Những ví dụ nổi tiếng trong lịch sử Nhân tướng học

Trong lịch sử, có rất nhiều giai thoại thuật lại chuyện các nhà tướng số học đã chỉ ra được phẩm chất đạo đức và vận thế của một người nào đó thông qua việc quan sát tướng mặt của họ. Những nhà tướng số học này sau đó hoặc sẽ bộc lộ những khả năng ưu tú của mình để cống hiến tài trí và sức lực cho đất nước hoặc sẽ rời xa Vị vua bạo ngược để đảm bảo cho mình một cuộc sống an toàn nhất nhằm “tìm cát tránh hung”. Những ví dụ trên đã thể hiện được sự kỳ diệu trong quản lý nguồn nhân lực” thời cổ đại. Công tác quản lý nguồn nhân lực thời hiện đại rất nên tham khảo kho tàng trí tuệ của người xưa.

“Thuật nhìn người” của Tăng Quốc Phiên

Tăng Quốc Phiên không chỉ là một nhà chính trị, quân sự được nhiều người biết tiếng mà còn là một nhân vật đại tài trong lĩnh vực Nhân tướng học. Trong lịch sử đã ghi lại rất nhiều những giai thoại về khả năng đoán tướng của Tăng Quốc Phiên. Ông đã viết tác phẩm “Băng giám”, trong đó ghi lại gần như toàn bộ những kinh nghiệm và hiểu biết của mình về Nhân tướng học.

Theo ghi chép trong cuốn “Thanh sử cáo” thì Tăng Quốc Phiên là một người rất dũng mãnh, nghiêm khắc trong mọi việc. Ông có bộ râu rất đẹp, đôi mắt hình tam giác với ánh nhìn mạnh mẽ, sáng bừng và rất có thần thái. Mỗi khi có khách tới nhà, Tăng Quốc Phiên thường nhìn vị khách đó một phẩm chất đạo đức của người đó. Tất cả những người đã từng gặp Tăng Quốc Phiên đều tỏ thái độ kính trọng, nể vì trước sự nghiêm túc và thần thái đặc biệt của ông.

Dưới cái nhìn sắc lạnh của Tăng Quốc Phiên, họ đều không tránh khỏi lúng túng, ngượng ngập. Sau khi người khách ra về, Tăng Quốc Phiên bèn lấy giấy bút ra ghi lại tỉ mỉ tất cả những điều mình đã quan sát được cũng như các suy luận về điểm tốt, điểm xấu của người đó. Đối chiếu sự thật với những ghi chép của ông, người ta thấy hầu như tất cả đều hoàn toàn trùng khớp, không có lấy một điểm sai sót.

Vào những năm Hàm Phong, Lý Hồng Chương ra lệnh cho ba vị tướng thống lĩnh quân đội đất Hoài đến gặp Tăng Quốc Phiên. Tăng Quốc Phiên không những không đồng ý gặp mặt mà còn yêu cầu cả ba vị tướng này đứng chờ suốt hai canh giờ ngoại đại sảnh. Sau đó, ông lại cho người ra mời cả ba người này về, nhất định không nói lời nào và cũng không chịu gặp mặt. Sau này, Tăng Quốc Thiên có kể lại cho Lý Hồng Chương về những suy nghĩ và hành động của mình. Ông nói rằng, trong khi các vị tướng đứng chờ ngoài đại sảnh, ông đã đi lại trong một gian phòng bên trong và quan sát nhất cử nhất động của ba người đó thông qua một tấm gương lớn:

Vị tướng mặt rỗ không được tiếp kiến Tăng Quốc Phiên, cảm thấy là ông có tính hạ nhục, nên mặt đỏ tía tai, bộ dạng như đang muốn đánh nhau, bộ dạng đó đã cho thấy khí khái uy vũ bất khuất của vị tướng quân này. Vị tướng cao lớn đứng chờ trong tư thế rất ung dung tự tại, điều đó cho thấy người này trầm tĩnh, kiến nghị và rắn rỏi. Vị tướng thấp bé có đôi mắt sáng lấp lánh, mỗi khi có người đi qua thì đứng rất ngay ngắn nhưng khi người đó đi khuất rồi thì lập tức thả lỏng, là tầm thường.

Trong ba vị tướng quân đó, người có nhiều nốt rỗ trên mặt là Lưu Minh Truyền, Ông có tài đánh Nam dẹp Bắc, trí dũng toàn tài, đã thống lĩnh quân đội tiến tới Đài Loan, đánh bại quân đội Pháp. Nếu xét về mức độ nổi tiếng, tướng quân Lưu Minh. Truyền chỉ đứng sau Trịnh Thành Công ở Đài Loan mà thôi. Vị tướng quân có dáng người cao tên là Trương Thị Thanh, sau này lập được nhiều chiến công lớn, được phong làm Tổng đốc Lưỡng Giang. Vị tướng quân dáng người thấp bé mang họ Ngô. Trong quá trình chiến đấu rất giảo hoạt, khôn vặt, chỉ làm được chức quan quèn mà thôi.

Lý Hồng Chương bên bàn đàm phán

Lý Hồng Chương là học trò của Tăng Quốc Phiên, Tăng Quốc Phiên có phương pháp dùng người độc đáo, kế thừa những tinh hoa trong Nhân tướng học, đã soạn ra tác phẩm “Bảng giám”, trong đó trình bày rất nhiều nhận định, kết luận của ông về việc xem tướng. Hình vẽ dưới đây mô tả cảnh quan đại thần quân cơ Lý Hồng Chương được chính phủ nhà Thanh cử sang cầu hoà với Nhật Bản sau cuộc chiến tranh Giáp Ngọ. Cả hai thầy trò Tăng Quốc Phiên và Lý Hồng Chương đều là những nhân vật gây nhiều tranh cãi trong lịch sử Trung Quốc thời kỳ cận đại.

Lý Hồng Chương

Những bậc thầy nổi tiếng trong lịch sử nhân tướng học

Phạm Lãi đánh giá Việt Vương

Phạm Lãi là một người hiền tài, đức độ nổi tiếng, sống ở thời Xuân Thu. Ông cũng là một nhà chính trị tài ba với kiến thức lịch sử vô cùng phong phú. Sau khi giúp Việt Vương Câu Tiễn đánh bại được nước Ngô, nhưng ông đã quyết định ra đi. Thì ra, Phạm Lãi nhận thấy Câu Tiễn có cái cổ dài và cái miệng nhọn, nếu đánh giá

Phạm Lãi

Phạm Lãi là một chính trị gia lớn của nước Việt thời kỳ Xuân Thu. Sau khi trợ giúp đắc lực cho Việt Vương Câu Tiễn đánh bại được nước Ngô, Phạm Lãi đã từ quan về ở ẩn. Thì ra, ông đã quan sát và nhận thấy Câu Tiến có cái cổ dài và cái miệng nhọn, chứng tỏ ông ta thuộc loại người có thể chung lo hoạn nạn chứ không thể cùng hưởng vinh hoa”. Sau khi từ giã quan trường và chuyển hướng sang thương trường, Phạm Lãi cũng đã thể hiện những tài năng phi phàm của mình trong lĩnh vực kinh doanh. Ông đã trở thành một tấm gương sáng trong ngành thương mại của Trung Quốc trong suốt hàng nghìn năm.

Phạm Lãi

theo nguyên tắc của thuật xem tướng đoàn người” thời cổ đại, thì đó là tướng có thể chung lo hoạn nạn chứ không thể cùng hưởng vinh hoa”. Vì vậy, không chỉ một mình “rũ áo ra đi” mà Phạm Lãi còn khuyên một vị đại thần khác là Văn Chủng hãy làm giống như mình. Nhưng đáng tiếc là Văn Chung đã không nghe theo lời khuyên của Phạm Lãi, nên về sau đã bị vị vua này bức hại.

Quản Lộ xem tướng “quỷ ám”

Thuật sĩ Quản Lộ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc với khả năng xem tướng số phi phàm. Ông đã từng xem tướng cho quyền thần Đặng Dương và đã đắc tội với vị quyền thần này. Cậu của Quản Lộ sau khi biết được chuyện này đã vô cùng sợ hãi. Tuy nhiên, Quản Lộ trấn an cậu và nói rằng: “Đặng Dương dù làm việc hay đi đứng cũng đều thấy gân không giữ được xương, mạch không giữ được da thịt, đứng ngồi xiêu vẹo, như là không có chân tay gì hết. Tướng đó đích thị là tướng “quỷ ám” và không sớm thì muộn cũng sẽ bị hoạ sát thân. Thế thì có gì đáng để sợ đâu!” Người cậu cảm thấy rất khó hiểu, bán tín bán nghi nên đã mắng Quản Lộ một chặp rồi bỏ đi.

Kì tài Quản Lộ

Sau này, quả nhiên, Đặng Dương đã bị giết hại. Tướng “quỷ ám” mà Quản Lộ nói tới chính là những phán đoán về nội tâm và vận mệnh của Đặng Dương thông qua những nét đặc trưng trong dáng ngồi, dáng đi, dáng đứng của vị quyền thần này.

Tin tức liên quan

10 kỹ năng lấy dụng thần

Dưới đây đưa ra “10 kỹ năng lấy dụng thần”, tức 10 khái niệm cơ bản lấy dụng thần. Sau khi hiểu ...

Đắc thời, đắc địa, đắc thế

Hiểu được lý luận nhật can cường vượng mới có thể nắm được chính xác dụng thần của bát tự, ...

Nhật can cường vượng mới có thể “đảm nhiệm Tài, Quan”

Nhiều người thường có một nghi vấn: “Bát tự của tôi có Tướng tinh, vì sao không có quý nhân trợ giúp?”, ...

Căn cứ vào lưu niên để phán đoán tình hình cụ thể

Khi xác định đặc tính của bát tự cũng liệt ra cát hung của đại vận. Dưới đây luận về tình hình ...

Tác dụng thần kỳ của “Thiên can ẩn tàng trong Địa chi”

Khi đã nắm được lý luận cơ bản về phương pháp lấy dụng thần trong bát tự, tiếp theo dưới đây thông ...

Hợp cục biến hóa khôn lường

Phương pháp lấy dụng thần về cơ bản tuân theo quy luật dưới đây: Thứ nhất, trước tiên bắt đầu ...