của nhân tướng học

Một số thầy tướng số nổi danh trong lịch sử

Trong số các thầy tướng số nổi danh trong lịch sử, có rất nhiều người đã được lưu danh trong sử sách. Trong số đó, người đầu tiên đưa ra hệ thống lý luận hoàn chỉnh về Nhân tướng học là Hứa Phụ đời Hán. Hứa Phụ vốn là một phụ nữ, nhưng vì rất tinh thông tướng số học nên đã được Hán Cao Tố phong cho làm Thư Đình Hầu. Theo những ghi chép trong sách sử, trước tác về tướng số học của Hứa Phụ gồm có “Đức khí ca”, “Ngũ quan tạp luận”, “Thính thanh tướng hành”,… Cho đến ngày nay, rất nhiều tác phẩm tướng số học vẫn nhắc đến “Cách xem tướng tại của Hứa Phụ”. (có thể là tác phẩm do người đời sau mạo danh).

Trong tác phẩm “Tam quốc chí” của nhà văn La Quán Trung cũng có nhắc đến tên của rất nhiều thầy tướng số nổi tiếng thời bấy giờ như Quản Lộ, Chu Kiến Bình, Liễu Vô Cảnh,…

Thời Tuỳ Đường, bộ môn tướng số học đã phát triển đến thời kỳ đỉnh cao. Sách “Tuỳ thư’ chép rằng trong giai đoạn này, có một số thầy tướng số rất nổi tiếng như Vĩ Đỉnh, Lai Hoà, Đời Đường cũng có rất nhiều thầy tướng số giỏi và nổi tiếng như Viên Thiên Cang, Long Phục Bản, Hạ Vinh, Đinh Trọng, Lưu Tư Lễ, Viên Khách Sư. Những ghi chép trong chính sử và dã sử cũng cho thấy trong thời kỳ này có rất nhiều thầy tướng số học nổi danh, được nhiều người biết đến.

Trong đời Tống, tướng số học cũng rất phát triển, những danh sĩ có tầm ảnh hưởng khá lớn trong lĩnh vực này có Trần Đoàn, Ma Y Đạo Giả, Tăng Diệu Ung Diệu Phương,… Một số văn nhân nổi tiếng đời Tống như Tô Đông Pha, Hoàng Đình Kiên,.. cũng là những bậc thầy tướng số rất giỏi.

Hoa Sơn lão tổ Trần Đoàn

Trần Đoàn được người đời sau tôn xưng là “ Ngũ thuật danh gia” bởi ông có những nghiên cứu sâu sắc và tinh thông ở cả năm lĩnh vực là thiên văn, địa lý, dịch số, tướng số và y học. Phần lớn các ý kiến đều nhận định rằng, ông chính là tác giả của cuốn sách “ Ma y thần tướng” rất nổi tiếng. Cuốn sách trình bày rất nhiều nhận định sâu sắc về cách xem tướng tay, xem hướng mặt và được coi là một trong những tác phẩm kinh điển viết về tướng thuật trong thời cổ.

Lão tổ Trần Đoàn

Nhân tướng học đời nhà Minh

Đời Minh cũng có rất nhiều thầy tướng số nổi tiếng và cùng với đó là sự ra đời của một lượng lớn các tác phẩm viết về đề tài này. Các nhân vật nổi tiếng nhất về tướng số gồm có Lưu Bá Ôn, Tăng Như Lan, Trương Điền, Viên Củng, cha con Viên Trung Triệt,… Trong số những nhân vật này, cha con nhà họ Viên là những người nổi tiếng nhất. Cuốn “Vĩnh Lạc bách vấn” nổi tiếng trong lịch sử tướng số học đã ghi chép lại cuộc hỏi đáp giữa Minh Thành Tổ và cha con nhà họ Viên về những vấn đề khác nhau của tướng số học. Sau này, một tác phẩm khác viết về tướng số học được lưu truyền rất rộng rãi là “Liễu Trang tướng pháp” cũng ít nhiều có liên quan đến cha con nhà họ Viên. Bộ môn tướng số học truyền thống của Trung Quốc phát triển cho đến đời Minh với tác phẩm “Thần tượng toàn thiên”, tuy mạo danh là tác phẩm bí truyền của Trần Đoàn, nhưng được ghi chú là do Viên Trung Triệt đính chính.

Nhân tướng học đời nhà Thanh

Trong đời Thanh đã có những bước phát triển lớn trên lĩnh vực chỉnh lý bộ môn tướng pháp cũng như các tác phẩm nổi tiếng viết về tướng số học. Xét về các tác phẩm nổi tiếng trong lĩnh vực này, hai tác phẩm “Thiết quan đạo” và “Kim giảo tiễn” được xem là rõ ràng và dễ hiểu nhất. Hai tác phẩm khác là “Thuỷ kính tập” và “Tướng lý hành chân” lại được đánh giá là tinh tế và khá toàn diện, là sự kế thừa xứng đáng của cuốn “Thần tượng toàn thiên”. Tuy nhiên, trước tác về tướng số học nổi tiếng nhất trong thời kỳ này lại chính là “Bảng giám” của Tăng Quốc Phiên. Cuốn sách này được coi là một trong những tác phẩm kinh điển, rất thích hợp sử dụng trong khi xem tướng mặt để lựa chọn nhân tài. Đồng thời, cũng thể hiện được kinh nghiệm lựa chọn và sử dụng nhân tài của Tăng Quốc Phiên, được các thế hệ sau này rất mực  ủng hộ, tôn sùng.

Lý luận “tội phạm bẩm sinh”

Lý luận “tội phạm bẩm sinh” nổi tiếng trong phạm trù phạm tội học có rất nhiều điểm tương đồng với cốt tướng (tướng xương) và diện tướng (tướng mặt) trong bộ môn tướng số học. Lý luận này do một người Italia tên là Lombroso đề xướng ra. Ông đã miêu tả khuôn mặt của những người thuộc loại hình “tội phạm bẩm sinh” với những nét đặc trưng như sau: Trán phẳng và dẹt, đầu nhô ra, xương mày gồ lên, hốc mắt lõm sâu, xương hàm bành to, xương má nhô cao, răng không đều, hai tai rất to hoặc rất nhỏ, xương đầu và hai bên má không cân đối, mắt xếch, các ngón tay thường dị dạng, lông và tóc trên người thưa thớt.

Nhân tướng học thời kì dân quốc

Trong thời kỳ Dân Quốc, bộ môn tướng số học cũng đã có những bước phát triển nhất định. Thời kỳ này cũng xuất hiện rất nhiều tác phẩm viết về tướng số học khí thông tục và dễ hiểu. Trong số đó, “Bình Viên tướng pháp” và “Công Đốc tướng phán” là hai tác phẩm nổi tiếng, được nhiều người biết đến nhất.

Ngoài Trung Quốc, một số nước phương Đông khác như Ấn Độ, Ai Cập và cả một số quốc gia ở phương Tây cũng có những lý luận riêng về tướng số học. Những lý luận về tướng xương đầu có tầm ảnh hưởng quan trọng ở các nước phương Tây, xét về cơ bản có rất nhiều điểm tương đồng với lý luận về tướng xương của Trung Quốc. Lý luận này cho rằng, các chức năng hay hoạt động tâm lý của con người đều được chỉ huy bởi một vùng tương ứng trên não bộ. Vì vậy, bất cứ một sự phát triển thái quá nào của các hoạt động tâm lý cũng chính là kết quả của sự mở rộng ở khu vực tương ứng của nó trên đại não.

Tất cả các đầu dây thần kinh đặc biệt của con người đều chiếm một vị trí nhất định trên đại não và có thể được phản ánh rõ nét qua hình dạng bề ngoài của các xương ở phần đầu. Một điều dễ hiểu là, những lý luận về Nhân tướng học ở các nước phương Tây thường có cơ sở là thống kê xã hội học và di truyền học. Đây cũng chính là điểm khác biệt căn bản nhất trong hệ thống lý luận giữa bộ môn Nhân tướng học của phương Tây và tướng số học truyền thống của Trung Quốc.

Tin tức liên quan

10 kỹ năng lấy dụng thần

Dưới đây đưa ra “10 kỹ năng lấy dụng thần”, tức 10 khái niệm cơ bản lấy dụng thần. Sau khi hiểu ...

Đắc thời, đắc địa, đắc thế

Hiểu được lý luận nhật can cường vượng mới có thể nắm được chính xác dụng thần của bát tự, ...

Nhật can cường vượng mới có thể “đảm nhiệm Tài, Quan”

Nhiều người thường có một nghi vấn: “Bát tự của tôi có Tướng tinh, vì sao không có quý nhân trợ giúp?”, ...

Căn cứ vào lưu niên để phán đoán tình hình cụ thể

Khi xác định đặc tính của bát tự cũng liệt ra cát hung của đại vận. Dưới đây luận về tình hình ...

Tác dụng thần kỳ của “Thiên can ẩn tàng trong Địa chi”

Khi đã nắm được lý luận cơ bản về phương pháp lấy dụng thần trong bát tự, tiếp theo dưới đây thông ...

Hợp cục biến hóa khôn lường

Phương pháp lấy dụng thần về cơ bản tuân theo quy luật dưới đây: Thứ nhất, trước tiên bắt đầu ...